Kiểm định giả thuyết H2

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 70)

cao hơn ngân hàng thành lập sau.

Giả thuyết H2 được kiểm định theo phương pháp giá trị tới hạn và đặt giả thuyết đối của H0 là H2 thì đạt được kết quả tóm tắt ở bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết H2 Giả thuyết t

0= t(0,05, SLKS-8) Kết quả

H0: βAGE=0 H2: βAGE>0

1,0583 t(0,05, 157-8)=1,97 t0<t(0,05, 149): chấp nhận H0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mục 4.4 và kết quả tính toán trên excel

Theo kết quả tóm tắt trên, ta thấy được hệ số thể hiện tác động biến tuổi của ngân hàng, cho thấy nhân tố này không có tác động lên CTTC của ngân hàng. Từ kết quả này, ta kết luận loại bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0: ngân hàng thành lập trước hay sau không có ảnh hưởng gì đến CTTC của ngân hàng.

4.6. KIỂM TRA HIỆN TƢỢNG ĐA CỘNG TUYẾN

Dữ liệu để xây dựng mô hình là dữ liệu bảng nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến là rất cần thiết vì nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì các hệ số hồi quy trong mô hình trở nên không còn

chính xác nữa. Có nhiều phương pháp để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số tương quan giữa các biến độc lập. Khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập bằng hoặc lớn hơn 0,9 thì đó là dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả ma trận hệ số tương quan ở phần trên, ta thấy mối tương quan riêng giữa các biến tương đối thấp, cao nhất là 0,6303 ( giữa cặp biến hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời) và nhỏ hơn 0,9.

Để phân tích rõ hơn hiện tượng đa cộng tuyến đề tài sử dụng phân tích chỉ số hệ số VIF. Hệ số VIF là một chỉ số quan trọng để nhận biết đa cộng tuyến trong mô hình. Nếu chỉ số này lớn hơn 5, đó là dấu hiệu cho biết có hiện tượng đa cộng tuyến. Trường hợp chỉ số VIF gần bằng 10 thì đó là dấu hiệu đa cộng tuyến rất cao (Gujarati, 2004).Với quy tắc này đề tài thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến thông qua chỉ số VIF trong bảng 4.5.

Bảng 4.7: Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mẫu

Tên biến VIF 1/VIF

SIZE 2,25 0,444295 TANG 1,21 0,825632 ROA 2,98 0,335766 GROW 1,20 0,833341 RISK 1,21 0,829189 ROE 3,29 0,303815 LIQ 1,36 0,734826 AGE 1,29 0,773857 Trung bình VIF 1,85

Nguồn: Kết quả hệ số VIF các biến từ phần mềm Stata 11.1

Quan sát trên bảng dữ liệu 4.5 trong mẫu ta thấy hệ số 1/VIF của các biến đều lớn hơn 0.1 và hệ số VIF đều nhỏ hơn 5 (lớn nhất là ROE với VIF = 3,29). Như

vậy, ta có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến và ta hoàn toàn có thể xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở các biến độc lập.

4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi thực hiện chạy mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết được phát triển ở chương 2, tác giả tóm tắt kết quả hồi quy như sau:

Thứ nhất, ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp (Reint Gropp và Florian Heider, 2009 và Nguyễn Minh Phúc, 2013). Nguyên nhân dẫn đến tác động tích cực của cấu trúc tài sản đến CTTC của ngân hàng là vì khi ngân hàng có tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng lớn sẽ có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Bên cạnh đó, giá trị thanh lý của ngân hàng cũng tăng lên khi có nhiều tài sản hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp ngân hàng đó bị phá sản.

Thứ hai, biến Tuổi của ngân hàng (AGE) không có ý nghĩa thống kê và có tác động dương (+) phù hợp với giả thuyết ban đầu của đề tài do ngân hàng có số năm hoạt động càng lâu càng tạo được niềm tin để các nhà đầu tư có thể yên tâm góp vốn đầu tư vào ngân hàng. Lý giải nguyên nhân biến tuổi của ngân hàng không có ý nghĩa thống kê là do một số ngân hàng có lợi thế về số năm thành lập và một số khác thành lập sau tuy nhiên có thể có những lợi thế khác để tăng tỷ suất nợ của mình. Những lợi thế đó có thể là nhờ vào sự quản lý chặt chẽ, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hay có những cổ đông chiến lược nước ngoài giúp những ngân hàng mới thành lập vẫn có thể thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Như vậy, đề tài đã bổ sung minh chứng về tác động tích cực của cấu trúc tài sản lên CTTC của ngân hàng, điều mà các nghiên cứu trước đây còn chưa đưa ra được kết quả thống nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu giống với kết quả nghiên cứu của Rient Gropp & Florian Heider (2009) và Nguyễn Minh Phúc (2013) và trái ngược hoàn toàn với nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Monica Octavia & Rayna Brown (2008); nghiên cứu của Caglayan & Sak (2010) và

nghiên cứu của Trương Lê Ngọc Ân (2013). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thể hiện tác động tích cực của Tuổi của ngân hàng lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam qua chiều hướng tác động mặc dù kết quả nghiên cứu chưa có ý nghĩa thống kê.

4.8. TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Tóm lại, trong chương 4 đã trình bày kết quả hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của cấu trúc tài sản lên CTTC của ngân hàng: ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ này thấp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có mối liên hệ cho thấy sự tác động của tuổi của ngân hàng lên CTTC của ngân hàng.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. GIỚI THIỆU

Đề tài phân tích các nhân tố tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong đó, mục tiêu nghiên cứu tập trung xác định sự tác động của cấu trúc tài sản và tuổi của ngân hàng lên CTTC của ngân hàng. Bốn chương đã thực hiện nhằm đưa ra kết quả cho các mối liên hệ này. Sau khi đã phân tích chi tiết kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 sẽ kết luận lại về kết quả nghiên cứu (mục 5.2.1) và những đóng góp mà nghiên cứu đã đạt được (mục 5.2.2). Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai (mục 5.3).

5.2. KẾT LUẬN

5.2.1. Kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam mà cụ thể là tỷ suất nợ trên tổng tài sản. Đây không phải là một vấn đề mới nhưng trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng - một ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ nền kinh tế chung của cả nước, bên cạnh đó các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu CTTC của các doanh nghiệp phi tài chính mà chưa đề cập nhiều đến các doanh nghiệp tài chính hay ngân hàng nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014. Qua quá trình lược khảo tài liệu có liên quan cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các doanh nghiệp phi tài chính cũng ảnh hưởng lên CTTC của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến đồng thời sử dụng hiệu ứng cố định (Fixed Effect) với dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của 33 ngân hàng TMCP Việt Nam có số liệu đầy đủ từ 3 năm trở lên. Bằng phương pháp này, đề tài đã xác định được các nhân tố tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam đồng thời kiểm định tác động của từng biến lên mô hình nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy nghiên cứu cũng cho ra

kết quả tương tự như các nghiên cứu về ngân hàng trên thế giới. Cụ thể các nhân tố được xác định có ảnh hưởng lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam bao gồm 5 nhân tố: quy mô của ngân hàng, cấu trúc tài sản, hiệu quả kinh doanh, rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời. Trong đó, biến quy mô ngân hàng, cấu trúc tài sản và tỷ suất sinh lời là các biến có tác động cùng chiều với CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam; các biến hiệu quả kinh doanh và rủi ro tín dụng có tác động nghịch chiều lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Dựa vào kết quả mô hình thì các ngân hàng TMCP Việt Nam cần quan tâm đến những yếu tố như hiệu quả kinh doanh, rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lời vì ba biến này tác động nhiều nhất đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Các yếu tố khác như quy mô ngân hàng, cấu trúc tài sản cũng tác động đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam nhưng chỉ ở mức độ nhất định.

Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở chương 1 đồng thời cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, bảng 5.1 sau đây sẽ trình bày một cách tóm tắt các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thu được:

Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp từ mục 2.3 và mục 4.4

Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đưa ra kết luận cho đề tài: ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp hơn. Kết quả này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc tài sản lên CTTC của ngân hàng TMCP Việt Nam.

5.2.2. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống, phân tích những nhân tố tác động và kiểm định chiều hướng tác động của các nhân tố này đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam bằng việc chứng minh qua mô hình hồi quy và thông qua việc kế thừa, tổng hợp cũng như chọn lọc các kết quả của những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được tác động tích cực của nhân tố cấu trúc tài sản lên CTTC của ngân hàng, cũng cố thêm với ý kiến về mối quan hệ giữa hai nhân tố này cùng với nghiên cứu của Reint Gropp và Florian Heider (2009) và Nguyễn Minh Phúc (2013). Điều này góp phần bổ sung

Câu hỏi nghiên cứu (RQ)

Giả thuyết

(H) Kết quả nghiên cứu

RQ1: Ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ này thấp hay không?

H1: Ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp.

Ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản thấp.

RQ2: Ngân hàng thành lập trước có tỷ suất nợ trên tổng tài sản cao hơn ngân hàng thành lập sau hay không?

H2: Ngân hàng thành lập trước có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng thành lập sau.

Ngân hàng thành lập trước có tỷ suất nợ cao hơn ngân hàng thành lập sau, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê.

thêm luận cứ về mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện của hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu, đề tài đưa ra một số nhận định về CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đồng thời, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho nhà quản trị tài chính ngân hàng trong việc lựa chọn CTTC của tổ chức. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng cũng có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc và toàn diện hơn về CTTC ngân hàng mình: việc tác động hay điều chỉnh vào các nhân tố này sẽ giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam có một CTTC lành mạnh và góp phần giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Và đây cũng chính là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

5.3. CÁC GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI TRONG TƢƠNG LAI

Bên cạnh những kết quả mà nghiên cứu đã đạt được, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Thứ nhất về việc xây dựng mô hình nghiên cứu, đó là do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả không thể đưa tất cả các biến có tác động lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam, đưa vào mô hình một cách đầy đủ. Do đó, nghiên cứu chọn lọc và đưa vào mô hình những biến nội sinh mà tác giả cho rằng có tác động chủ yếu. Đề tài tập trung kiểm định lại các biến có tác động lên CTTC của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam mà chưa bổ sung các biến có tính đặc trưng riêng thể hiện những đặc điểm riêng tại Việt Nam mà có thể có ảnh hưởng.

Thứ hai về số liệu nghiên cứu, nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các ngân hàng TMCP Việt Nam niêm yết nên chưa có sự so sánh các nhân tố tác động lên CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung với CTTC của các ngân hàng niêm yết.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến các ngân hàng nói chung hay các định chế tài chính ở Việt Nam. Hơn nữa, do việc cung cấp các báo cáo tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam chưa đồng bộ nên cơ sở dữ liệu không đầy đủ qua các năm khảo sát.

Thứ ba về định hướng nghiên cứu, đề tài chỉ mới tập trung vào khẳng định có tồn tại các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC ngân hàng và hướng tác động của các nhân tố này mà chưa đi sâu vào nghiên cứu xây dựng CTTC tối ưu cho các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Trên đây là những giới hạn của nghiên cứu đồng thời cũng chính là những hướng nghiên cứu mà các nghiên cứu sau có thể bổ sung, hoàn chỉnh góp phần hoàn thiện đề tài được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Bộ Tài chính 2009, Thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009, truy cập tại

<http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?ite

mid=25257> [truy cập ngày 23/03/2016]

Bộ Tài chính 2014, Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014, truy cập tại <

http://www.vacpa.org.vn/Page/ChiTietVanBan.aspx?vanbanid=304> [truy

cập ngày 18/07/2015]

Đoàn Ngọc Phi Anh 2010,„Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn‟, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 5. 2010, trang 14-22.

Chính Phủ 2006, Nghị định 141/2006/ NĐ – CP ngày 22/11/2006, truy cập tại

<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_

id=1&mode=detail&document_id=17995> [truy cập ngày 21/01/2016]

Hoàng Ngọc Nhậm 2008, Kinh tế lượng, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống Kê, TP.Hồ Chí Minh.

Lê Công Hoa, Nguyễn Thành Hiếu 2012, Giáo trình nghiên cứu kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, TP. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước 2009, Quyết định 379/QĐ – NHNN ngày 24/02/2009, truy cậptại<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/vbqppl/vbqpplmoi/vbqp plmoi_chitiet;jsessionid=5TYnXL1LphR5jw7YLTJ63MGFt2jWQJQMW0h F8HkZ5f4DgcMqR2LF!1533518761!2012382362?vanbanid=1366&_afrLoo p=13922857115067715&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)