Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình đề nghị

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 45 - 48)

Như phân tích trong phần giả thuyết nghiên cứu (mục 2.3) cấu trúc tài sản và tuổi của ngân hàng được dự đoán có tác động cùng chiều lên tỷ suất nợ. Ngân hàng có tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao sẽ có tỷ suất nợ cao hơn những ngân hàng có tỷ lệ này thấp hay nói cách khác biến cấu trúc tài sản có quan hệ đồng biến với tỷ suất nợ do những ngân hàng này có tài sản thế chấp cao hơn nên có lợi thế nhiều hơn trong việc gia tăng nợ (Rient Gropp & Florian Heider, 2009; Nguyễn Minh Phúc, 2013). Tuổi của ngân hàng tính từ năm thành lập ngân hàng đến năm khảo sát, tuổi càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã có bề dày kinh nghiệm trên thị trường, xây dựng được uy tín, tạo dựng được khách hàng trung thành cho nên có khả năng vay nợ được nhiều hơn những ngân hàng mới thành lập.

Các biến quy mô ngân hàng, sự tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi cũng được tác giả kỳ vọng có tác động cùng chiều lên CTTC ngân hàng. Ngân hàng có quy mô lớn thì có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn và ngân hàng có quy mô nhỏ có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản nhỏ. Và điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu: Monica Octavia & Rayna Brown (2008), Ebru Caglayan & Sak (2010), Nguyễn Thị Ngân (2011), Nguyễn Minh Phúc (2013)...Bởi vì, các ngân hàng có quy mô càng lớn thì chi phí đại diện thấp và xây dựng được sự tín nhiệm từ phía nhà đầu tư nhiều hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, họ có nhiều cơ hội để tiếp cận cũng như vay nợ. Sự tăng trưởng có tác động cùng chiều lên CTTC của ngân hàng, có nghĩa là các ngân hàng có sự tăng trưởng càng cao thì mức độ sử dụng nợ càng lớn. Do hoạt động đặc thù riêng của ngành ngân hàng là “đi vay để cho vay“ nên khi có sự tăng trưởng mạnh, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách huy động vốn nhiều hơn để tiếp tục cho vay thu lợi, điều này đồng nghĩa với việc những ngân hàng có sự tăng trưởng càng mạnh sẽ vay nợ nhiều hơn để tiếp tục phát triển ngân hàng của mình. Tương tự phân tích như vậy đối với biến tỷ suất sinh lợi: khi có tỷ suất sinh lợi cao, các ngân hàng có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong CTTC của mình mục đích là để khuếch đại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Đây cũng là kỳ vọng của tác giả trong việc phân tích kết quả sự tác động của nhân tố tỷ suất sinh lợi lên CTTC của ngân hàng.

Các biến còn lại bao gồm: nhân tố hiệu quả kinh doanh, rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch biến với CTTC của ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh càng cao, ngân hàng có xu hướng sử dụng ít nợ hơn do ngân hàng sử dụng lợi nhuận giữ lại thay vì đi vay nợ bên ngoài, điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng khi doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vốn nội bộ và cũng là kỳ vọng chiều hướng tác động biến này lên CTTC ngân hàng của tác giả. Hai biến rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản thể hiện những rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Khi những rủi ro này gia tăng, nguy cơ phá sản càng cao thì khả năng thu hút đầu tư, thu hút lượng tiền gửi huy động kém hay nói khác đi là tỷ lệ vay nợ sẽ ít hơn. Vì thế, tác giả kỳ vọng hai biến rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản có tác động nghịch biến lên CTTC của ngân hàng.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu thực nghiệm và những kỳ vọng của tác giả trên đây, tác giả đưa ra bảng tổng hợp mô tả tóm tắt các biến nghiên cứu, cách đo lường các biến và kỳ vọng về dấu của các biến có trong mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1: Mô tả tóm tắt các biến nghiên cứu, cách đo lƣờng và kỳ vọng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Tên biến Mô tả biến Cách đo lƣờng Dấu kỳ

vọng

Biến phụ thuộc

LEV Tỷ suất nợ Tổng nợ/ Tổng tài sản Biến độc lập

SIZE Quy mô ngân hàng

Đo lường bằng cách lấy logarit chỉ tiêu tổng tài

sản cuối kỳ +

TANG Cấu trúc tài sản Đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản hữu hình/

Tổng tài sản +

ROA Hiệu quả kinh doanh

Đo lường bằng chỉ tiêu ROA

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản -

GROW Sự tăng trưởng của ngân hàng

Đo lường thông qua tốc độ tăng của tổng tài sản.(Tổng tài sản cuối kỳ – Tổng tài sản đầu kỳ)/ Tổng tài sản đầu kỳ)

+

RISK Rủi ro tín dụng Đo lường bằng tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay - ROE Tỷ suất sinh lời Đo lường bằng ROE, ROE = Lợi nhuận sau

thuế/ VCSH +

LIQ Khả năng thanh khoản

Đo lường bằng tỷ lệ Cho vay khách hàng / Tiền

gửi của khách hàng -

AGE Tuổi của ngân hàng

Đo lường bằng hiệu số giữa năm khảo sát và

năm thành lập ngân hàng +

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)