Thời gian xử lý giao dịch
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng khi thực hiện thành công một giao dịch TTQT theo yêu cầu của KH. Thời gian xử lý giao dịch đƣợc xây dựng dựa trên những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về thời gian xử lý tối đa đối với từng phƣơng thức TTQT. Thời gian thực hiện giao dịch tuân thủ đúng quy định thì sẽ giúp KH hạn chế rủi ro, luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, NH tiết kiệm đƣợc chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ TTQT. Thời gian xử lý giao dịch càng nhanh chóng thì càng thể hiện tính chuyên nghiệp của NH, là một nhân tố quan trọng giúp phát triển hoạt động TTQT.
Mức độ rủi ro do sai sót trong quá trình tác nghiệp
Hoạt động thanh toán luôn có hai yêu cầu chính: nhanh chóng và chính xác. Nếu chỉ thực hiện giao dịch nhanh chóng thôi thì chƣa đủ, nếu giao dịch đó không chính xác thì làm mất nhiều thời gian hơn để xử lý sai sót. Không những thế, việc xử lý những sai sót do phía NH gây ra sẽ làm tổn thất tài chính của NH, làm giảm uy tín của NH. Vì vậy, việc thực hiện các giao dịch TTQT cần phải chính xác theo đề nghị của KH về đơn vị thụ hƣởng, số tiền, nội dung giao dịch, các điều khoản và điều kiện khác tùy theo từng phƣơng thức thanh toán, hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình xử lý giao dịch. Đồng thời trong quá trình thanh toán, NH phải đảm bảo an toàn trong giao dịch, không làm thất thoát tài sản hay tổn thất tài chính của KH cũng nhƣ NH, bảo mật thông tin cho KH. Một NH có mức độ rủi ro do sai sót trong quá trình tác nghiệp lớn thì không thể nào có hoạt động TTQT phát triển đƣợc.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số thanh toán quốc tế
Doanh số TTQT là trị giá của các giao dịch TTQT mà NH xử lý. Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm về doanh số TTQT vừa phản ánh về hiệu quả, vừa phản ánh về quy mô của hoạt động TTQT, chỉ tiêu này đƣa ra sự so sánh tƣơng đối về doanh số TTQT của NH qua các năm, từ đó có thể đƣa ra những đánh giá tổng quát về sự tăng (giảm) của quy mô và hiệu quả hoạt động TTQT của một NH. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số dƣơng thể hiện sự phát triển về hoạt động TTQT của NH, mức độ phát triển đến đâu thể hiện qua tỷ lệ tăng trƣởng nhiều hay ít. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số âm thể hiện sự suy giảm trong hoạt động TTQT, NH cần tìm ra nguyên nhân để có hƣớng khắc phục. Tuy nhiên, để đánh giá đúng sự phát triển TTQT còn phải dùng thêm một số chỉ tiêu khác để đo lƣờng vì còn phụ thuộc các yếu tố đầu vào.
Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT NH sẽ thu đƣợc một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của mình, doanh thu TTQT của NH là tổng các khoản phí thu đƣợc trong hoạt động TTQT. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT, phí thu đƣợc càng cao thì hiệu quả hoạt động TTQT càng lớn, càng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh NH. Đồng thời, thông qua việc thống kê loại phí thu đƣợc, có thể đánh giá hiệu quả của mỗi phƣơng thức thanh toán, hay mỗi sản phẩm – dịch vụ TTQT của NH.
Tỷ trọng doanh thu thanh toán quốc tế theo từng đơn vị
Hoạt động TTQT cần phải phát triển bền vững, điều này thể hiện ở sự phát triển đồng đều của tất cả các đơn vị và các phƣơng thức TTQT của NH. Nếu hoạt động
TTQT chỉ phát triển tập trung tại một số đơn vị, với một số khách hàng và một loại phƣơng thức thanh toán nhất định thì điều này không an toàn cho sự phát triển chung, việc chấm dứt giao dịch của những khách hàng này sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh số hoạt động TTQT của Đơn vị và của chính NH. Chỉ tiêu tỷ trọng doanh số TTQT theo từng khu vực phản ánh về quy mô và thị phần hoạt động TTQT của NH. Khi phân tích theo chỉ tiêu này sẽ giúp ta xác định đƣợc những đơn vị nào trong hệ thống NH của mình có hoạt động mạnh/yếu về TTQT để có những đầu tƣ đúng hƣớng cho từng đơn vị cụ thể. Đối với các đơn vị có hoạt động TTQT mạnh, cần tiến hành tốt việc chăm sóc khách hàng hiện hữu, không quên chăm sóc và thu hút thêm khách hàng tiềm năng, để mở rộng quy mô hoạt động TTQT về cả doanh số và phƣơng thức TTQT. Đối với những đơn vị có hoạt động TTQT yếu, ít phát sinh, cần tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của những đơn vị này.
Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế
Thu nhập TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT
Chất lƣợng hoạt động TTQT của NH đƣợc phản ánh thông qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động TTQT. Để xác định thu nhập mang lại từ hoạt động TTQT, các NH phải tính đƣợc chi phí phát sinh cho hoạt động này. Thu nhập TTQT bằng hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT. Chỉ tiêu này tăng cao thể hiện hiệu quả của hoạt động TTQT đƣợc nâng lên, ngƣợc lại nó chỉ ra NH cần có những giải pháp thúc đẩy tăng doanh thu và giảm chi phí TTQT để tăng thu nhập hoạt động. Khi sử dụng chỉ tiêu này ta cần xem xét tỷ trọng của nó trong tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và trong tổng thu nhập hoạt động của NH, để xác định đƣợc mức độ phát triển và mức độ đóng góp của TTQT vào hoạt động chung của NH là nhƣ thế nào, từ đó đƣa ra các chính sách phát triển thích hợp cho từng thời kỳ.
Chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết đƣợc trong toàn bộ các phƣơng thức thanh toán thì phƣơng thức thanh toán nào đƣợc khách hàng sử dụng nhiều nhất, phƣơng thức nào NH có chất lƣợng phục vụ tốt nhất, chỉ tiêu này cũng giúp cho NH nhận định đúng hơn về nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ TTQT. Từ đó, NH có thể đƣa ra các tƣ vấn hợp lý cho khách hàng khi lựa chọn phƣơng thức thanh toán, nhằm phát triển hài hòa cơ cấu phƣơng thức thanh toán, góp phần tăng doanh số thanh toán và mở rộng đƣợc thị phần của NH.