Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 78)

Nguyên nhân khách quan

Các chính sách kinh tế vĩ mô chưa ổn định

Hoạt động TTQT có đặc thù gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, hải quan, thuế quan… Những thay đổi thƣờng xuyên các quy định về công tác XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt TTQT của NH. Trong những năm vừa qua, việc Nhà nƣớc điều chỉnh tăng các loại thuế và phí liên quan đến hoạt động XNK đã tạo sức ép rất lớn, làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc. Hoạt động XNK bị hạn chế đã kéo theo hoạt động TTQT của NH sụt giảm. Từ năm 2007 trở lại đây, tỷ giá luôn biến động theo chiều hƣớng tăng, tỷ giá tăng làm ảnh hƣởng lớn đến thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, làm hạn chế hoạt động XNK của doanh nghiệp. Lãi suất ngoại tệ giảm, trong khi tỷ giá tăng liên tục khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ, không bán ra cho NH và tránh vay ngoại tệ. Việc sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, tuy có tác dụng giải quyết tình trạng khan hiếm ngoại tệ nhƣng do lãi suất khá cao nên các NHTM cũng hạn chế áp dụng. Trong tình hình lãi suất biến động mạnh nhƣ vậy, các doanh nghiệp cần đƣợc bảo vệ bằng những công cụ phái sinh nhƣ nghiệp vụ ngoại hối Kỳ hạn, Quyền chọn, nhƣng hiện nay các nghiệp vụ này hầu nhƣ chƣa đƣợc áp dụng tại Việt Nam. Những nguyên

nhân này gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong nền kinh tế, dự trữ ngoại tệ của các NH không dồi dào, khiến cho SCB gặp khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu cao về ngoại tệ cho khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán.

Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế chưa hoàn thiện

Tại Việt Nam hiện nay, các bên tham gia hoạt động TTQT vận dụng một số văn bản pháp luật quốc tế nhƣ Incoterms 2000 hoặc 2010, Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600), Quy tắc Nhờ thu URC522... làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn các bên liên quan, nhƣng trên thực tế, những văn bản trên chỉ là thông lệ quốc tế đƣợc áp dụng một cách tuỳ chọn nếu có tham chiếu đến. Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đều có nguồn luật hoặc các văn bản dƣới luật quy định cụ thể về các loại hình nghiệp vụ TTQT dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của nƣớc họ. Bên cạnh đó, nhiều văn bản, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thiếu đồng bộ, ban hành chậm trễ, nội dung chồng chéo, sửa đổi bổ sung nhiều lần gây khó hiểu hay hiểu không đúng cho các bên tham gia nên không đảm bảo tính thống nhất trong văn bản pháp luật khiến cho hiệu lực pháp lý còn thấp, việc thực thi chƣa nhất quán giữa các NH.

Việc áp dụng các phương tiện thanh toán còn hạn chế

Tại các nƣớc phát triển, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời khá cao, cộng với sự hỗ trợ của hệ thống chính sách vĩ mô đã khiến hệ thống các công cụ và phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các NH thuận tiện đến mức tiền mặt chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động của các nền kinh tế này. Tại Việt Nam, dù lƣợng tiền mặt sử dụng trong hoạt động thanh toán đã có chiều hƣớng giảm xuống, từ 32% năm 1997 xuống gần 23,7% năm 2001, 17,2% năm 2006, từ năm 2010 đến nay còn khoảng 14%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao. Mặt khác, Việt Nam chƣa xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động các công cụ thanh toán, điều này cũng dễ gây ra rủi ro khi có tranh chấp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh, dẫn đến việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán phi tiền mặt tại nƣớc ta còn hạn chế. Hoạt động chuyển nhƣợng, chiết

khấu các công cụ thanh toán tại SCB hầu nhƣ không phát sinh, các giao dịch liên quan đến Séc chỉ diễn ra một chiều – gửi Séc ra nƣớc ngời nhờ thu hộ, không chi trả đối với Séc do nƣớc ngoài xuất trình. Bên cạnh đó, do khả năng tài chính chƣa cao, SCB chỉ mới thực hiện phát hành thẻ thanh toán nội địa, chƣa triển khai đƣợc thẻ TTQT. Việc hạn chế sử dụng các phƣơng tiện thanh toán khiến SCB để lỡ mất một thị trƣờng hấp dẫn và đầy tiềm năng.

Trình độ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế

Các doanh nghiệp XNK tại nƣớc ta hiện nay nói chung, và các doanh nghiệp là khách hàng của SCB nói riêng, còn khá non trẻ trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam mới gia nhập thị trƣờng, chƣa có kiến thức về luật pháp quốc tế, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thƣơng, TQTT … do đó, rất dễ gặp phải những rủi ro pháp lý, rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị, hoặc ký kết hợp đồng có nhiều kẽ hở bị đối tác nƣớc ngoài lợi dụng, lừa đảo. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nƣớc đối mặt với nguy có không nhận đƣợc hàng (Nhập khẩu), không đƣợc thanh toán (Xuất khẩu), ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng, TTQT của NH vì đa phần doanh nghiệp sử dụng vốn vay để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc đã đƣợc NH chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất trƣớc khi doanh nghiệp nhận đƣợc tiền thanh toán.

Nguyên nhân chủ quan

Công tác tiếp thị khách hàng chưa hiệu quả

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các NHTM luôn chú trọng đến vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trên cùng một thị trƣờng, cùng một địa bàn, các NH thƣờng đƣa ra các loại hình sản phẩm dịch vụ TTQT có tính chất giống nhau, buộc mỗi NH phải luôn cố gắng nỗ lực trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình. Việc chú trọng công tác Marketing trong kinh doanh của NH là điều tất yếu. Tuy nhiện, hoạt động tiếp thị khách hàng TTQT của SCB chƣa có sự đồng bộ, chƣa có hiệu quả từ Hội sở đến các chi nhánh và Phòng giao dịch, hầu hết các Đơn vị hoạt động cầm chừng,

không chủ động tìm kiếm khách hàng. Hội đồng quản trị và Ban điều hành chƣa thông qua một chƣơng trình hành động cụ thể, và cũng chƣa có sự đầu tƣ đúng mức vào việc quảng bá – tiếp thị dịch vụ TTQT đến khách hàng. Chính vì vậy, dịch vụ TTQT của SCB chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến, các khách hàng hiện hữu giao dịch giảm dần, và không thể phát triển.

Hoạt động thanh toán quốc tế chưa được chú trọng phát triển

Mặc dù nhận thấy hoạt động TTQT là một mảng nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể cho NH với chi phí thấp, nhƣng do chính sách chung của NH chỉ chú trọng vào mảng nghiệp vụ là huy động vốn và tín dụng, hai mảng hoạt động chính yếu và mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH. Mặt khác, các Đơn vị chƣa thực sự am hiểu về hoạt động TTQT, vẫn còn xem nhƣ đây là mảng nghiệp xa lạ. Theo báo cáo tình hình hoạt động TTQT hàng tháng, hàng năm của các Đơn vị, có thể đƣa ra nhận xét rằng những đơn vị có Ban lãnh đạo hiểu về nghiệp vụ TTQT, quan tâm đến hoạt động TTQT thì luôn có doanh số TTQT chiếm tỷ trọng lớn. Hiện tại, hầu hết các Đơn vị thuộc SCB còn khá thờ ơ đối với nghiệp vụ TTQT, nhiều Đơn vị không chủ động giới thiệu dịch vụ TTQT đến khách hàng, thậm chí từ chối thực hiện nghiệp vụ khi khách hàng có nhu cầu. Các chƣơng trình khuyễn mãi TTQT và Kiều hối hấp dẫn đƣợc phòng TNTTTM nghiên cứu và đƣa ra hầu nhƣ không đƣợc các Đơn vị tìm hiểu, điều này làm cho hiệu quả của các chƣơng trình khuyến mãi không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, không phát huy đƣợc tác dụng.

Sự hỗ trợ của các nghiệp vụ liên quan chưa hiệu quả

Hoạt động TTQT muốn phát triển đƣợc thì rất cần sự hỗ trợ của các nghiệp vụ liên quan, đặc biệt là: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Việc hạn chế tăng trƣởng tín dụng ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động TTQT. Từ năm 2009 đến nay, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản, hạn chế lƣợng cung tiền ra nền kinh tế, khiến hoạt động tín dụng của SCB chững lại. Đa phần khách hàng có quan hệ TTQT với SCB đều có nhu cầu vay bổ sung vốn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh, chiết khấu BCT, vay thanh toán hàng hóa XNK, nhƣng SCB không đáp ứng đƣợc những nhu cầu này của khách hàng hoặc có cho vay thì đƣa ra những yêu cầu khắt khe, các doanh nghiệp khó đáp ứng đƣợc nên một số khách hàng lâu năm của SCB cũng đã chuyển sang giao dịch với những NH khác. Chính vì khách hàng lâu năm không tiếp tục giao dịch, việc tiếp thị khách hàng mới thì khó khăn nên hoạt động TTQT của SCB sụt giảm liên tục từ năm 2009 đến nay.

Nguồn ngoại tệ phục vụ cho khách hàng TTQT chƣa đáp ứng nhu cầu. Tại SCB, số lƣợng KH có hoạt động XK thu ngoại tệ về rất ít, đa số KH chỉ có hoạt động NK. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải chuẩn bị đƣợc nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của KH. SCB thƣờng đứng trƣớc nguy cơ mua bán ngoại tệ với KH ở mức giá cao hơn so với các NH bạn. Vào những thời điểm nguồn ngoại tệ khan hiếm, SCB chỉ phục vụ đƣợc các KH có sẵn ngoại tệ, còn những KH mua ngoại tệ giao ngay để thanh toán thì không đƣợc đáp ứng hoặc đáp ứng một cách hạn chế. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động TTQT của SCB.

Uy tín của ngân hàng SCB trên thị trường trong nước và quốc tế còn hạn chế

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, uy tín và thƣơng hiệu của NH đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong hoạt động TTQT khách hàng luôn ƣu tiên lựa chọn những NH có uy tín. Uy tín của NH trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động thanh toán của khách hàng, tạo niềm tin đối với các bên trong quan hệ thƣơng mại quốc tế. Cho đến nay, SCB chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu trong lĩnh vực TTQT, trên thị trƣờng Việt Nam, cái tên SCB vẫn chƣa thật sự nổi bật, chƣa đƣợc nhiều KH biết đến và thƣờng dễ gây nhầm lẫn với tên của các NH khác. Uy tín và thƣơng hiệu của SCB trên thị trƣờng quốc tế hầu nhƣ chƣa đƣợc biết đến. Vì vậy, SCB gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng. Muốn phát triển hoạt động TTQT, SCB cần chú trọng hơn nữa việc tạo dựng thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

KẾT LUẬNCHƢƠNG2

Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích và đánh giá số liệu, Chƣơng 2 đã trình bày đƣợc đầy đủ thực trạng tình hình hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, bo gồm:

- Tổng doanh số TTQT, doanh số theo từng phƣơng thức TTQT, doanh thu và thu nhập TTQT, tỷ trọng TTQT theo từng Đơn vị của SCB, đặc biệt so sánh đƣợc vị thế và tình hình hoạt động của SCB với một số các NH khác mạnh về TTQT.

- Trình bày đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động TTQT của SCB, rút ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế này, là cơ sở để đƣa ra những giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG3

GIẢI PHÁPPHÁTTRIỂNHOẠT ĐỘNG

THANHTOÁN QUỐCTẾTẠINGÂN HÀNGTMCP SÀIGÒN

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 - 2015

3.1.1. Định hƣớng phát triển chung

Trong Đề án hợp nhất và tái cơ cấu, SCB đã nêu tầm nhìn và định hƣớng phát triển cho NH hợp nhất rất rõ ràng. Xây dựng SCB hợp nhất trở thành NH TMCP có quy mô vốn và tài sản trong nhóm 10 NH dẫn đầu trên thị trƣờng, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của KH.

SCB đƣa ra định hƣớng về: thị trƣờng và khách hàng, sản phẩm – dịch vụ, kênh phân phối, kế hoạch tài chính 3 năm sau hợp nhất nhƣ sau:

Về thị trường và khách hàng :

- Mở rộng thị trƣờng tại các khu đô thị, khu dân cƣ và các khu trung tâm kinh tế. - Đa dạng hóa cơ cấu KH, phát triển thêm nhiều KH mới, đa dạng quy mô và

ngành nghề.

Về sản phẩm, dịch vụ

- Củng cố các sản phẩm hiện có, hình thành các gói sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng nhằm phục vụ hiệu quả cho từng phân nhóm KH để gia tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH.

- Xây dựng một nền tảng công nghệ tiên tiến, liên kết chặt chẽ với các NH lớn, nhiều kinh nghiệm để phát triển các dịch vụ, tiện ích có chất lƣợng cao.

Kênh phân phối

- Phát huy lợi thế về mạng lƣới hoạt động rộng khắp hiện có và phát triển thêm mạng lƣới hoạt động đến khu kinh tế, khu công nghiệp, khu trung tâm đô thị và

khu dân cƣ để mở rộng thị trƣờng, đƣa sản phẩm, dịch vụ của NH đến tận tay KH.

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối điện tử hiện đại theo những tính năng phù hợp, tiện ích tốt với các nhóm KH để có thể cạnh tranh hiệu quả.

Kế hoạch tài chính 03 năm sau hợp nhất

Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính SCB hợp nhất năm 2012-2014

Đơn vị : tỷ đồng

NĂM

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản 154.000 168.105 189.256 215.434

Vốn điều lệ 10.584 12.171 13.997 16.097

Lợi nhuận trƣớc thuế 967 889 1.580 2.487

Lợi nhuận sau thuế 723 667 1.185 1.865

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 285 256 481 649

Dƣ nợ tín dụng 68.250 82.926 95.376 109.684

Huy động vốn 141.824 154.182 172.249 194.578

Nguồn : Đề án hợp nhất và tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn [24]

3.1.2. Mục tiêu, định hƣớng phát triển hoạt động TTQT của NH TMCP Sài Gòn đến năm 2015

Trên cơ sở định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh chung của SCB, SCB cũng đã xây dựng mục tiêu, định hƣớng phát triển cho dịch vụ TTQT nhƣ sau:

 Tăng cƣờng tìm kiếm, thiết lập, củng cố quan hệ với KH để mở rộng thị phần TTQT và tăng trƣởng doanh thu dịch vụ TTQT năm sau tăng hơn năm trƣớc ít nhất 20% trên cơ sở tập trung tài trợ XNK và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động XNK, các nghiệp vụ NH quốc tế khác.

 Ƣu tiên và tập trung phát triển hoạt động TTQT tại các Chi nhánh nằm trên địa bàn các thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các địa bàn hoạt động có tiềm năng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu (Bình Dƣơng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Daklak, Khánh Hòa, Bình Định, Vĩnh Long, Cà Mau…).

 Chú trọng hoạt động Marketing trong TTQT: có chính sách KH phù hợp, phân loại KH, chăm sóc các KH truyền thống, phát triển các KH mới, chú trọng đến các KH doanh nghiệp tiềm năng tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… Xây dựng và quảng bá hình ảnh NH trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế từ đó nâng cao tính cạnh tranh của NH.

 Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, quy định, hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động TTQT. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn hệ thống đối với nghiệp vụ TTQT, không để xảy ra các rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)