3.3.1. Đối với BIDV
phòng QLKH, QTTD. Cần sớm đưa nội dung thỏa thuận với khách hàng có thời hạn trong việc toàn quyền định đoạt tài sản thế chấp để gán, xiết nợ trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế thu nợ qua khởi kiện qua tòa án. Tự động hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tập trung tại BIDV theo thông tư 02 và thông tư 09 để hạn chế tác nghiệp thủ công của các chi nhánh gây ảnh hưởng đến kết quả xếp loại khách hàng, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng.
Định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề kinh doanh để làm cơ sở đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ và cụ thể hoá phương pháp đánh giá rủi ro, xác định mức độ rủi ro theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, khoản vay để áp dụng chính sách khách hàng và biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, đồng thời đưa các giới hạn tín dụng đối với 1 ngành kinh tế, một nhóm khách hàng liên quan. Đối với chính sách theo nhóm khách hàng thì việc chấm điểm khách hàng hiện nay còn lệ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp nên ảnh hưởng đến chính sách lãi suất cho vay đối với những khách hàng kinh doanh tốt, nhưng tài sản thế chấp lại có giá trị thấp (chính sách về cấp tín dụng và chính sách về tài sản bảo đảm được đề xuất trên cơ sở mức độ rủi ro gắn với mức độ xếp hạng của khách hàng).
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Xây dựng các chính sách, sản phẩm tín dụng đặc thù cho vùng ĐBSCL gắn với chiến lược phát triển kinh tế vùng, trước mắt cần ưu tiên thu mua lúa gạo, nông sản, thủy sản phục vụ xuất khẩu với lãi suất phù hợp, phương thức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý. Ủy nhiệm toàn bộ cho các chi nhánh thuộc khu vực ĐBSCL về giải ngân, thu nợ và quản lý khoản vay đối với các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.
Có cơ chế phân giao, ủy quyền phán quyết tín dụng theo tiêu chí xếp hạng rủi ro từng chi nhánh trong hệ thống. Trường hợp xếp hạng rủi ro chi nhánh thấp cần gia tăng hạn mức phán quyết tín dụng cho chi nhánh, tránh hiện tượng chi nhánh phải trình các hồ sơ vượt quyền phán quyết tín dụng như hiện nay. Tăng cường công tác đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với từng chi nhánh trong hệ thống gắn liền hệ thống chấm tín dụng từ đó có giới hạn tín dụng và quyền phán quyết tín dụng cho phù hợp
với quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống trong từng thời kỳ.
Đổi mới cơ chế, chính sách tiền lương, tiền thưởng của cán bộ làm công tác tín dụng gắn với thu nhập ròng từng sản phẩm tín dụng. Song song đó, chỉ đạo thực hiện triệt để quy chế chế tài xử phạt đối với các cán bộ vi phạm trong hoạt động tín dụng để hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu của cán bộ. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ QLRR, cán bộ QTTD, cán bộ QLKH theo từng mảng tín dụng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, QLRR, các quy định pháp lý đối với tài sản đảm bảo, rủi ro tác nghiệp.
Thiết kế, xây dựng kho dữ liệu đủ lớn về phân loại nợ, chấm điểm xếp hạng tín dụng, trích dự phòng rủi ro đối với khách hàng vay nhiều chi nhánh trong toàn hệ thống, chuẩn hóa thông tin khách hàng hiện có, các thông tin có liên quan đến kinh tế vĩ mô, phân tích dự báo xu hướng phát triển, hạn chế tín dụng đối với ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh, thông tin tài sản đảm bảo, thông tin kinh tế trong nước và thế giới nhằm phục vụ cho công tác thẩm định, phân loại nợ và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng từ đó có chính sách khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.
3.3.2. Đối với NHNN tỉnh An Giang
Định kỳ thông báo cho các NHTM trên địa bàn tình về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của các khách hàng vay vốn nhiều ngân hàng trên địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm khách hàng sử dụng hóa đơn tài chính trùng nhau vay vốn tại nhiều NHTM khác nhau trên địa bàn vì vậy NHNN cần có những quy định bắt buộc tất cả các ngân hàng trên địa bàn tỉnh khai báo đầy đủ thông tin bao gồm thông tin người đi vay, BCTC của khách hàng, số tiền vay, tình hình vay trả, TSĐB vào hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ cho các NHTM trong việc phân tích, đánh giá theo dõi khách hàng. Khi có nguy cơ rủi ro xảy ra đối khách hàng tại một trong các NHTM đề nghị cần có thông tin cảnh báo đối với các NHTM khác trên địa bàn để đề phòng hoặc có các biện pháp phối hợp cùng nhau giải quyết dứt điểm các khoản nợ gây ra rủi ro tại các ngân hàng.
Chấn chỉnh và có các chế tài đối với các NHTM vi phạm trần lãi suất huy động vốn trên bàn cũng như là thường xuyên chủ trì phối hợp với các cơ quan như Tòa án, thi hành án Thành phố, thi hành án Tỉnh, cơ quan công chứng, Sở Tài nguyên Môi trường, Công an Thành Phố, Công an Tỉnh để giải đáp các vướng mắc của các NHTM trên địa bàn xung quanh về thủ tục công chứng, đăng ký, xóa thế chấp, khởi kiện, thi hành án, bán đấu giá tài sản nhằm đẩy nhanh công tác cho vay, thu hồi nợ xấu trên địa bàn.
3.3.3. Đối với trung tâm tín dụng
Hiện nay kênh thông tin tín dụng là chỗ dựa đáng tin cậy cho các NHTM nói chung và Chi nhánh nói riêng trong việc tìm kiếm thông tin về tình trạng khách hàng, các khoản nợ tại các TCTD để phục vụ công tác thẩm định, quyết định cho vay của Chi nhánh. Do vậy các dữ liệu đầu vào đòi hỏi các TCTD có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin cho CIC có chất lượng và hiệu quả nhất. Có chế tài xử phạt triệt để và cảnh báo các TCTD cung cấp chậm, thông tin sai lệch, đồng thời đưa nội dung này vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN, đồng thời cũng là nội dung xem xét thi đua khen thưởng trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó trước mắt CIC cần cải tiến bổ sung trang thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự báo kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng cảnh báo rủi ro về khách hàng, ngành, lĩnh vực, đồng thời bổ sung trang thông tin về hỏi đáp chế độ, chính sách về tín dụng, công nghệ ngân hàng cho các Tồ chức tín dụng. Cần có cơ chế phối hợp với cơ quan thuộc Bộ Tài chính, các bộ chủ quản như Kho bạc Nhà nước, Tổng Cục thuế, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thủy sản để có thông tin cập nhật kịp thời về tình hình doanh nghiệp. Về lâu dài, CIC nên xem xét thành lập trở thành Ngân hàng dữ liệu, chuyên kinh doanh thông tin tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cho các NHTM.
3.3.4. Đối với Chính phủ
Chỉnh sửa nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm theo hướng ngân hàng được giành quyền cao nhất đối với thanh lý tài sản thế chấp, có nghĩa là ngân
hàng có quyền hợp pháp trước tiên trong việc định đoạt một cách hợp pháp đối với tài sản thế chấp cùng với hệ thống kế toán, kiểm toán cần có cơ chế bắt buộc doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính và công bố, minh bạch báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán trên các thông tin đại chúng.
Có chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông, ngư, nghiệp vì các sản phẩm từ các ngành này thường xuyên bị biến động bởi giá cả, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Trước mắt chỉ đạo các bộ ngành, các hiệp hội hỗ trợ thu mua các sản phẩm về nông ngư nghiệp. Riêng chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo cần thực hiện thường xuyên hàng năm và mở rộng đối tượng thu mua gồm gạo tẻ, tấm, gạo nếp. Mỗi chương trình thu mua không nên phân biệt mùa vụ như vụ hè thu như hiện nay mà cần kết hợp với vụ đông xuân còn tồn đọng trong dân. Hơn nữa cần kéo dài thời gian hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp vay vốn lớn hơn thời gian thực hiện thu mua tạm trữ để giảm các áp lực về trả nợ gốc và lãi tập trung vào một thời điểm của các Tổng Công ty Lương Thực.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tóm lại, trong chương 3 khóa luận tập trung đưa ra những giải pháp như nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý giải ngân, thu nợ, giám sát khoản vay; kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, tích cực thu hồi nợ tồn đọng; nâng cao chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ; nâng cao quản lý và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp; nâng cao trình độ đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan nhằm góp phần nâng cao nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
KẾT LUẬN CHUNG
Mặc dù đang phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu nhưng chất lượng tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam lại có những dấu hiệu cải thiện đáng kể. Chình vì vậy có thể nói rằng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoan hiện nay.
Dựa trên những cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng, khóa luận đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với những hiểu biết, kinh nghiệm thực tế trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
PGS.TS Phan Thị Cúc 2008, “Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê.
PGS.TS Trần Huy Hoàng 2010, “Quản trị ngân hàng”, NXB Lao động xã hội, TP.HCM.
PGS.TS Nguyễn Văn Tiến 2010, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
PGS.TS Nguyễn Minh Kiều 2012, “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Lao động xã hội. Peter S. Rose 2004, “Quản trị ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, NXB Tài chính, Hà Nội.
Lê Thị Hiệp Thương, TS. Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh 2009, “Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng”, NXB Phương Đông.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng 2007, 2010. NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 quy định về việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 về việc thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn đầu tư phát triển của Nhà nước tại Bộ Tài Chính.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 về việc cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân hàng Thương mại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012, Quyết định số 780/2012/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 V/v phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2006, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo.
Tổng Giám Đốc, Quyết định số 661-2003/QĐ-TGĐ ngày 01 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn xếp hạn tín dụng.
Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh An Giang 2018, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2017.
BIDV năm 2015-2017, Báo cáo thường niên,
http://investor.bidv.com.vn/InvestorInformation/ReportAndDocument?cat=10008, [truy
cập ngày 10/05/2018].
TS. Bùi Thị Thanh Tình 2017, Vài khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình tự do hóa tài chính, 06/04/2017, truy cập tại < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-
Nguyễn Thị Minh Hà 2014, Tác động của rủi ro tín dụng, truy cập tại <
http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1430/tac-dong-cua-rui-ro-tin-dung>,
[truy cập ngày 08/04/2018].
Tùng Anh 2018, Xuất khẩu khẩu cá tra sang thị ASEAN tăng mạnh, truy cập tại <
http://cafef.vn/xuat-khau-ca-tra-sang-thi-truong-asean-tang-manh-
2018031311424693.chn>, [truy cập ngày 24/04/2018].
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Anthony Saunders – Helen Lange 1996, Financial Institutions Management – A Modern Perspective, Irwin.
Henie Van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic 2003, Analyzing and Managing Banking Risk, The World Bank.