5. Những đóng góp mới của luận văn
1.4. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành ở Trung ương, chính quyền các cấp và cộng đồng nhân dân rất quan tâm đến xây dựng và khai thác đường GTNT. Nhiều chủ trương lớn của Đảng đã được ban hành; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thể chế hóa thành các Nghị quyết, Nghị định và Quyết định; Bộ GTVT và các Bộ ngành, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đối với GTNT.
* Những mặt tích cực
Công tác tuyên truyền xây dựng, quản lý bảo trì đường GTNT đã được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú hơn giai đoạn trước.
Giai đoạn từ 2010 - 2015 hệ thống GTNT đã có bước phát triển cả về lượng và chất, cả về kết cấu hạ tầng và quản lý khai thác:
Trong giai đoạn này đã xây dựng mới được trên 47.436 km đường và 15.474 cầu; cải tạo nâng cấp sửa chữa 103.394 km đường và 11.503 cầu; tính đến nay đã
cứng hóa mặt đường cho 222.246 km đường GTNT các loại.
Đến nay đã có nhiều địa phương đã được công nhận hoàn thành tiêu chí xây dựng GTNT mới trước thời hạn; 25,1% số xã được công nhận hoàn thành tiêu chí số 2 xây dựng GTNT. Tập trung nhiều ở khu vực miền Đông Nam bộ (như một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, các huyện của thành phố Hồ Chí Minh...), một số huyện thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng (như Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...). Rất nhiều các địa phương đã đạt tỷ lệ cao đối với tiêu chí xây dựng đường GTNT, tạo tiền đề cho việc hoàn thành trước thời hạn 2020. Nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đã hoàn thành trước về thời hạn 2020 và vượt cả về tỷ lệ quy định trong Chiến lược.
Hệ thống đường GTNT đã tăng đáng kể về chất lượng, nhiều tuyến đường khang trang, sạch sẽ và đã được cứng hóa, xóa bỏ tình trạng lầy lội trước đây thường gặp trong mùa mưa. Tải trọng cầu đường cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hiện nay.
Công tác quản lý bảo trì đã được quan tâm hơn trước. Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2012/NĐ-CP sau đó được sửa đổi bằng Nghị định số 56/2014/NĐ-CP quy định về Quỹ bảo trì đường bộ. Việc ra đời Quỹ bảo trì giúp cho các địa phương có thêm nguồn vốn bảo trì từ thu phí ô tô, xe máy bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách địa phương mà đa số các tỉnh còn rất khó khăn.
Bên cạnh hình thức chính quyền tổ chức bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã, đã xuất hiện và phát triển các hình thức cộng đồng nhân dân, đoàn thể tham gia công tác bảo trì; hình thức đoạn đường do nhân dân, các tổ chức đoàn thể tự tổ chức quét dọn vệ sinh và sửa chữa đã được áp dụng.
Công tác vận tải đã có bước phát triển đa dạng. Nhiều hình thức vận tải hành khách theo hướng văn minh hiện đại, phục vụ tốt đã ra đời như xe buýt, taxi đã xuất hiện ở nhiều khu vực nông thôn; chất lượng phương tiện và thái độ phục vụ vận tải, độ an toàn, đúng giờ đã thay đổi nhiều so với giai đoạn trước đó.
Bên cạnh vận tải đường bộ, hệ thống vận tải đường thủy tiếp tục duy trì và phát triển góp phần giảm tải cho đường bộ.
* Những mặt còn hạn chế
Bộ máy tổ chức và nhân lực thực hiện ở cấp huyện còn chưa chuyên nghiệp, cấp xã càng khó khăn.
Vốn thiếu rất lớn so với nhu cầu để hoàn thành các mục tiêu về Tiêu chí GTNT trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Ước tính kinh phí để hoàn thành các tiêu chí trên cần trên 200.000 tỷ đồng (trên 40.000 tỷ đồng/năm). Chưa kể xây dựng cầu để nối các huyện, xã chưa có đường đến trung tâm.
So với vốn đầu tư xây dựng đường, vốn dành cho bảo trì được bố trí rất thấp và rất thiếu.
Việc kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức cho tư nhân đầu tư xây dựng quản lý khai thác ở đa số các địa phương còn chậm, rất nhiều nơi khó khăn về vốn, có tiềm năng nhưng chưa thực hiện việc thu hút này.
Trên thực tế, ngoài Bộ GTVT và các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đã thực hiện được nhiều dự án BOT về giao thông đã giảm nhẹ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nên có điều kiện cho phát triển GTNT.
Quy hoạch phát triển GTNT còn hạn chế, kết nối với các loại hình vận tải khác, quy hoạch thoát nước và các quy hoạch khác chưa đồng bộ.
Chất lượng thi công các tuyến đường GTNT chưa cao cả trong giai đoạn đầu tư xây dựng và bảo trì; công trình ATGT thiếu....
Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào GTNT còn chậm.
Ý thức của một bộ phận người dân trong việc chấp hành luật lệ và quy tắc giao thông còn hạn chế; nhiều nơi chính quyền và nhân dân chưa phát huy tốt công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; Công tác truyền thông còn hạn chế.
Về chất lượng xây dựng, bộc lộ những tồn tại sau:
công tác khảo sát, xây dựng quy hoạch, thiết kế, tổ chức thi công vẫn tồn tại nhiều bất cập, khiến chất lượng các tuyến đường chưa cao, thậm chí chưa đảm bảo chất lượng.
Cán bộ chuyên ngành về quản lý giao thông ở huyện, xã còn thiếu.
Công tác kiểm tra, giám sát thi công các tuyến đường giao thông nông thôn chưa được quan tâm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình.
Việc đầu tư xây dựng vẫn còn phân tán, chưa có quy hoạch phát triển phù hợp. Nhiều công trình giao thông nông thôn trong quá trình đầu tư xây dựng chưa thực sự chú ý đến kỹ thuật, thẩm mỹ. Công trình thoát nước trên các tuyến đường chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, nên khi đưa vào khai thác trong thời gian ngắn đã xuống cấp.
Việc san gạt tạo nền, lu đầm nền đường chưa thực hiện đúng kỹ thuật; nguồn nước trộn bê tông và tỷ lệ pha trộn không đảm bảo; đặc biệt, nhiều nơi chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thi công. Ở một số xã vùng cao, người dân thường lấy nước ở ruộng có lẫn bùn, đất, phân súc vật để trộn bê tông, hoặc trong quá trình thi công không thực hiện việc đầm bê tông bằng máy mà chỉ san gạt bằng tay... dẫn đến tuổi thọ của bê tông bị ảnh hưởng
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Bàn là huyện miền núi thuộc vùng Đông Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75km, Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp huyện Bảo Yên. phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng, huyện Sa Pa. Có diện tích tự nhiên 1.422km2, gồm có 01 thị trấn và 22 xã. Dân số của huyện Văn Bàn là trên 87.330 người, trong đó 6.286 người sống ở thành thị và 81.044 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 16,043%.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.
Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm.
Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.
Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như
gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên đất
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
DT(ha) (%) DT(ha) (%) DT(ha) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 142.345,52 142.345,5 142.345,46 1. Đất nông nghiệp 109854,84 77,17 105368,6 74,02 105277,41 73,96 1.1. Đất sản xuất nông
nghiệp 14906,74 10,47 14875,25 14,12 15171,11 10,66 - Đất cây hàng năm 11109,77 7,80 11107,83 74,67 11262,43 7,91 - Đất cây lâu năm 3796,97 2,67 3767,42 33,92 3908,69 2,75 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,79 0,41 580,71 15,41 580,71 0,41 1.2 Đất lâm nghiệp 94366,72 66,29 89912,04 15.483,12 89525,02 62,89 2. Đất phi nông nghiệp 5127,77 3,60 5130,34 5,71 5204,02 3,66 2.1. Đất chuyên dùng 2714,41 1,91 2717,07 52,96 2795,78 1,96 2.2. Đất ở 636,3 0,45 636,21 23,42 636,24 0,45 3. Đất chưa sử dụng 27362,91 19,22 31846,54 5.005,66 31864,02 22,38
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Văn Bàn, 2018)
Tổng diện tích tự nhiên: 142.345,46 ha Chia theo loại đất có:
- Đất lâm nghiệp: 89.525,02 ha. - Đất nông nghiệp: 105.277,41 ha.
- Đất chuyên dùng ( sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...) 2.795,78 ha.
- Đất ở: 636,24 ha.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng là 89.525,02 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%.
Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.
Tài nguyên khoáng sản
Trung tâm huyện và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.
Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.
Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở xã Làng Giàng.
Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện.
Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21 km.
Nước ngầm: Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối đều. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn huyện chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.
Nguồn nước cấp cho huyện hiện tại lấy từ khe suối núi Gia Lan. Do tính chất của hệ thống cấp nước huyện dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt cần quan tâm bảo vệ.
. Tài nguyên nhân văn và du lịch
Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa.
Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số
Ước đến thời điểm tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện có 87.330 người, trong đó 6.286 người sống ở thành thị và 81.044 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc (Tày, Giáy, Dao, Kinh, Mông...), trong đó dân tộc kinh chiếm 16,043%.
Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Người % Người % Người %
I. Tổng dân số 85.150 100 85.325 100 86.831 100
Thành thị 5.993 7,04 6110 7,16 6.256 7,205
Nông thôn 79.187 92,96 79215 92,84 80.575 92,8
II. DS theo tuổi
0-14 27.138 31,86 27.167 31,84 27.630 31,82
15-59 53.331 62,61 53.431 62,62 54.382 62,63
Trên 60 4.710 5,53 4.727 5,54 4.819 5,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)
Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động năm 2018 là 60,3%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.
2.1.1.2. Nguồn nhân lực
Ước đến thời điểm tháng 12 năm 2018 tổng nguồn lao động của huyện được đánh giá là 52.677 người, bằng 60,32% tổng dân số của huyện.
Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn
Chỉ tiêu 2017 2018
(Người) (%) (Người) (%)
Tổng số người trong độ tuổi lao động 51.272 100,00 52.373 100,00
- Đang làm việc 44.080 85,973 44.821 85,580
- Đang đi học 4.300 8,387 4.500 8,592
- Làm nội trợ 1.500 2,926 1.600 3,055
- Trong độ tuổi LĐ không làm việc 700 1,365 750 1,432
- Trong độ tuổi LĐ mất khả năng lao động 280 0,546 418 0,542 - Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm 412 0,804 418 0,798
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a, Giao thông đối ngoại
Giao thông nội thị
Hệ thống giao thông đường bộ gồm: đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Quốc lộ 279, tỉnh lộ 151, đường TL151B; đường TL151C; huyện lộ.
Tính đến thời điểm hiện nay 100% các xã có đường ô tô đến được trung tâm, trong đó có 22/23 xã, thị trấn đã có đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã (duy nhất có xã Nậm Chày chưa có đường nhựa đến trung tâm); có 269/269 thôn bản có đường đến trung tâm thôn tuy nhiên chưa được nâng cấp đồng bộ vẫn còn mặt đường đất. Là huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản và tài nguyên. Tuy nhiên hệ thống giao thông chưa đồng bộ nên việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao do nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân chính là hệ thống giao