Thực nghiệm dạ hội lịch sử cho học sinh trườngTHPT Ngô Gia Tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 80 - 93)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.2. Thực nghiệm dạ hội lịch sử cho học sinh trườngTHPT Ngô Gia Tự

* Vài nét về trường THPT Ngô Gia Tự - Từ Sơn, Bắc Ninh

Được thành lập từ năm 2000, chỉ có 8 lớp với hơn 400 học sinh, 13 cán bộ, giáo viên, đến nay, trường THPT Ngô Gia Tự đã có bước phát triển với 34 lớp, 1458 học sinh, 85 cán bộ, giáo viên. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục cấp trên cùng sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, Trường THPT Ngô Gia Tự có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tích nổi bật. Nhiều năm liên tục nhà trường được công nhận là tập thể lao động xuất sắc và được UBND tỉnh tặng Bằng khen, Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu xuất sắc tiêu biểu. Hằng năm, tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt từ 99% Từ khi mới thành lập, trường chỉ có 8 lớp với hơn 400 học sinh, 13 cán bộ, giáo viên. Đến nay, Trường THPT Ngô Gia Tự đã có bước phát triển với 33 lớp, 1470 học sinh, 84 cán bộ, giáo viên.

Đặc biệt lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, phong trào “Hai tốt”; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Nhà trường cũng thực hiện nghiêm túc công tác khảo thí kiểm định chất lượng, khắc phục bệnh thành tích và chống tiêu cực trong kiểm tra thi cử.

Không chỉ chú trọng đến việc giáo dục văn hóa cho học sinh, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Những bài dân ca quan họ mang linh hồn của xứ Kinh Bắc luôn được nhà trường thể hiện trong các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi các cấp.

Đặc biệt hàng năm, nhà trường tích cực hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu “Thân thế và sự nghiệp đồng chí Ngô Gia Tự” do Thị ủy và Thị Đoàn Từ Sơn phối hợp tổ chức. Năm 2018, nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí

Ngô Gia Tự, Trường THPT Ngô Gia Tự có nhiều giáo viên và học sinh tham gia đạt kết quả cao, nhà trường đạt Nhất toàn đoàn.

* Mục tiêu của dạ hội tìm hiểu về thân thế sự nghiệp cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.

- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố hoàn thiện kiến thức về lịch sử địa

phương, hiểu và tự hào về truyền thống kiên cường của nhân dân quê hương. Từ đó nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ với quê hương Bắc Ninh và đất nước.

- Kỹ năng: Rèn cho HS khả năng diễn xuất, hùng biện trước đám đông,

phất triển tư duy LS, tranh luận làm việc nhóm, phát triển các năng lực chuyên biệt (múa hát, diễn kịch, dẫn chương trình….

- Thái độ, tư tưởng: Giáo dục cho Hs truyền thống yêu nước, lòng tự hào,

sự biết ơn chân thành đến thế hệ cha anh đã anh dũng quên mình cho tổ quốc. Bồi dưỡng cho HS lí tưởng sống, có ý thức trách nhiệm với đất nước trong công cuộc đởi mới hiện nay. Tạo thêm niềm yêu thích say mê khám phá môn LS, hiểu sâu về tấm gương đạo đức kiên trung của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Khác với các hình thức tổ chức ngoại khóa lịch sử nêu trên, dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh trong lớp, trong trường tham dự. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục tình cảm bồi dưỡng óc thẩm mỹ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tư liệu lịch sử, phân tích tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội dung lịch sử sân khấu, những tiết mục văn nghệ…không chỉ làm phong phú kiến thức mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh.

* Các bước chuẩn bị dạ hội:

Trong buổi dạ hội lịch sử điều quan trọng là phải làm sao tái tạo được bức tranh lịch sử, gợi dậy không khí lịch sử. Vì vậy ngoài các tiết mục văn

nghệ (hát, ngâm thơ, diễn kịch…cần thiết tổ chức triển lãm, trang trí nhằm gây hứng thú cho người dự làm sao họ cảm thấy như mình đang sống hay tham gia chứng kiến sự đã xảy ra. Ngoài ra trong buổi dạ hội còn tổ chức các trò chơi đố vui lịch sử, xem phim…để buổi dạ hội lịch sử thêm phần hấp dẫn. Nhằm góp phần làm phong phú thêm lí luận cũng như thực tiễn của hoạt động tổ chức ngoại khóa ở các trường phổ thông, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã đưa ra định hướng cho các trường phổ thông trước khi tổ chức dạ hội lịch sử theo chủ đề như sau.

Bước 1, cần xác định rõ mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa, phải phù hợp với chương trình, trình độ và yêu cầu học tập của học sinh mỗi vùng - miền.

Bước hai, dạ hội lịch sử phải thu hút được đông đảo học sinh tham gia, phải phát huy năng lực độc lập, tính tích cực chủ động và tinh thần tập thể của các em. Khi phân công công việc cho học sinh phải tùy theo nội dung, yêu cầu, trình độ và năng khiếu của mỗi em và không được làm ảnh hưởng tới học tập và các hoạt động khác của các em,...

Bước ba, nhà trường cần có kế hoạch và kịch bản chi tiết, chuẩn bị công phu, sớm thông báo rộng rãi trên các bản tin của trường (tên chủ đề dạ hội, mục đích tổ chức, hình thức và thể lệ dự thi đối với các tập thể lớp, cá nhân,…).

Bước tư, dạ hội lịch sử phải xen kẽ nhiều nội dung. Ví như, kết hợp giữa phần lễ với phần hội, giữa thi tìm hiểu kiến thức với biểu diễn văn nghệ (hát, đóng hoạt cảnh lịch sử,…), giữa hoạt động tuyên truyền với thi đố vui lịch sử, thi học sinh thanh lịch,… Tuy nhiên, những nội dung trên đều phải liên quan trực tiếp đến chủ đề của buổi dạ hội lịch sử.

Thứ năm, giáo viên bộ môn Lịch sử (sau này sẽ làm Ban giám khảo) đóng vai trò quyết định và chịu trách nhiệm chính trong khâu chuẩn bị nội dung câu hỏi, duyệt kịch bản, tiểu phẩm của các cá nhân và tập thể học sinh tham gia các phần thi trong buổi dạ hội lịch sử. Như vậy, học sinh phải đăng kí trước tiết mục biểu diễn, được ban tổ chức kiểm duyệt, nếu sai sót (hiện đại

hóa lịch sử), hoặc xa rời chủ đề thì điều chỉnh kịp thời.

Bước sáu, trước khi tổ chức dạ hội (khoảng nửa tháng), nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động để học sinh cảm nhận được không khí lịch sử của chủ đề dạ hội. Ví như, treo băng rôn, khẩu hiệu, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí phát thanh các bản tin của trường hướng tới kỉ niệm ngày sinh của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ. Việc đọc bản tin diễn ra vào thời điểm đầu các buổi học, hoặc giờ ra chơi,….

Cuối cùng, trước ngày tổ chức dạ hội, cần tiến hành trang trí sân khấu, bố trí khu trưng bày sản phẩm của học sinh và chuẩn bị tốt về âm thanh, ánh sáng,…Vận dụng lí luận trên, chúng tôi giới thiệu tiến trình của dự kiến tiến trình của một buổi dạ hội lịch sử về Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ.

Khi xây dựng kế hoạch dạ hội với chủ đề “Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ

với quê hương Kinh Bắc xưa và nay” nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của Tổng Bí

Thư, chúng tôi căn cứ vào kế hoạch chung, điều kiện cụ thể của nhà trường phổ thông, năng lực của học sinh, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của giáo viên trong và ngoài tổ, đồng thời phối hợp với Đoàn thanh niên để vạch ra kế hoạch cho chương trình chuẩn bị dạ hôi.

Chương trình dạ hội bao gồm các phần:

+ Thời gian tổ chức: Từ 19h đến 21h30 ngày 05/1/2020 + Địa điểm tổ chức: Sân trường

+ Nội dung dạ hội: Dạ hội tìm hiểu thân thế sự nghiệp cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ

+ Thành phần tham gia: Giáo viên , học sinh.

+ Khách mời: Đại diện Đảng bộ huyện, Huyện Đoàn, BGH nhà trường + Lực lượng tham gia biểu diễn: Các em HS thuộc khối lớp 12 trường THPT Ngô Gia Tự, trong đó quan trọng nhất vẫn là nội dung chương trình.

* Các bước tiến hành dạ hội:

Nội dung buổi dạ hội gồm có: lời khai mạc, báo cáo ngắn gọn về tiểu sử,

về Tổng Bí Thư, các tiết mục văn nghệ ca ngợi thanh niên, Đảng cộng sản đặc biệt là ca ngợi công lao to lớn của Tổng Bí Thư dành cho dân tộc Việt Nam…tổ chức thi tìm hiểu lịch sử và giải ô chữ cho học sinh.

Thực hiện nội dung chương trình, chúng tôi căn cứ vào khả năng, trình độ của học sinh để phân công chuẩn bị nội dung, phân công cụ thể vị trí ngồi, tạo điều kiện cho các em chuẩn bị về tinh thần, thái độ, trang phục, trang trí sân khấu và khẩu hiệu, cuối cùng là tập luyện các tiết mục hoàn chỉnh trước khi bước vào dạ hội.

Tiến trình buổi dạ hội chúng tôi dự kiến thiết kế nội dung chương trình của buổi ngoại khoá gồm các phần sau đây:

Đầu tiên, 2 giáo viên (1 nam, 1 nữ) đồng thời là người dẫn chương trình

bước ra sân khấu mời toàn thể khách mời, các thầy cô giáo và “khán giả” cùng nhau hát vang bài “Lên Đàng” của tác giả Trịnh Công Sơn nhằm ổn định trật tự và tập trung chú ý của môi người hướng lên sân khấu dạ hội.

Thứ hai, Bí thư Đoàn trường lên đọc lời khai mạc buổi dạ hội. Sau đó,

để không khí sôi động của buổi dạ hội tiếp tục được tăng lên, chúng tôi sẽ mời một tiết mục văn nghệ tốp ca của các em học sinh với bài hát “Hò kéo pháo” nhạc và lời của Hoàng Vân.

Thứ ba, nói chuyện lịch sử: Phần này do giáo viên phụ trách, chủ yếu trình bày ngắn gọn, xúc tích về thân thế và sự nghiệp của Tổng bí Thư Nguyễn Văn Cừ, do cô giáo Nguyễn Thị Hải - giáo viên bộ môn lịch sử thể hiện. Báo cáo khái quát các giai đoạn hoạt động của Tổng Bí Thư cho đến khi qua đời. Để thiết kế các slide minh hoạ cho phần này có thể kết hợp sử dụng một số hình ảnh, đoạn phim tư liệu cần thiết về những hoạt động của Tổng bí thư. Khi GV trình bày tới đâu thì ở màn hình sẽ hiện lên hành trình của Tổng Bí Thư đến đó, nếu cần thiết có thể trình chiếu hình ảnh hay đoạn phim ngắn để minh hoạ.

Thứ tư: phần thi đố vui là phần thi đầu tiên của các đội với nội dung thi chủ

án phải thật ngắn gọn. Mỗi đội có 1 phút để trả lời các câu hỏi của phần mình. Power Point có thể giúp thiết kế đồng hồ đếm ngược đúng 1 phút và lần lượt trình chiếu kịp thời các phương án trả lời của các đội. Câu hỏi như sau:

Câu 1: Ông là ai?

1. Ông là hậu duệ đời thứ 17 của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi?” 2. Ông là vị Tổng Bí Thư trẻ tuổi nhất trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam?.

3. Ông là người quê xã Phù Khê - Từ Sơn, Bắc Ninh.

Đáp án: Ông là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ. Câu 2: Đây là đâu?

1. Đây được coi là “địa ngục của địa ngục? 2. Là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng 3. Nằm ở Phố Hỏa Lò- Hoàn Kiếm - Hà Nội?.

Đáp án: Nhà Tù Hỏa Lò

Khi phần thi kết thúc để thay đổi không khí, chúng tôi tổ chức các tiết mục văn nghệ: Chọn khoảng 3 tiết mục được HS chuẩn bị, hoá trang chu đáo, có thể loại phong phú và phù hợp với chủ đề. Phần này có tác dụng lớn trong việc tạo nên không khí lịch sử cho buổi dạ hội và giúp các đội có thời gian chuẩn bị cho phần thi sau.

Đó là các tiết mục văn nghệ do học sinh khối 12 trình bày với vở chèo “Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ” và Ca khúc “Hành khúc ngày và đêm” nhạc của Phan Huỳnh Điểu

Thứ năm, kể chuyện về Tổng Bí Thư, buổi dạ hội rất vui mừng được đón

tiếp một thầy giáo có trình độ nghiên cứu sâu về Tổng Bí Thư nguyễn Văn Cừ, tham dự buổi dạ hội này giáo viên đã trực tiếp giao lưu, kể chuyện cho học sinh nghe về thời niên thiếu và hoạt động cách mạng của Tổng Bí Thư: Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09 tháng 07 năm 1912 (tức ngày 25/5/1912 âm lịch),

mất ngày 28 tháng 08 năm 1941. Đồng chí sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước, và là hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ Nguyễn Trãi giàu truyền thống hiếu học (có tới 03 tiến sĩ đại khoa, 18 cử nhân, nhiều tú tài), ở thôn Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Văn Cừ là trưởng nam trong một gia đình có bốn chị em. Cha là ông Nguyễn Trọng Mạo (tức Nguyễn Văn Quán), vì giàu đức độ và tính yêu thương con trẻ, dân trong làng xã gọi ông là Đồ Quán, được mọi người kính trọng mến thương. Mẹ là bà Nguyễn Thị Khuyến, là người hiền hậu, cần cù, quanh năm suốt tháng chỉ biết tần tảo nuôi con.

Cuộc đời của đồng chí Nguyễn Văn Cừ tuy quá ngắn (hy sinh khi tuổi đời vừa 29). Nhưng sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho thế hệ sau tấm gương về một nhà lãnh đạo lỗi lạc, chí lớn, tài cao, đức trọng, được quần chúng cảm phục và yêu thương, một dạ tận trung với nước, tận hiếu với dân được đời đời ghi nhớ.

Mang trong mình truyền thống yêu nước của dân tộc, Nguyễn Văn Cừ đã quyết định đi vào hoạt động cách mạng khi còn rất trẻ. Với mong muốn bằng chính hoạt động của mình trong phong trào cách mạng, góp phần thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của đồng bào mình, đang lầm than, tủi nhục bởi sự thống trị của bọn thực dân xâm lược, Nguyễn Văn Cừ đã hòa mình nhanh chóng vào không khí chính trị càng ngày càng sôi động và phát triển lúc bấy giờ. Qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, cũng như trong những năm bị tù đày trong các nhà tù của chế độ thực dân, bản lĩnh cách mạng, tinh thần đấu tranh của Nguyễn Văn Cừ ngày càng được tôi luyện, rèn giũa. Sau khi ra tù, Nguyễn Văn Cừ cùng các đồng chí của mình lao vào hoạt động trên trận địa mới với muôn vàn khó khăn gian khổ về nhiều mặt, do tình hình mới đặt ra cần phải giải quyết. Với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, lại nắm được cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Văn Cừ sớm trở thành một trong những lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ này, dù tuổi đời còn rất trẻ.

Đặc biệt, trong hơn hai năm với cương vị là Tổng bí thư của Đảng, Nguyễn Văn Cừ cùng với các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng ta đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiệt tình và tri thức cách mạng, giữa thực tiễn và lý luận nhằm giải quyết đúng đắn, sáng tạo những nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc: mối quan hệ giai cấp và dân tộc, giữa chiến lược và sách lược, vấn đề đấu tranh giữ vững nguyên tắc tổ chức Mácxít- Lêninnít trong công tác xây dựng đảng kiểu mới của Lênin, đấu tranh phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng, chống các khuynh hướng tả khuynh cô độc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về tổng bí thư nguyễn văn cừ trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh​ (Trang 80 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)