Tăng cường phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng bản chất nhóm nợ để tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo đúng bản chất nhóm nợ. Do đó Chi nhánh cần tập trung thứ nhất là, đánh giá đúng mức độ suy giảm và tổn thất của từng khoản vay để phân vào các nhóm rủi ro (ít rủi ro,rủi ro trung bình,trên mức rủi ro trung bình, rủi ro cao) tương ứng, hạn chế xu hướng phân loại nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không phù hợp, mang tính chủ quan làm sai lệch bản chất nhóm nợ. Thứ hai, chú ý phân loại trả gốc và lãi dựa vào kết quả tài chính của khách hàng vay để quan sát theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng để có biện pháp quản lý, thu nợ kịp thời. Tiếp theo là, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo (pháp lý, giá trị, tính khả mại, hiệu quả biện pháp quản lý…) để đảm bảo chất lượng tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu những tổn thất khi xảy ra rủi ro. Định kỳ hàng tháng định giá lại theo giá thị trường của các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng theo tính thanh khoản giảm dần từ rất dễ phát mãi, dễ phát mãi,bình thường, khó phát mãi đến rất khó phát mãi và không phát mãi được. Riêng TSĐB là hàng hóa tồn kho cần giám sát, đánh giá lại hàng tồn kho theo quy định định kỳ hàng tháng của BIDV và yêu cầu bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp cầm cố, coi như là điều kiện để cấp tín dụng. Và phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh trong hệ thống BIDV để
phân loại nợ khách hàng vào nhóm nợ thích hợp, tránh việc cùng một khách hàng trong hệ thống có hai nhóm nợ trở lên.