Hoạt động TQTT gắn liền với hoạt động kinh doanh XNK (mậu dịch) và một số hoạt động phi mậu dịch của khách hàng, sự phát triển của các hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch trong nền kinh tế là yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động TTQT trong các NH. Để tạo thuận lợi cho hoạt động TTQT của hệ thống NHTM nói chung và SCB nói riêng, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
Hoàn thiện và bổ sung văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT liên quan đến mối quan hệ trong nƣớc và quốc tế, liên quan đến luật pháp của quốc gia tham gia vào hoạt động TTQT, và các thông lệ quốc tế. Hiện nay, nƣớc ta chƣa có văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT, điều này gây ra rủi ro và sự không thống nhất trong hoạt động TTQT của các NHTM. Vì vậy, chính phủ cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam tạo môi trƣởng pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT của các NHTM, cụ thể:
- Các văn bản Luật hoặc dƣới Luật đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thƣơng của ngƣời mua – ngƣời bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các NH. Nếu chỉ căn cứ vào UCP 600 thì chƣa đủ để phân định trách nhiệm của nhà Nhập khẩu, Xuất khẩu và NH Việt Nam khi phát sinh tranh chấp.
- Chính phủ cần đƣa ra các quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật các công cụ chuyển nhƣợng để góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng thƣơng mại, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy giao lƣu thƣơng mại thông qua việc áp dụng công cụ thanh toán, tín dụng mới cho nền kinh tế; tăng khả năng lƣu thông của các công cụ chuyển nhƣợng. Nó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ công cụ chuyển nhƣợng.
- Ban hành các quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu lập theo L/C, đây là hối phiếu kèm chứng từ và liên quan đến Luật quốc tế, nên cần có quy chế riêng để phân định rõ nghĩa vụ và quyền hạn của NH chiết khấu và ngƣời thụ hƣởng, nhằm tránh những tranh chấp giữa NH chiết khấu và doanh nghiệp XNK, là cơ sở để tòa án phán quyết.
- Ban hành các hƣớng dẫn và quy định về việc kiểm tra chứng từ do các doanh nghiệp XNK xuất trình: Hợp đồng ngoại thƣơng, Bộ chứng từ hàng hóa, giấy phép XNK hàng hóa, Tờ khai hải quan… để chuyển tiền, nhờ thu hoặc phát hành L/C, phòng tránh rủi ro do KH cố tình gian lận.
- Chính phủ cũng cần có văn bản hƣớng dẫn về việc áp dụng các tập quán, điều lệ quốc tế áp dụng cho hoạt động TTQT nhƣ: UCP, INCOTERMS…
Hoàn thiện chính sách thương mại khuyến khích xuất nhập khẩu
Cần thực hiện hiệu quả các chính sách thƣơng mại theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu: áp dụng hạn ngạch hoặc thuế nhập khẩu một số loại hàng hóa, bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc và khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu… nhằm cải thiện cán cân TTQT. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, XNK hàng hóa và dịch vụ, khai thác có hiệu quả những tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sức lao động để giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm
lƣợng trí tuệ, công nghệ. Thêm vào đó, cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động XNK. Ngoài ra, cần có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK theo một chu trình khép kín, cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.3.2. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trƣờng ngoại tệ liên NH là nơi trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết nhu cầu về ngoại tệ giữa các NH với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên NH là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT. Để mở rộng và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên NH, NHNN cần thực hiện một số biện pháp:
- Mở rộng đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng: hiện nay chỉ có các doanh nghiệp XNK đƣợc tham gia mua bán trên thị trƣờng liên ngân hàng thông qua các chi nhánh của các NHTM trong vai trò môi giới. NHNN nên mở rộng đối tƣợng môi giới ra các tổ chức đƣợc NHNN (hoặc một uỷ ban quản lý thị trƣờng ngoại hối) cấp giấy phép. Các quỹ đầu tƣ và các cá nhân nên đƣợc phép tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng liên ngân hàng thông qua các nhà môi giới.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng Việt Nam tham gia vào hoạt động thị trƣờng tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, trƣớc hết là thị trƣờng Hongkong và Singapore. Hiện nay, mới chỉ có NH Ngoại thƣơng Việt Nam thực hiện đƣợc hoạt động này và đạt đƣợc một thành công góp phần sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, nhất là nguồn tiết kiệm ngoại tệ huy động từ trong nƣớc. Để thúc đẩy các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thị trƣờng tiền tệ quốc tế, Ngân nhà Nhà nƣớc cũng cần thay đổi một số những quy định pháp lý về quản lý ngoại hối và sự di chuyển của những luồng vốn.
- Nâng cao trình độ công nghệ của NHTM và các tổ chức tín dụng trong nƣớc. Chất lƣợng hoạt động của các NHTM là điều kiện nhằm đem lại sự ổn định cho thị trƣờng. Các NH cần có hệ thống thông tin với khả năng thu thập và xử lý và cung cấp thông tin hiệu quả cho hoạt động quản lý nguồn vốn, chất lƣợng sử dụng vốn và dự báo chính xác diễn biến của thị trƣờng.
- NH Nhà nƣớc cần sớm xây dựng quy chế hoạt động đối với các thành viên tham gia hoạt động thị trƣờng ngoại tệ liên NH phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của thị trƣờng. Thiết lập quy chế về thông tin: cơ quan kiểm duyệt thông tin, đội ngũ cán bộ xử lý, cung cấp thông tin phù hợp, cơ chế phối hợp thông tin với các cơ quan chức năng, v.v…. nhằm tránh tình trạng chồng chéo thông tin, bóp méo thông tin.
- Đầu tƣ cho các điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổng hợp, cập nhật thông tin, dự báo diễn biến thị trƣờng, vốn khả dụng, trình độ quản trị kinh doanh, rủi ro, khả năng quản lý vốn khả dụng của NHNN từng bƣớc gắn kết thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc với thị trƣờng tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cán bộ về kỹ thuật xử lý giao dịch phát sinh trên thị trƣờng, các kỹ thuật vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên NH.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp nêu trên, để việc phát triển thị trƣờng tiền tệ liên NH đạt hiệu quả, NHNN phải giám sát thƣờng xuyên hoạt động của thị trƣờng, quản lý chặt chẽ quá trình mua bán của các NH trên thị trƣờng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động của các NHTM
NH Nhà Nƣớc cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động NH, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động NH trên tất cả các mặt: tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thanh toán...cho phù hợp với pháp luật Việt Nam, với chuẩn mực và thông lệ quốc tế cũng nhƣ các cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam tham gia ký kết. Xây dựng và hoàn thiện dự án sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng cần
theo hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó NH Nhà nƣớc có quyền độc lập tƣơng đối nhiều hơn. Việc triển khai các Dự án Luật Hối phiếu, Dự án Pháp lệnh ngoại hối cần đƣợc tiến hành trong thời gian sớm nhất.
Theo cách hiểu và tiếp cận hiện đại của WTO, các nghiệp vụ, dịch vụ NH mới đƣợc phân loại thành: Nhận tiền gửi và các khoản tiền phải hoàn trả từ công chúng; Tất cả các kiểu cho vay, bao gồm cả tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, Factoring và tài trợ cho các giao dịch thƣơng mại; Cho thuê tài chính; Tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền; Bảo lãnh và cam kết; Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của ngƣời tiêu dùng hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trƣờng phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm sau đây: Các công cụ của thị trƣờng tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các công cụ lãi suất, các chứng khoán chuyển nhƣợng đƣợc, các công cụ mua bán đƣợc khác và các tài sản tài chính; Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khoán, bao gồm nhận bảo lãnh và đầu tƣ nhƣ một đại lý (hoặc công hoặc tƣ) và cung cấp dịch vụ liên quan; Môi giới tiền tệ; Quản lý tài sản; Các dịch vụ thanh toán đối với tài sản tài chính; Các dịch vụ tƣ vấn và phụ trợ khác; Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan đƣợc cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác. Vì vậy, NH Nhà nƣớc cần kịp thời ban hành quy định, chính sách cho hoạt động NH theo cách phân loại dịch vụ NH hiện đại, đồng thời xây dựng các biện pháp đề phòng vệ chính đáng trong tình huống có rủi ro do mở cửa thị trƣờng dịch vụ NH, đổi mới nội dung và phƣơng thức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng của mở cửa và hội nhập dịch vụ NH, đổi mới phƣơng pháp hạch toán thống kê, thu thập số liệu, thông tin, phân tích số liệu thống kê về ngành và phân ngành dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ NH theo cách thức của WTO/GATS, nhằm tạo dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động dịch vụ NH thƣơng mại Việt Nam trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế.
Tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hƣởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực XNK và TTQT. Vì vậy, để phát triển hoạt động TTQT trong các NHTM, NHNN cần xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trƣờng. Việc điều hành chính sách tỷ giá cần phải phù hợp với từng giai đoạn, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trƣờng ngoại hối để tỷ giá biến động theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế. Khi tỷ giá ngoại tệ trong ngắn hạn biến động trên cơ sở giá thị trƣờng, NHNN sử dụng các biện pháp tài chính vĩ mô để giữ ổn định tỷ giá dài hạn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thƣơng và các NH có hoạt động TTQT. Mặt khác, chính sách tỷ giá này cũng tạo điều kiện cho việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhƣ mua bán kỳ hạn forward, quyền chọn mua/chọn bán, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các loại hình giao dịch trên nhằm gia tăng lợi nhuận hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Hiện nay, NHNN quản lý thị trƣờng ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên NH, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Tuy trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể thì các biện pháp này là cần thiết nhƣng về lâu dài phải dần nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trƣờng ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế đồng thời chuyển hƣớng từ từ sang cơ chế tỷ giá thả nổi tự do có sự quản lý của Nhà nƣớc, bằng việc sử dụng các công cụ lãi suất để điều tiết thị trƣờng tiền tệ.
Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng NHNN
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nƣớc thuộc NH Nhà nƣớc Việt Nam, có chức năng thu nhận, lƣu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nƣớc của NH Nhà nƣớc; thực hiện các dịch vụ thông tin NH theo quy định của NH Nhà nƣớc và của pháp luật. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của
NHNN cũng nhƣ bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống NH.
Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tƣ cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, NHNN cần tăng cƣờng trang bị các phƣơng tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thƣờng xuyên các thông tin về tình hình dƣ nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng để các NH có thể nắm thông tin của KH phục vụ công tác thẩm định tài trợ XNK.
KẾT LUẬNCHƢƠNG3
Từ cơ sở lý luận về TTQT tại NHTM ở Chƣơng 1 và những phân tích, đánh giá hoạt động TTQT tại NH TMCP Sài Gòn ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 của luận văn đã tập trung giải quyết những nội dung sau:
- Nêu ra những mục tiêu, định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TTQT nói riêng của SCB từ năm 2011 – 2015.
- Từ thực trạng hoạt động trong thời gian qua và định hƣớng phát triển trong thời gian tới của SCB, tác giả đƣa ra các giải pháp để phát triển hoạt động TTQT của NH. - Từ những giải pháp phát triển hoạt động TTQT của SCB, tác giả nêu lên một số
kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các Bộ Ngành liên quan để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo điều kiện để phát triển hoạt động TTQT, góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của SCB.
KẾT LUẬN
Thanh toán Quốc tế là mảng nghiệp vụ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có những quan tâm nhất định để phát triển hoạt động TTQT. Tuy nhiên, qua gần sáu năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chƣa đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, chƣa tạo dựng đƣợc uy tín và thƣơng hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh này. Với mong muốn tìm ra đƣợc giải pháp và phƣơng hƣớng nhằm phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, trong khuôn khổ luận văn tác giả đã giải quyết một số vấn đề nhƣ sau:
- Tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TTQT, bao gồm: quá trình