Thu nhập Thanh toán Quốc tế tăng trưởng chưa bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 77 - 78)

Thu nhập từ hoạt động TTQT của SCB chƣa có sự ổn định, nhƣ đã phân tích tại Mục 2.4.1.2 thu nhập tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, mức tăng từ 66% - 117% so với năm trƣớc, nhƣng sau đó từ năm 2009 – 2011 thu nhập TTQT tụt dốc, đến cuối năm 2011 thu nhập giảm gần 157% so với năm 2009. Cơ cấu thu nhập TTQT của SCB chƣa cân đối, nguồn thu lớn tập trung vào phƣơng thức tín dụng chứng từ, thu nhập từ nghiệp vụ chuyển tiền chiếm tỷ trọng không đáng kể, còn phƣơng thức nhờ thu hầu nhƣ không có đóng góp vào tổng thu nhập TTQT. Tỷ trọng thu nhập TTQT so với Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của NH có xu hƣớng giảm từ 2,15% năm 2007 đến xuống còn 0,65% năm 2010, đến hết năm 2011 có tăng nhẹ nhƣng cũng chỉ chiếm hơn 4,28% tổng lãi thuần từ dịch vụ. Hoạt động TTQT của SCB chƣa đạt đƣợc mức độ phát triển tƣơng ứng với quy mô NH.

2.4.2.6.Nhiều dịch vụ TTQT hiện đại chưa được áp dụng

Các sản phẩm dịch vụ TTQT mới tuy đã đƣợc SCB nghiên cứu nhƣng đến nay nhiều dịch vụ mới vẫn chƣa đƣợc áp dụng. Bên cạnh các sản phẩm TTQT truyền thống đã đƣợc SCB phát triển tốt thì còn các sản phẩm hiện đại nhƣ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, đại lý séc du lịch; các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới nhƣ factoring, forfaiting (bao tiêu thanh toán và mua bán nợ quốc tế), trust receipt (biên lai tín thác), packing credit (tín dụng trọn gói)… chƣa đƣợc triển khai. Những hạn chế này của SCB sẽ là thách thức rất lớn trong việc phát triển hoạt động TTQT, tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn cả nƣớc trong tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)