Xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 39 - 41)

So sánh kết quả nghiên cứu về CTTC của các ngân hàng, ta nhận thấy có sự khác biệt về hướng tác động của một số nhân tố lên CTTC của ngân hàng ở các mô hình nghiên cứu khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng lựa chọn các nhân tố tác động lên CTTC ngân hàng và mô hình định lượng để xem xét đánh giá cho các ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy CTTC của ngân hàng bị tác động bởi 4 nhóm nhân tố: Quy mô của ngân hàng; Hiệu quả hoạt động của ngân hàng; Rủi ro của ngân hàng và Đặc điểm của ngân hàng. Do đó, mô hình nghiên cứu (3.1) sau đây được xây dựng bên cạnh mục đích chính là tìm hiểu tác động của cấu trúc tài sản và tuổi của ngân hàng lên CTTC của ngân hàng, nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng từ bốn nhóm nhân tố được nêu trên.

Mô hình

LEVi = β0 +β1SIZEi + β2TANGi + β3ROAi + β4GROWi + β5RISKi + β6ROEi + β7LIQi + β8AGEi + εi (3.1)

3 Có 4 ngân hàng bị loại khỏi nghiên cứu do chỉ thu thập được số liệu ít hơn 3 năm bao gồm: ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam.

Biến thể hiện CTTC của ngân hàng

LEVi: Tỷ suất nợ (Tổng nợ trên tổng tài sản) của ngân hàng i

Biến thể hiện quy mô của ngân hàng

SIZEi: SIZE (Logarit cơ số 10 của tổng tài sản - Log A- Logarirh total Assets) của ngân hàng i

Biến thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng

ROAi: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng i ROEi: Lợi nhuận sau thuế trên VCSH của ngân hàng i

Biến thể hiện rủi ro của ngân hàng

RISKi: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng i

LIQi: Cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng của ngân hàng i

Biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng

GROWi: Tốc độ tăng của tổng tài sản (Hiệu của tổng tài sản cuối kì và tổng tài sản đầu kì trên tổng tài sản đầu kì) ngân hàng i

TANGi: Tài sản hữu hình trên tổng tài sản của ngân hàng i AGEi: Hiệu số giữa năm khảo sát và năm thành lập ngân hàng i

Trong điều kiện thị trường tài chính và thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa phát triển hoàn chỉnh và tính minh bạch thông tin của các ngân hàng TMCP Việt Nam chưa cao, chúng ta không thể sử dụng tất cả các biến được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu của các nước trên thế giới thay vào đó ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp với tình hình ở Việt Nam. Chẳng hạn như trong các nghiên cứu có sử dụng biến tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách tài sản (MTB) và biến cổ tức, tuy nhiên vì những lý do trên đây, tác giả không sử dụng những biến này để đánh giá tác động lên CTTC ngân hàng. Bên cạnh đó, trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào những biến nội sinh để xác định các nhân tố tác động lên CTTC của ngân hàng mà không đề cập đến các biến ngoại sinh chẳng hạn như biến tăng trưởng GDP.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động lên CTTC các ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các biến có ảnh hưởng đến CTTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu của mình theo như hình sau:

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)