Một số các hoạt động ngoại khóa trong DHLS cho HS lớp 12 trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1.6. Một số các hoạt động ngoại khóa trong DHLS cho HS lớp 12 trong

Có nhiều hình thức ngoại khóa khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tổ chức, quy mô tổ chức, trình độ nhận thức của học sinh, thời gian tiến hành. Dưới đây người viết xin giới thiệu một số hình thức ngoại khóa phổ biển phù hợp với điều kiện học tập ở trường THPT hiện nay.

- Đọc sách

Đây là hình thức có hiệu quả, nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh trong giờ nội khóa. Trước hết GV giúp HS lập danh mục các sách cần đọc trong khóa học và phân loại sách cần đọc và sách nếu có thời gian thì đọc thêm.

Có 2 hình thức đọc sách: Cá nhân tự đọc và đọc theo nhóm. Mỗi hình thức đọc được vận dụng linh hoạt với đối tượng HS khác nhau. Đọc sách lịch sử không phải để giải trí, vì thế cần phải ghi chép theo mẫu sau:

Tên sách

Nội dung chính của từng phần, từng chương, ghi chép những câu thích thú.

Bài học thực tiễn rút ra sau khi đọc.

- Kể chuyện lịch sử.

Đây là hình thức hấp dẫn, dễ làm, đem lại hiệu quả giáo dục cao. Nội dung kể chuyện lịch sử là phố biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, kể những câu chuyện có thật chứ không phải hư cấu, do đó nội dung câu chuyện kể phải có chủ đề, sự kiện, nhân vật dựa trên những tài liệu chính xác.

- Tổ chức thảo luận

Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông hiện nay.

Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học.

- Tổ chức các trò chơi

Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng.

Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện nay như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hình…Có thể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong quá trình học tập trải nghiệm và có ý nghĩa giáo dục tích cực.

- Tổ chức các cuộc thi

Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa giáo dục nhất định.

Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi giải ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh về môi trường, …

- Tổ chức các câu lạc bộ

Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với các thầy cô giáo và những người trưởng thành khác.

Hoạt động câu lạc bộ đòi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo luận nghiên cứu khác nhau như: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ xanh…Việc thực hiện duy trì câu lạc bộ đòi hỏi có những nguyên tác nhất định về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự cống hiến sáng tạo, tôn trọng, bình đẳng…

- Tổ chức tham quan dã ngoại

Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với học sinh.

Các hình thức tham quan dã ngoại mà hiện nay được các nhà trường phổ thông ở thành phố lựa chọn để giáo dục trong môn Lịch sử: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền thống.

Mỗi hình thức tham quan dã ngoại lại gắn với một chủ để học tập giáo dục trong chương trình hay là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cần thiết cho học sinh.

- Giao lưu

Giao lưu có những đặc trưng riêng biệt khó hòa lẫn với các hình thức tổ chức khác. Đó là giao lưu phải có đối tượng là những nhân vật điển hình có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nào đó thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, phù hợp với hứng thú của học sinh. Thu hút sự tham gia đông đảo cũng như hứng thú của học sinh.

- Tổ chức sự kiện

Các hình thức tổ chức sự kiện quen thuộc thướng bắt gặp trong nhiều nhà trường phổ thông như: Lễ khai mạc, nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ vinh danh học sinh có thành tích xuất sắc, buổi triển lãm về biển đảo, hội diễn khoa học, hoạt động học tập thực tế du lịch khảo sát thực tế, tìm hiểu di sản văn hóa, về phong tục tập quán, khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…

- Sân khấu tương tác

Là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi người tham gia. Phần diễn chính là một cuộc chia tay thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.

Bên cạnh 10 hình thức tổ chức cơ bản trên còn có hình thức tổ chức thí nghiệm, điều tra, hoạt động tình nguyện… Mỗi hình thức tổ chức đều có những

ưu và nhược điểm nhất định nhưng tựu chung lại đều hướng tới mục đích giáo dục không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng nhằm phát triển năng lực ở người học. Rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo và tư duy có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)