Các mục tiêu chủ yếu
Nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng TSĐB đáp ứng thông lệ quốc tế và các tỷ lệ an toàn theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kế thừa quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN, thông tư 36 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu ở mức 9%. Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà
nước theo lộ trình phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI; Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, SME; Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập gấp 1,3-1,4 lần so với đầu kỳ.
Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như là đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs). Áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngân hàng hiện đại và quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai và hiệu quả, tổ chức kinh doanh ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống, đẩy mạnh và phát triển các kênh phân phối hiện đại bắt kịp xu hướng thị trường. Phát triển, mở rộng kênh phân phối, hiện diện thương mại tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và quản trị điều hành; Xây dựng ngân hàng số (digital banking), tập trung, toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động, quy trình, nghiệp vụ đáp ứng xu hướng hiện đại hoá ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, trong đó trọng tâm là hoạt động bảo hiểm, cơ cấu lại hoạt động của Khối hải ngoại theo hướng thu hẹp đối với các đơn vị không hiệu quả và đầu tư có trọng điểm đối với các đơn vị có triển vọng phát triển tốt; hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoại ngành theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, có năng suất lao động và trình độ tương đương so với nhân sự của các ngân hàng lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Môi trường làm việc chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Phấn đấu tăng trưởng thu nhập bình quân của người lao động. Bồi đắp văn hóa doanh nghiệp
BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.
Định hƣớng kinh doanh từ 2018 đến 2025
Hội đồng quản trị đã đặt hoạt động của ngân hàng với những mục tiêu đầu tham vọng và thách thứ đến 2025, BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với những chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng tối đa 17% và đảm bảo tuân thủ kế hoạch NHNN giao trong từng thời kỳ.
- Nguồn vốn huy động phấn đấu tăng trưởng 17%. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Với những chỉ tiêu đó thì mỗi chi nhánh phải tăng trưởng tỷ lệ 35-50% mỗi năm về tổng tài sản, huy động, cho vay.
Cùng với những định hướng của BIDV thì định hướng của BIDV Chi nhánh An Giang là trở thành một ngân hàng mạnh tại tỉnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.