CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
2.4.3. Tác động của hiệu quả kinh doanh lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
thì có CTTC nhỏ và ngược lại ngân hàng có cấu trúc tài sản nhỏ thì có CTTC lớn (Monica Octavia & Rayna Brown, 2008; Caglayan & Sak, 2010; Trương Lê Ngọc Ân, 2013). Mặc dù, kết quả các nghiên cứu trái ngược nhau hoàn toàn nhưng các tác giả đều đưa ra những lý giải khá chắc chắn.
Giải thích cho luận điểm cấu trúc tài sản có quan hệ đồng biến với CTTC của ngân hàng, các nghiên cứu cho rằng kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đánh đổi CTV của doanh nghiệp, đó là khi các NHTM có tài sản thế chấp càng nhiều thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng nợ một cách dễ dàng.
Trái ngược sự giải thích trên, các nghiên cứu cho ra kết quả mối quan hệ nghịch biến giữa cấu trúc tài sản và CTTC ngân hàng cho rằng do tài sản thế chấp của các ngân hàng TMCP Việt Nam chủ yếu (khoảng hơn 80%) là tiền gửi của các TCTD và chứng khoán đầu tư nhằm dự phòng cho các khoản rủi ro (Trương Lê Ngọc Ân, 2013). Vì lý do đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nên các ngân hàng phải tăng các khoản tiền gửi của các TCTD và các khoản đầu tư nhằm dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, tài sản đầu tư lại là những tài sản có rủi ro cao nên việc gia tăng những tài sản này sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền và các chủ nợ, đây cũng là lý do giải thích địn bẩy tài chính giảm. Bên cạnh đó, Monica Octavia & Rayna Brown (2008) cho rằng khi ngân hàng có tài sản rủi ro cao thì sẽ có xác suất phá sản cao. Vì vậy, cấu trúc tài sản có mối quan hệ nghịch biến với CTTC của các ngân hàng.
Như vậy, qua lược khảo các cơng trình nghiên cứu sự tác động của nhân tố cấu trúc tài sản lên CTTC của ngân hàng, các kết quả vẫn chưa thống nhất cả trong lẫn ngoài nước. Các tác giả cũng đều đưa ra những cách lý giải phù hợp với kết quả nghiên cứu đạt được trong nghiên cứu. Và đây cũng chính là vấn đề mà tác giả muốn đề cập và phân tích sâu hơn trong nghiên cứu của mình.
2.4.3. Tác động của hiệu quả kinh doanh lên cấu trúc tài chính của ngân hàng ngân hàng
Về mối liên hệ giữa nhân tố hiệu quả kinh doanh với CTTC của ngân hàng, tác giả tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm qua bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Tóm tắt kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của hiệu quả kinh doanh lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Bảng sau thể hiện kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của hiệu quả kinh doanh lên CTTC của ngân hàng: dấu “-“ thể hiện mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả kinh doanh.
Tác giả Cấu trúc tài chính ngân hàng
Monica Octavia & Rayna Brown (2008) Rient Gropp & Florian Heider (2009) Ebru Caglayan & Sak (2010)
Nguyễn Thị Ngân (2011) Trương Lê Ngọc Ân (2013) Nguyễn Minh Phúc (2013) - - - - - -
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục các tài liệu tham khảo
Như vậy theo bảng 2.3 trên đây, tất cả các nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả lược khảo đều cho ra kết quả giống nhau. Đó là nhân tố hiệu quả kinh doanh tỷ lệ nghịch với CTTC của ngân hàng: ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp và đối với ngân hàng có hiệu quả kinh doanh thấp thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao (Monica Octavia và Rayna Brown, 2008; Reint Gropp và Florian Heider, 2009; Ebru Caglayan và Sak, 2010; Nguyễn Thị Ngân, 2011; Nguyễn Minh Phúc, 2013 và Trương Lê Ngọc Ân, 2013). Bởi vì, các nghiên cứu cho rằng các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong (lợi nhuận giữ lại) để tái đầu tư hơn là đi huy động vốn từ bên ngoài. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng (các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn nguồn bên ngoài) và nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần
Đình Khơi Ngun (2006) về các yếu tố lên CTV của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
2.4.4. Tác động của sự tăng trƣởng lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Trong các cơng trình nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến nhân tố về sự tăng trưởng của ngân hàng. Bảng 2.4 sau đây sẽ tổng hợp kết quả nghiên cứu đánh giá sự tác động của sự tăng trưởng lên CTTC của ngân hàng:
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của sự tăng trƣởng lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Bảng sau thể hiện kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của sự tăng trưởng lên CTTC của ngân hàng: dấu “+“ thể hiện mối quan hệ đồng biến với sự tăng trưởng.
Tác giả Cấu trúc tài chính ngân hàng
Trương Lê Ngọc Ân (2013) +
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục các tài liệu tham khảo
Về mối liên hệ giữa nhân tố sự tăng trưởng với CTTC của ngân hàng, nghiên cứu của Trương Lê Ngọc Ân (2013) cho ra kết quả: sự tăng trưởng có tác động cùng chiều lên CTTC của ngân hàng: ngân hàng có sự tăng trưởng càng cao thì mức độ sử dụng nợ càng lớn. Ngân hàng có sự tăng trưởng cao thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao và đối với ngân hàng có sự tăng trưởng thấp có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp hơn. Giải thích sự tác động này, Trương Lê Ngọc Ân (2013) cho rằng tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng TMCP Việt Nam những năm 2008-2012 rất nhanh khoảng 46%. Và để đạt được mức tăng trưởng cao như vậy, các ngân hàng có xu hướng sử dụng nợ cao bằng các hoạt động tăng huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế mà theo thống kê của tác giả trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 33%/ năm. Chính vì thế, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng tác động đồng biến với địn bẩy tài chính là kết quả phù hợp. Kết quả
này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi phí đại diện khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thì có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính giảm.
2.4.5. Tác động của rủi ro lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Về mối liên hệ giữa nhân tố rủi ro với CTTC của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm đều cho ra kết quả giống nhau: đó là nhân tố rủi ro tỷ lệ nghịch với CTTC của ngân hàng, bảng 2.5 sau đây sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu trước đây về sự tác động của nhân tố rủi ro lên CTTC ngân hàng:
Bảng 2.5: Tóm tắt kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của rủi ro lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Bảng sau thể hiện kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro lên CTTC của ngân hàng: dấu “-“ thể hiện mối quan hệ nghịch biến với rủi ro của ngân hàng.
Tác giả Cấu trúc tài chính ngân hàng
Monica Octavia & Rayna Brown (2008) Rient Gropp & Florian Heider (2009)
- -
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục các tài liệu tham khảo
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đều cho ra kết quả nhân tố rủi ro tỷ lệ nghịch với CTTC của ngân hàng: ngân hàng có rủi ro cao thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp và đối với ngân hàng có rủi ro thấp có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao (Monica Octavia và Rayna Brown, 2008; Reint Gropp và Florian Heider, 2009). Bởi vì, các nghiên cứu cho rằng trong điều kiện có nguy cơ rủi ro, ngân hàng có khả năng xoay sở tài chính kém có nghĩa là có khả năng vay nợ kém. Với các cách xây dựng biến khác nhau, một vài nghiên cứu không đưa ra được kết quả như giả thuyết đặt ra, cụ thể: Nguyễn Thị Ngân (2011) xây dựng biến rủi ro dựa trên khả năng thanh khoản của ngân hàng và cho ra kết quả khơng có ý nghĩa thống kê và tác giả giải thích là do biến này chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro của ngành ngân hàng nói chung. Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Phúc (2013) đo lường biến rủi ro dựa trên sự
biến động giá của các ngân hàng niêm yết và cũng chưa thấy được sự tác động rõ ràng của biến này lên CTTC của ngân hàng.
2.4.6. Tác động của tỷ suất sinh lợi lên cấu trúc tài chính của ngân hàng hàng
Các nghiên cứu trước đây chưa đề cập nhiều đến sự tác động của biến tỷ suất sinh lợi lên CTTC ngân hàng. Trong bảng 2.6 dưới đây, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của tỷ suất sinh lợi lên CTTC của ngân hàng.
Bảng 2.6: Tóm tắt kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của tỷ suất sinh lợi lên cấu trúc tài chính của ngân hàng
Bảng sau thể hiện kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của tỷ suất sinh lợi lên CTTC của ngân hàng: dấu “+“ thể hiện mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi.
Tác giả Cấu trúc tài chính ngân hàng
Trương Lê Ngọc Ân (2013) +
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục các tài liệu tham khảo
Về mối liên hệ giữa nhân tố tỷ suất sinh lợi với CTTC của ngân hàng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân (2011) cho ra kết quả: nhân tố tỷ suất sinh lợi có tác động cùng chiều lên CTTC của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao và đối với ngân hàng có tỷ suất sinh lợi thấp có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp. Giải thích sự tác động này, Nguyễn Thị Ngân (2011) cho rằng các ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính ở chổ khi có tỷ suất sinh lợi cao, họ có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong CTTC của mình mục đích là để khuếch đại lợi nhuận cho các chủ sở hữu.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngồi nước nói chung, kết quả nghiên cứu cho thấy: khơng phải nhân tố nào đem ra khảo sát cũng cho ra kết quả phù hợp với các lý thuyết nghiên cứu mà đơi khi kết quả thực nghiệm lại hồn tồn trái ngược với lý thuyết. Để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu thực nghiệm
về CTTC của các NHTM tại Việt Nam và NHTM trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mặc dù nghiên cứu cùng một nhân tố nhưng các nghiên cứu cho ra kết quả không thống nhất về chiều hướng tác động chẳng hạn như nhân tố tài sản cố định/ Tài sản thế chấp, nhân tố cổ tức. Một số nhân tố tác giả xét thấy có thể có tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam chưa được xem xét ở các nghiên cứu trước đây đó là tuổi của ngân hàng cũng được tác giả đưa vào lý thuyết nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, có một số nhân tố tác giả cũng kiểm định lại chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam như: quy mô, lợi nhuận, tỷ suất sinh lợi trên VCSH. Cũng chính vì vậy, đề tài xác định lại một số nhân tố có tác động lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
2.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng TMCP nói riêng như: lợi nhuận, qui mô, tăng trưởng, rủi ro kinh doanh,…tuy nhiên kết quả nghiên cứu đạt được khơng hồn tồn giống nhau.
Phát triển giả thuyết là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, là cơ sở đưa ra kết luận nghiên cứu. Trong q trình tìm hiểu mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam, đề tài đặt ra những giả thuyết nghiên cứu H (Hypothesis) trên cơ sở kết quả các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm như sau: giả thuyết thứ nhất về cấu trúc tài sản của ngân hàng và giả thuyết thứ hai về tuổi của ngân hàng. Các giả thuyết này được xây dựng nhằm xác định xem các nhân tố này có tác động như thế nào đến CTTC của ngân hàng TMCP Việt Nam. Đối với từng câu hỏi nghiên cứu đặt ra sẽ có giả thuyết phù hợp với mục tiêu nghiên cứu: các mục 2.3.1 và 2.3.2 lần lượt trình bày giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và câu hỏi nghiên cứu số 2.
2.5.1. Giả thuyết 1: Có mối quan hệ đồng biến giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam sản và cấu trúc tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
Giả thuyết đưa ra cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao thì sẽ có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao, và ngược lại ở ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp (Rient Gropp &
Florian Heider, 2009; Nguyễn Minh Phúc, 2013). Bởi vì theo kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng lớn, ngân hàng có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Hơn nữa, giá trị thanh lý của ngân hàng cũng tăng lên khi có nhiều tài sản hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp ngân hàng bị phá sản. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Rient Gropp & Florian Heider (2009) khi nghiên cứu cơ cấu vốn của 200 NHTM lớn nhất ở Mỹ và 15 nước Châu Âu từ năm 1991-2004 và tác giả cũng thấy được sự tương đồng với các doanh nghiệp phi tài chính rằng cơng ty lớn có nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của họ do các công ty này an toàn hơn, được biết đến nhiều hơn trên thị trường (Jensen và Meckling, 1976).
Giả thuyết H1: Ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp.
2.5.2. Giả thuyết 2: Có mối quan hệ đồng biến giữa tuổi của ngân hàng và cấu trúc tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam hàng và cấu trúc tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
Giả thuyết đưa ra cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai là ngân hàng thành lập trước có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng thành lập sau. Tuổi của ngân hàng thể hiện đặc điểm riêng của ngân hàng, được xác định từ năm thành lập đến năm khảo sát. Các ngân hàng thành lập càng lâu năm xây dựng được uy tín, thương hiệu và có thể tận dụng được lợi thế này xây dựng mối quan hệ mượn nợ do đó có tỷ lệ nợ cao hơn những ngân hàng thành lập sau. Ngoài ra, những ngân hàng thành lập trước thường đã tạo lập được mối quan hệ lâu dài với nhiều đối tác và đây cũng chính là một trong những lợi thế của họ. Hơn thế, qua quá trình hoạt động những ngân hàng này đã có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ và nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tạo được lòng tin nơi khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng thành lập sau ít
được biết đến, đội ngũ nhân viên còn non yếu và chưa tạo được uy tín trên thị trường, có ít đối tác hơn nên khả năng vay nợ sẽ kém hơn những ngân hàng đã được thành lập và hoạt động ổn định trước đó.
Giả thuyết H2: Ngân hàng thành lập trước có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng thành lập sau.
Các giả thuyết được xây dựng liên quan đến giả thuyết H1 và giả thuyết H0. Việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 đều phụ thuộc vào kết quả của nghiên cứu.