Kết quả thực nghiệm sư phạm (Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 120)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm (Phụ lục 3)

- Xác nhận tính đúng đắn về cơ sở lí luận của đề tài, đồng thời khẳng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DH nói chung và DHLS nói riêng là cần thiết.

- Kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi về các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ cho HS trong DHLS ở trường THPT. Từ đó, chứng minh cho giả thuyết ứng dụng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DH nói chung và DHLS nói riêng là một trong những PP phát huy khả năng sáng tạo, niềm đam mê trong học LS ở trường phổ thông, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng DH bộ môn nói riêng.

* Đối tượng, địa bàn thực nghiệm

Được sự đồng ý giúp đỡ của nhà trường, của các GV giảng dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 3 trường: trường THPT Lý Thái Tổ và trường THPT Nguyễn Văn Cừ, trường THPT Ngô Gia Tự đều nằm trên địa bàn thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh. Đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân

Từ Sơn - Bắc Ninh rất phát triển và không ngừng được cải thiện và đó cũng là điều kiện thuận lợi để nhà trường kết hợp các hoạt động ngoại khóa gắn gia đình với nhà trường và xã hội.

* Nội dung thực nghiệm sư phạm.

Nội dung thực nghiệm được tiến hành theo kế hoạch của “Cuộc thi tìm

hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ” tại trường THPT

Nguyễn Văn Cừ, Dạ hội lịch sử ở trường THPT Ngô Gia Tự và Tổ chức tham quan khu nhà tưởng niệm cho học sinh Trường THPT Lý Thái tổ nhân dịp kỉ niệm ngày sinh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ (1912 - 2020).

* Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

- Cách tiến hành

Để tiến hành điều tra chúng tôi thực hiện hai bước:

Thứ nhất: Trò chuyện, trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn lịch sử, giáo viên các bộ môn khác, giáo viên chủ nhiệm của các lớp để nắm được tình hình học tập của các em. Sau đó đề nghị Ban giám hiệu, các thầy giáo cô giáo bố trí thời gian thích hợp để tiến hành thăm dò nhận thức của các em học sinh khối 12 qua cuộc thi.

Thứ hai: Chúng tôi gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu thực tiễn học tập của các em, tìm hiểu nguyện vọng, mong muốn, thái độ của các em thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.

Đầu tiên chúng tôi giải thích cho các em hiểu rõ về mục đích của cuộc thăm dò này. Đó là kiểm tra nhận thức thực tiễn của các em sau cuộc thi, qua đó tìm hiểu tư tưởng, tình cảm và hành động của các em sau hoạt động này.

Tiếp đó, chúng tôi đưa ra yêu cầu và hướng dẫn các em tiến hành nội dung phiếu thăm dò.

* Đối với câu hỏi trắc nghiệm:

Qua kết quả thu được trong phiếu, 100% các em đều trả lời đúng, đủ các câu hỏi trắc nghiệm. Điều này cho thấy các em đều có ý thức học tập tốt và nắm chắc kiến thức đã học trong bài nội khóa và được bổ sung trong cuộc

thi tìm hiểu.

* Đối với câu hỏi thăm dò:

Câu hỏi thăm dò cho học sinh là: Em có thích “cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh và tham quan khu nhà tưởng niệm về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ không?” Tại sao? Trong số học sinh chỉ có 5 em trả lời là không thích, còn lại chúng tôi đều nhận được câu trả lời là: Các em thích cuộc thi này bởi vì cuộc thi cho chúng em hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ. Từ cuộc thi này chúng em thấm nhuần hơn những cống hiến lớn lao Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ. Chúng em rất mong sẽ có nhiều cuộc thi như vậy được tổ chức bởi đây thực sự là một sân chơi bổ ích giúp chúng em vừa có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, lại vừa làm phong phú hơn những hiểu biết của mình về lịch sử dân tộc. Chúng em nguyện sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.Tuy nhiên, cũng có em cho rằng câu hỏi trong nội dung phần thi hiểu biết tương đối khó. Đây cũng là một trong những hạn chế mà chúng tôi cần lưu ý, rút kinh nghiệm.

* Đối với giáo viên chúng tôi đưa ra câu hỏi như sau: Thầy cô có ý kiến

gì về “Cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh và tham quan khu nhà tưởng

niệm về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ” vừa được tổ chức và sự cần thiết tổ chức

các cuộc thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh cho học sinh trong dạy học lịch sử? Tất cả các thầy cô giáo trong trường đều có chung một nhận xét. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử là một hoạt động ngoại khóa cần thiết trong dạy học lịch sử. Nhà trường nên tạo điều kiện để các hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn. Cuộc thi tìm hiểu có tác dụng rất lớn không chỉ giúp cho việc học tập của học sinh mà còn giúp cho việc củng cố kiến thức cho cả các thầy cô giáo.Cuộc thi đem lại sự hào hứng, nhiệt tình cho tất cả các thầy cô giáo và các em học sinh, thắt chặt hơn mối quan hệ thầy trò, giúp cho giáo viên hiểu hơn những nguyện vọng của học sinh trong học tập và vui chơi. Đồng thời qua

cuộc thi giúp chúng tôi phát hiện ra những em có khả năng, niềm say mê đối với môn lịch sử và năng khiếu, tính sáng tạo của các em trong cuộc thi. Với kết quả thực nghiệm sư phạm ở trên có thể khẳng định tính khả thi của việc sử dụng di tích lịch sử - cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp sử dụng, tuỳ hoàn cảnh từng trường, từng địa phương. Như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao, nâng cao chất lượng bộ môn.

Đánh giá hoạt động trải nghiệm tại Khu tưởng niệm Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ sau buổi trải nghiệm, đại diện Ban Giám khảo, GV hướng dẫn nhận xét, khen thưởng, rút kinh nghiệm và tuyên bố kết thúc buổi trải nghiệm. Đồng thời, GV giao bài tập về nhà cho HS, mỗi nhóm xây dựng một video theo nhiệm vụ đã trải nghiệm, quảng bá về khu di tích trên trang Page với chủ đề “Tuổi trẻ Bắc Ninh trên quê hương Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ”. Mỗi video có thời lượng tối thiểu 03 phút và tối đa 04 phút, có nhạc nền, hình ảnh đẹp, sống động. Sản phẩm của cá nhân HS là một bài viết ngắn (khoảng 1 trang) về những ấn tượng sâu sắc nhất trong buổi trải nghiệm. Với việc tổ chức HĐTN tại khu tưởng niệm qua di tích tiêu biểu sẽ giúp HS tái hiện được quá khứ lịch sử của Bắc Ninh xưa - nay. Từ đó, giúp HS thêm tự hào về quê hương Kinh Bắc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn những hiện vật quý báu còn lại. Đặc biệt, thông qua buổi trải nghiệm, HS được rèn luyện nhiều kĩ năng cơ bản (kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quan sát, kĩ năng hợp tác....)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm, người viết nhận thấy tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng trải nghiệm sáng tạo mà đề tài đưa ra làm cho những kiến thức về Lịch sử địa phương không còn trở nên khô khan, cứng nhắc. Việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn trong bộ môn lịch sử một các tích cực sẽ góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục truyền thống, giúp học sinh hiểu hơn về các truyền thống của địa phương, của dân tộc, rèn luyện năng lực quan sát, làm việc tập thể, giáo dục hướng nghiệp, đưa lại cho các em những trải nghiệm sinh động về Lịch sử địa phương.

Từ kinh nghiệm tổ chức dạ hội lịch sử và tham quan ngoại khóa, chúng tôi nhận thấy tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử ở trường THPT là môi trường thuận lợi để HS bộc lộ khả năng, sở trường, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Vận dụng linh hoạt các hình thức trải nghiệm; hạn chế tối đa cách dạy học thụ động “thầy đọc, trò chép”; tạo cơ hội cho HS được vận dụng kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu và đánh giá thực tiễn cuộc sống. Qua đó, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Để HĐTN trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi GV bộ môn phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

Việc tăng cường sử dụng phương pháp dạy học lịch sử theo hướng trải nghiệm sáng tạo, góp phần làm cho việc giáo dục truyền thống của những giờ học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, tràn đầy cảm hứng và hấp dẫn. Để từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức hơn trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, bước đầu được thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường THPT của tổ chuyên môn đã thực sự đưa lại hiệu quả cao. Cho thấy đây là giải pháp thiết thực có ý nghĩa thực tiễn trong việc dạy học hiệu quả lịch sử trong chương trình phổ thông hiện nay để giải quyết những khó khăn, thực trạng tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hình thành phẩm chất, năng lực, tư duy hành động cho học sinh. Đồng thời là phương pháp thực sự có ý nghĩa trong dạy học lịch sử địa phương theo chương trình mới và phương pháp dạy học tương lai. Góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và căn bản theo định hướng Đảng.

KẾT LUẬN

Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong DHLS tại các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu; Thực hiện và xử lí các số liệu về thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra những kết luận chủ yếu sau:

1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cùng với các hoạt động khác trong nhà trường, các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục học sinh theo mục tiêu đã được xác định về kiến thức, thái độ, kỹ năng và thực hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng “học đi đôi với

hành”.

2. Các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa rất đa dạng và phong phú, do đó việc lựa chọn để sử dụng hình thức nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, song điều quan trọng là phải đạt được mục tiêu giống như một bài nội khóa đề ra. Trong các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi đã lựa chọn hình thức “Thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ” để tổ chức cho học sinh. Hình thức này đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia, có những tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kĩ năng và giáo dục thái độ đúng đắn cho học sinh.

3. Chúng tôi thấy rằng hình thức “Thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ” đã được tổ chức ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ, dạ hội lịch sử có thể dùng để áp dụng tổ chức trong các trường Trung học phổ thông khác không chỉ riêng ở bộ môn lịch sử mà với cả

4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa là hình thức DH phong phú, hấp dẫn được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thường xuyên áp dụng. Nhưng ở Việt Nam, do nhiều điều kiện khách quan GV và HS ít khi được tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa được chuẩn bị chu đáo và đem lại hiệu quả cao.Với hình thức DH nội khóa, sự thay đổi này khiến GV và HS gặp không ít thách thức và khó khăn. Vì vậy, để việc vận dụng tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt được hiệu quả cao khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho HS trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đối với giáo viên dạy học lịch sử cần nắm chắc lí luận bộ môn về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung, về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ nói riêng. Ngoài việc rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ người giáo viên lịch sử phải có tâm với nghề, lòng yêu học sinh, có khả năng sư phạm.

Đối với học sinh, cần có nhận thức đúng đắn về tác dụng của các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, cần tham gia các cuộc thi một cách tự giác, tích cực để tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân.

Đối với Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho việc tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa được thuận lợi.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cấp quản lý nghiên cứu nội dung chương trình, SGK phải phù hợp với thời lượng một tiết học để trong chương trình có giờ học ngoại khóa đặc biệt ngoại khóa về danh nhân lịch sử.

Thứ hai, nội dung của tổ chức hoạt động ngoại khóa rất phong phú, đòi hỏi GV phải nghiên cứu và căn cứ vào nội dung môn học, nội dung bài học, đối tượng HS mà định hướng và lựa chọn nội dung phù hợp, liên quan tới thực tiễn để xây dựng làm chủ đề tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Thứ ba, tổ chức hoạt động ngoại khóa cần có kết hợp chặt chẽ giữa GV với HS, và giữa các GV với nhau (cùng lĩnh vực). GV phải từ bỏ thói quen chỉ đạo mọi hoạt động của HS trong quá trình tổ chức, cố gắng tạo cho mình thói quen mới: nói ít, góp ý và tư vấn chứ không ép buộc, sẵn sàng thay đổi vai trò để trở thành người học trong một số trường hợp, lắng nghe ý kiến của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Ái (2004) ,Về đổi mới phương pháp DHLS, Tạp chí Thiết bị Dạy và Học ngày nay, số 8, tr. 55-58.

3. Vũ Đặng Hà Bình (2009), Một số biện pháp phát huy tính tích cực của HS

trong DH các bài LSĐP ở trường THPT tỉnh Ninh Bình, Luận văn

Thạc sĩ khoa học giáo dục,Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Sách GV lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả

DHLS ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Côi (Cb, 2014), Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954

giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại

học sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ (1995), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (Cb, 2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hưng (2005), "Tổ chức dạ hội LS về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho HS với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft PowerPoint",

Tạp chí Giáo dục, số 114, tr.11 - 12;17.

11. Nguyễn Thị Côi (2008), "Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)