Thực nghiệm sư phạm hình thức tổchức cuộc thi tìm hiểu và triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 72 - 80)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Thực nghiệm sư phạm hình thức tổchức cuộc thi tìm hiểu và triển

Văn Cừ - Từ Sơn Bắc Ninh.

Vài nét về Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Tháng 12/ 2004 UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định thành lập thêm trường THPT tại xã Phù Khê, quê hương của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, để bày tỏ lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ và tự hào về một người con nơi quê hương Kinh Bắc, ngôi trường mới vinh dự mang tên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

Trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ được thành lập ngày 20/11/2004, năm học đầu tiên 2005 - 2006, trường chỉ có 8 lớp 10 với 412 học sinh và 18 thầy cô giáo. Hai năm đầu sau khi thành lập, do trường mới đang trong giai đoạn xây dựng nên nhà trường phải học nhờ trường THCS Hương Mạc, văn phòng làm việc chính là phòng khách của khu lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Tháng 9 - 2007, với sự quan tâm đầu tư xây dựng của UBND thị xã Từ Sơn nhà trường được chuyển ra học tại khu trường mới, lúc này nhà trường vừa tổ chức dạy và học, vừa là công trình xây dựng, cho đến hiện nay cơ bản các hạng mục xây dựng đã hoàn thành và đã đưa vào sử dụng. Trong ba năm đầu tiên sau khi thành lập, mỗi năm nhà trường lại tăng một khối lớp, nên đầu các năm học việc phân công giảng dạy gặp nhiều khó khăn do giáo viên chưa được bổ sung kịp, tuy nhiên được sự quan tâm của Sở GD - ĐT Bắc Ninh,

sự cố gắng của CBGV nhà trường vẫn duy trì dạy và học bình thường. Cho đến hiện nay thì nhà trường đã có đội ngũ CBGV đủ theo quy định và tương đối đồng bộ, gồm 88 CBGV (05 CBQL, 75 GV, 08 nhân viên văn phòng, bảo vệ), hàng năm có khoảng trên 20 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, 02 - 06 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh , nhiều đồng chí thi đỗ và đi học cao học. Việc tuyển sinh của nhà trường chỉ khó khăn trong năm học đầu tiên sau khi thành lập, các năm sau đó số thí sinh đăng ký dự thi đều gấp từ 1,5 - 2 lần so với chỉ tiêu được tuyển nên chất lượng đầu vào của nhà trường đã từng bước được nâng lên.

Sự học trên quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ phát triển đến đâu tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng có điều chắc chắn rằng nếu người cầm quân không có khát vọng, không mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm sẽ chẳng bao giờ có được thành công như mong muốn.

Qua khảo sát, tìm hiểu tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức cuộc thi tìm hiểu và triển lãm ảnh về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ, ngôi trường nằm ngay trên quê hương của Tổng Bí Thư với mong muốn khơi dậy được tinh thần tự học, hăng hái sáng tạo, không ngừng nỗ lực để xây dựng một quê hương Kinh Bắc giàu đẹp hơn, văn minh hơn. Đối tượng tham gia cuộc thi tìm hiểu và triển lãm ảnh là toàn bộ học sinh khối 12 của trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Buổi ngoại khóa được tổ chức vào tháng 01 năm 2020.

Qua cuộc thi, chúng tôi cũng mong muốn khơi dậy được niềm tự hào của các em học sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ, từ đó khích lệ tinh thần học tập của các em, giúp cho các em ngày càng trở nên năng động, bản lĩnh hơn xứng đáng là thế hệ con cháu của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ.

* Mục tiêu thực nghiệm

Về kiến thức:

Việt Nam thế kỉ XX, những hoạt động và tư tưởng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ có ảnh hưởng to lớn tới cách mạng Việt Nam. Do vậy, tổ chức cuộc thi này nhằm giúp học sinh khắc sâu những cống hiến lớn lao của Tổng Bí Thư đối với quê hương Bắc Ninh và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bằng hành trang tri thức và nhiệt huyết của tuổi trẻ tổ chức cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí Thư chính là học hỏi một tấm gương sáng ngời phẩm chất đạo đức cao đẹp, ý chí cách mạng, tư tưởng của vị Tổng Bí Thư trẻ tuổi và tài năng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Về kỹ năng:

Trong quá trình chuẩn bị và tham gia cuộc thi học sinh sẽ tự giác, tích cực, chủ động tìm hiểu, luyện tập để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết. Cuộc thi là môi trường tạo cơ hội cho cá nhân bộc lộ năng khiếu, năng lực, hành động của mình, khả năng tự tìm tòi, khám phá. Ngoài ra óc quan sát, trí tưởng tượng của học sinh được hình thành qua việc tri giác các tài liệu, tranh ảnh, qua lời kể sinh động, chân thực của giáo viên hoặc các nhân chứng lịch sử. Nó cũng giúp cho học sinh trong việc phát huy khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, khái quát hóa, khả năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn. Mặt khác, cuộc thi với nhiều hình thức tổ chức phong phú, phù hợp và hấp dẫn còn nhằm rèn luyện cho các em khả năng nói, diễn đạt, biểu diễn, tư thế tác phong, lòng nhiệt tình sôi nổi và tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Về tư tưởng, thái độ:

Ở trường THPT cuộc thi là một trong những phương thức hoạt động hấp dẫn của nhà trường nhằm giáo dục bồi dưỡng rèn luyện học sinh về truyền thống, đạo đức, lối sống, giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng sự hi sinh của lớp người đi trước.

của Đảng, vào sự phát triển của dân tộc trong xây dựng đất nước mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Đồng thời, cũng giáo dục cho các em những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đó là lòng yêu quê hương đất nước, ý chí anh hùng dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Giáo dục cho các em tinh thần phê và tự phê, đồng thời giáo dục cho các em tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc hôm nay.

Cuộc thi còn hình thành cho HS lòng say mê hứng thú học tập với bộ môn Lịch sử, khắc phục tình trạng gò ép, học đối phó. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, về truyền thống cách mạng của quê hương, về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc còn giúp các em thêm phấn khởi học tập, hăng say lao động, tu dưỡng bản thân để xây dựng Tổ quốc văn minh, giàu đẹp.

* Các bước tiến hành tổ chức cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ

- Bước 1: Phát động cuộc thi với nội dung:

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ giữa các lớp của khối 12.

Cuộc thi có thành công, có thu hút được đông đảo các em học sinh tham gia hay không tùy phần lớn ở nội dung này. Nó chiếm tới 75% tổng số thời gian của cuộc thi và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và công phu của GV và HS.

- Bước 2: Tổ chức vòng sơ khảo

Nội dung cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ phần lớn nằm trong chương trình lớp 12. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ có 11 lớp 12. Do đó, nhất thiết phải tổ chức vòng thi sơ khảo để lựa chọn ra 3 lớp xuất sắc nhất đại diện cho khối 12 tham dự vòng thi chung kết. Các học sinh khối lớp còn lại làm khán giả cuộc

thi.

- Hình thức thi: Mỗi lớp 12 cử ra 6 học sinh lập thành một đội tham gia thi đố vui lịch sử, 3 lớp có số điểm cao nhất sẽ được dự thi vòng chung kết.

- Bước 3: Tổ chức vòng chung kết

- Thành phần tham dự

+ Thí sinh dự thi: Ba lớp có số điểm cao nhất vòng sơ khảo; mỗi lớp cử ra năm người.

+ Ban giám khảo: Ban giám khảo sẽ có đáp án cho trước của các phần thi kiến thức, nhiệm vụ chủ yếu của ban giám khảo là chấm thi các phần không có đáp án cho trước bằng bảng điểm. Thành phần Ban giám khảo là ba giáo viên.

+ Khán giả: Các đại biểu khách mời; tất cả các thầy cô giáo trong trường; toàn bộ HS lớp 12 và đại diện học sinh của các khối lớp 10,11.

+ Ban thư ký: Có nhiệm vụ tổng kết điểm các phần thi và xác định đội chiến thắng, báo hết thời gian theo quy định. Ban thư ký gồm 2 thành viên.

+ Người dẫn chương trình: Một nam một nữ nắm chắc các nội dung của cuộc thi, luôn chủ động, linh hoạt với các tình huống diễn ra trong cuộc thi.

*Tiến trình cuộc thi:

- Người dẫn chương trình (MC) lên ổn định tổ chức, mời toàn thể làm lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo, thư ký. Người dẫn chương trình giới thiệu các đội thi ra sân khấu chào khán giả và tự giới thiệu về đội mình, thông điệp đến với cuộc thi và các thành viên trong đội cùng tham gia.

Đại diện Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Cừ) lên phát biểu. Để bài phát biểu của lãnh đạo nhà trường tạo được không khí lịch sử, có tác dụng lớn cho người nghe, giáo viên nên thiết kế và trình chiếu xen kẽ bằng một số hình ảnh trên powerpoint theo tiến trình lịch sử.

- MC tuyên bố bắt đầu cuộc thi chung kết, công bố thể lệ và kết quả các vòng thi sơ khảo để các tập thể lớp và cá nhân chuẩn bị chủ động cho

thứ tự phần thi.

- Các cá nhân và tập thể lớp lên báo cáo, thuyết trình sản phẩm (tập san tập hợp các câu hỏi dự thi, tranh, ảnh triển lãm về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ,…) trước Ban giám khảo và khán giả theo dõi. Sau mỗi phần trình bày của thí sinh, Ban giám khảo nên có câu hỏi, khán giả cũng có thể đặt câu hỏi yêu cầu giải đáp.

Câu 1: Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ sinh ra và lớn lên ở đâu? Trong

quá trình hoạt động cách mạng, Tổng Bí Thư đã ở những nhà tù nào?

Câu 2: Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ là hậu duệ của ai? Ngôi trường THPT mà Tổng Bí Thư theo học trước khi làm cách mạng có tên là gì?

Câu 3: Hoàn cảnh nào đã đưa Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ tham gia

cách mạng giải phóng dân tộc? Bước ngoặc đánh dấu sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí Thư là gì?

Câu 4: Nguyễn Văn Cừ được bầu làmTổng Bí Thư được cử làm Bí thư

năm bao nhiêu? Khi đó Tổng Bí Thư bao nhiêu tuổi?

Câu 5: Mục đích viết cuốn Tự Chỉ Trích của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn

Cừ là gì?

Câu 6: Giai đoạn 1930 - 1936, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ làm gì, ở đâu? Câu 7: Trong cuộc đời hoạt động của mình Tổng Bí Thư gắn bó với vùng đất nào nhất?

Câu 8: Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ là tên vở chèo do ai dàn dựng và biểu

diễn vào những năm 1970,1980?

Câu 9: Lớp em hãy vẽ một bức tranh thể hiện nội dung học sinh cả

nước đang tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về Tổng bí Thư Nguyễn Văn Cừ.

Câu 10. Nếu được đến thăm nhà tù Côn Đảo (nơi Tổng Bí Thư từng bị

giam cầm) và nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương (nơi Có mộ phần của Võ Thị Sáu), được phép viết một lá thư cho những người lính hi sinh vì tổ quốc, em sẽ viết như thế nào?

Câu 11. Nếu có một người bạn nước ngoài rất quan tâm và kính trọng

Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ, em sẽ viết thư kể cho bạn về Tổng Bí Thư như thế nào?

Câu 12. Lớp em hãy vẽ một bức tranh cổ động về tinh thần và cống hiến

lớn lao của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ và công cuộc đổi mới quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh hiện nay (câu hỏi dành cho nội dung thi triển lãm).

Câu 13. Lớp em hãy sưu tầm các hình ảnh liên quan đến Tổng Bí Thư

Nguyễn Văn Cừ qua các thời kì và trình bày sự hiểu biết của mình qua mỗi hình ảnh trên (câu hỏi dành cho nội dung thi triển lãm).

Thứ năm, để thay đổi không khí và có thời gian cho các đội chơi tạm

nghỉ, ban tổ chức đưa vào nội dung trò chơi “Bức tranh bí mật” dành cho khán giả với 5 miếng ghép. GV sử dụng các tư liệu làm câu hỏi cho 5 miếng ghép để lật mở bức tranh bí mật:

Ô số 1: Sử dụng Tư liệu 1: “Hình ảnh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ” (không có chú thích) kết hợp với câu hỏi: Đây là ai? Ông giữ vị trí như thế nào trong Đảng?

Ô số 2: GV sử dụng Tư liệu 2 “Hình ảnh về những chiếc bánh phu thê” và đặt câu hỏi: Bức tranh trên gợi nhớ đến miền quê nào?

Ô số 3: GV sử dụng Tư liệu 3: “Hình ảnh nhà tù Côn Đảo” kèm theo câu hỏi: Đây là địa danh lịch sử nào?

Ô số 4: (ô số liên quan trực tiếp đến bức tranh bí mật Tư liệu 4): Hình ảnh trường chính trị Nguyễn Văn Cừ Bắc Ninh và câu hỏi: Đây là ngôi trường nào? Mục đích thành lập trường là gì?

Ô số 5: Sử dụng Tư liệu 5 “Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới”” kết hợp câu hỏi: Bức tranh thể hiện điều gì?

Tổng kết, trao giải: Đại diện học sinh lên phát biểu cảm xúc. Sau đó Tổ

trưởng tổ Tổng hợp tuyên bố bế mạc cuộc thi và cảm ơn các vị đại biểu, các thầy cô đã giúp đỡ thầy trò tổ chức thành công cuộc thi, đồng thời mời đại diện Ban lãnh đạo nhà trường lên trao giải cho các đội thi.

Để kết thúc cuộc thi, thư ký lên công bố điểm của các đội, tổng kết kết quả cuộc thi. Trong khi các đội lên sân khấu, tốp ca và tập thể khán giả cùng hát bài “Nối vòng tay lớn” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Kết hợp với tổ chức cuộc thi, chúng tôi tiến hành trưng bày triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ. Triển lãm tranh ảnh được bố trí ở hai bên sân khấu của cuộc thi để tất cả thầy trò và mọi người cùng xem.

Như vậy, việc tổ chức thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí Thư với kế hoạch như trên sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc mở rộng, đào sâu, nhớ lâu kiến thức cho các em trong quá trình các em tìm tòi sách báo để trả lời câu hỏi. Đặc biệt quá trình đó còn có tác dụng tạo cho các em tính độc lập sáng tạo, ham tìm hiểu và từ đó các em sẽ hứng thú say mê với bộ môn lịch sử, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

* Kết quả thực nghiệm sư phạm (Phụ lục 3)

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học LSĐP theo hướng TNST và tích hợp liên môn, năm học 2019- 2020 phối hợp với Đoàn trường THPT Nguyễn Văn Cừ, các tổ nhóm chuyên môn, chúng tôi đã tổ chức được một số hoạt động TNST như phát động cuộc thi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Những hoạt động đó đã nâng cao hơn nữa hiểu biết của các em về lịch sử ở địa phương, giúp các em hứng thú hơn với môn lịch sử, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Sau khi tiến hành các hoạt động TNST và tích hợp liên môn, tình trạng học sinh thờ ơ, thiếu hứng thú với các giá trị văn hóa dân tộc và lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương đã được cải thiện rõ nét. Nếu ở đầu kỳ, do việc tham gia hoạt động NTST còn chưa thường xuyên nên hứng thú với vấn đề dạy học LSĐP theo hướng TNST và tích hợp liên môn trong bộ môn lịch sử còn nhiều hạn chế. Cuối kỳ I, việc tham gia các hoạt động TNST và tích hợp liên môn với nhiều hình thức đa dạng đã giúp cải thiện tình hình. Các em đã quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)