5. Những đóng góp mới của luận văn
3.1.5 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý hệ thống giao thông
thông nông thôn
Công tác kiểm tra, kiểm soát được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ; nội dung kiểm tra sâu rộng, giúp quá trình tổ chức xây dựng hệ thống GTNT đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
* Đối với cấp huyện: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quản lý hệ
thống đường GTNT trên địa bàn.
- Công tác quy hoạch: Kiểm tra việc công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch. - Đối với công tác tổ chức xây dựng đường GTNT:
+ Việc kiểm tra được thực hiện ngay từ bước chuẩn bị đầu tư: Các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT chỉ được chấp thuận đầu tư khi tuyến đường có trong quy hoạch được phê duyệt. Ở bước thiết kế, các nội dung thiết kế được kiểm tra, thẩm định và phải phù hợp với các nội dung chỉ tiêu kỹ thuật đường được quy hoạch, như: cấp đường, chiều rộng mặt cắt ngang nền, mặt đường...
+ Trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư: chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy mô thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và thi công.
Về việc kiểm tra chất lượng thi công được Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tiến hành theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở quy hoạch GTNT và hồ sơ thiết kế của từng công trình.
+ Sau khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào sử dụng: công tác kiểm tra được thực hiện thông qua quá trình nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác, sử dụng bảo trì.
- Đối với công tác quản lý khai thác, sử dụng và bảo trì: kiểm tra việc thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đường bộ của các đơn vị trực tiếp quản lý đường như: Hạt giao thông huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra việc thực hiện quản lý theo thẩm quyền được phân cấp.
* Đối với cấp xã: tổ chức rà soát việc thực hiện quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn xã. Tổ chức lập thiết kế xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường theo đúng quy hoạch được phê duyệt, tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn xã.
Qua khảo sát thực tế trên địa bàn các xã, thị trấn cho thấy, thực trạng công tác kiểm tra đã được các cấp huyện, xã thực hiện rất tốt, thể hiện cụ thể: công tác này được thực hiện thường xuyên, góp phần phát hiện và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên do tập quán cộng đồng dân cư nên việc quản lý quy hoạch gặp nhiều khó khăn, còn hạn chế trong triển khai công bố và thực hiện quy hoạch.
Năng lực quản lý GTNT của cấp xã còn yếu, chưa xây dựng được hệ thống số liệu chính xác phục vụ cho công tác quản lý, như: thiếu số liệu hiện trạng GTNT, bản đồ hiện trạng hệ thống GTNT.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.2.1 Cơ chế đầu tư và quản lý
Trong quá trình thực hiện huy động đóng góp của người dân tại địa bàn huyện Văn Bàn đã huy động được các nguồn lực từ nhiều tiêu chí. Bên cạnh nguồn đóng được cấp từ Ngân sách Trung ương, từ Ngân sách địa phương, vốn từ các tổ chức cá nhân khác còn có sự nỗ lực tích cực từ phía các hộ gia đình ở địa phương. Việc các hộ dân chủ động tự đóng góp bằng ý kiến, bằng tiền, hiện vật hay ngày công lao động để xây dựng, sửa chữa các cở sở hạ tầng giao thông đường làng ngõ xóm cho thấy tinh thần tự giác và ý thức làm chủ, vươn lên của người dân và không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước.
Bảng 3.10: Lượng đóng góp từ người dân đã đầu tư để xây dựng GTNT tại huyện STT Năm Đóng góp bằng ý kiến Đóng góp bằng tiền (tỷ.đ) Đóng góp bằng hiện vật (tỷ.đ) Đóng góp bằng ngày công lao động (ngày công)
1 2016 99% 14,17 4,58 5.832.487
2 2017 100% 17,54 6,79 5.983.762
3 2018 98% 16,45 5,03 6.002.314
Tổng 48,69 16,4 17.818.563
(Nguồn: Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM huyện Văn Bàn, 2018)
Tuy vậy, khả năng huy động các nguồn đóng góp cho xây dựng GTNT còn nhiều hạn chế. Lượng nguồn huy động đóng góp được của người dân còn nhỏ so với nhu cầu và mục tiêu cần huy động đóng góp của địa phương.
Dựa trên cơ sở dự toán đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện phối hợp với văn phòng điều phối xây dựng NTM thực hiện quản lý và cấp phát nguồn đóng góp cho xã thụ hưởng. Nguồn đóng góp đó được đưa trực tiếp đến xã, đến người dân cho phép người dân có quyền sử dụng để xây dựng các trục đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn đóng góp vì người dân chính là người xây dựng công trình cho mình sử dụng – là người hưởng lợi trực tiếp; đồng thời cũng hoàn thiện được các tiêu chí xây dựng NTM cho địa phương.
Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn đóng góp này một cách hợp lý và hiệu quả không phải là việc làm dễ dàng đối với nhiều xã, xã còn lúng túng trong việc cân đối số tiền sử dụng trong việc mua nguyên vật liệu xây dựng để hoàn thiện GTNT, đồng thời thỏa mãn với sự đóng góp của người dân.
Văn Bàn là một huyện kinh tế tương đối phát triển và phấn đấu đến cuối năm các xã đều đạt trên 12 tiêu chí NTM. Để làm được điều đó thì hệ thống GTNT cần được hoàn thiện và mức thu nhập BQ/người của huyện Văn Bàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đóng góp của người dân vào việc xây dựng GTNT. Vì vậy thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT. Do đó ta tìm biện pháp nâng
cao thu nhập của người dân, từ đó thu nhập người dân tăng thì khả năng huy động đóng góp.
3.2.2 Trình độ dân trí
Bảng 3.11: Trình độ dân trí của người dân STT Diễn giải Xã Dần Thàng Xã Võ Lao Xã Nậm Xây 1 Số hộ điều tra 30 30 30 2 Trình độ học vấn của chủ hộ - Chưa tốt nghiệp cấp 1 2 1 0 - Tốt nghiệp cấp I 5 3 0 - Tốt nghiệp cấp II 12 8 2 - Tốt nghiệp cấp III 8 10 13 - Trung cấp 1 4 10 - Cao đẳng 1 3 3 - Đại học 1 1 2
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2019)
Qua bảng 3.11 ta thấy, trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và khả năng tham gia của người dân. Qua điều tra cho thấy, đa số người dân ở đây trình độ học vấn còn bị hạn chế. Số hộ chưa học hết cấp 1 chiếm 12,22%, số hộ học hết cấp 2 chiếm 24,44%, học hết cấp 3 chiếm 34,44% tổng số hộ điều tra. Chỉ có 4 hộ học đại học chiếm 4,44% trong tổng số các hộ điều tra, 7 hộ học cao đẳng (chiếm 7,78%) và 15 hộ học trung cấp chiếm 16,67% trong tổng số hộ điều tra. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của chủ hộ đến việc huy động đóng góp trong việc xây dựng GTNT. Các hộ có trình độ học vấn cao họ sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của GTNT và như vậy việc huy động đóng góp sẽ dễ dàng hơn. Còn những hộ có trình độ dân trí thấp thì việc làm cho họ hiểu tầm quan trọng của GTNT và tầm quan trọng, vị trí, nhiệm vụ của họ trong xây dựng GTNT sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc huy động đóng góp của những hộ có trình độ dân trí thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.2.3. Năng lực của cán bộ địa phương
Việc hoạch định các chủ trương, chính sách và các chương trình của Nhà nước do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách và chương trình đó lại là do địa phương. Vì vậy, năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương trình.
Nếu cán bộ địa phương tổ chức thực hiện tốt, linh hoạt, chủ động và sáng tạo thì chương trình sẽ được tiến hành huy động đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao, tạo nên những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ địa phương yếu về năng lực, kém chủ động, sáng tạo sẽ khiến cho hiệu quả chương trình kém đi, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền địa phương, mục tiêu của chương trình cũng khó hoàn thành đúng thời hạn và không đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của người dân.
Đặc biệt, đối với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của Chính phủ thì cán bộ phụ trách mảng đô thị là người ảnh hưởng trực tiếp đến người dân thì vai trò của cán bộ địa phương lại càng trở nên quan trọng, họ trở thành cầu nối giữa Nhà nước và người dân. Cầu nối có tốt thì tuyên truyền vận động xây dựng hệ thống GTNT mới đến được với người dân và đạt được hiệu quả cao nhất, từ đó củng cố niềm tin của người dân với Đảng và Nhà nước.
Bảng 3.12: Một số thuận lợi trong quá trình huy động đóng góp của cộng đồng vào xây dựng giao thông nông thôn
STT Diễn giải Số ý kiến của hộ dân Tỷ lệ (%) Số ý kiến của cán bộ Tỷ lệ (%)
1 Nguồn nhân lực dồi dào 81 90,00 32 88,89
2 Cán bộ nhiệt tình 78 86,67 36 100,00
3 Cán bộ gương mẫu, tiên phong
thực hiện đóng góp 76 84,44 32 88,89
4 Tuyên truyền, vận động ND tốt 82 91,11 24 66,67
5 Được sự đồng tình của ND 88 97,78 24 66,67
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2019)
Qua tổng hợp số liệu ở bảng 3.12 ta thấy, có 5 thuận lợi chính mà có tỷ lệ ý kiến của người dân và cán bộ cao là: nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ nhiệt tình, cán
bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp, cán bộ truyên truyền vận động người dân tốt và được sự đồng tình của người dân.
Qua bảng trên ta thấy, có 90% người dân, 88.89% cán bộ cho rằng nguồn nhân lực dồi dào là một trong những thuận lợi trong việc xây dựng GTNT nói chung cũng như trong việc huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT nói riêng.
Ta thấy lực lượng lao động trong xã dồi dào, người dân cần cù, chịu khó nên đây là nguồn lực quan trọng và cần thiết trong mọi hoạt động xây dựng GTNT cũng như trong việc huy động họ tham gia đóng góp bằng công lao động trong việc xây dựng GTNT.
Tổng hợp ý kiến của người dân về thuận lợi trong việc huy động vốn vào việc xây dựng GTNT thì chiếm tỷ lệ (84,44%) người dân cho rằng cán bộ nhiệt tình cũng là thuận lợi trong việc huy động đóng góp. Còn 100% cán bộ cũng cho rằng cán bộ nhiệt tình là một trong những thuận lợi trong việc huy động đóng góp của cộng đồng.
Xây dựng GTNT người dân có vai trò chủ đạo, cán bộ là người định hướng giúp đỡ người dân hiểu và thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình vào việc xây dựng GTNT. Vì vậy cán bộ nhiệt tình, nỗ lực trong việc xây dựng GTNT là một thuận lợi trong việc huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT.
Tổng hợp ý kiến của người dân về thuận lợi trong việc huy động vốn vào việc xây dựng GTNT thì chiếm tỷ lệ cao nhất (84,44%) người dân cho rằng cán bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp. Còn 88,89% cán bộ cho rằng cán bộ gương mẫu, tiên phong thực hiện đóng góp là một trong những thuận lợi trong việc huy động đóng góp của ngươi dân vào việc xây dựng GTNT. Qua số liệu tổng hợp điều tra ta thấy, cán bộ đã tích cực hưởng ứng, đi đầu phong trào tham gia đóng góp vào việc xây dựng GTNT.
Muốn huy động đóng góp của cộng đồng vào việc xây dựng GTNT đạt hiệu quả cao thì trước hết cán bộ, Đảng viên phải là người tiên phong, gương mẫu trong các công việc xây dựng GTNT. Vì vận động không đơn thuần chỉ là dùng lời nói mà cả những hành động cụ thể thì mới có thể tạo sự thuyết phục, nên bản thân
người cán bộ phải gương mẫu, tiên phong trong việc thực hiện các tiêu chí. Đặc biệt, là đóng góp vào xây dựng GTNT. Như vậy, công tác vận động tiến hành sẽ được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, xây dựng GTNT ở huyện Văn Bàn nói riêng cũng như chung cả nước, rất cần đội ngũ cán bộ có năng lực, kiến thức và thực tế, nhưng đến nay, lực lượng quản lý GTNT rất yếu kém, bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, mới có cán bộ quản lý giao thông cấp huyện chứ cấp xã không có, chủ yếu vẫn là cán bộ kiêm nhiệm. Vì thế, việc bị chi phối bởi công tác hành chính đã khiến cho sự tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng GTNT chưa được cán bộ quan tâm đúng mức. Các cán bộ kiêm nhiệm của các xã hầu như không thể đảm đương, kiến thức về GTNT, tự cập nhật và dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính, nên GTNT ở cấp xã không có người quản lý. Ngoài ra việc tập huấn còn ít, kiến thức thu nhận được từ các buổi tập huấn chưa nhiều đã gây lúng túng cho cán bộ cơ sở khi triển khai công tác xây dựng GTNT nói chung cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu cũng như vận động người dân tham gia xây dựng GTNT. Vì thế, cần có cơ chế chính sách để bố trí bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý bảo dưỡng đường ở cấp xã. Bộ phận này không cần thiết phải có thêm biên chế mà chỉ cần bố trí một người có trách nhiệm theo dõi về giao thông vì hạ tầng giao thông ngày càng trở thành một tài sản lớn của nhà nước. Cán bộ này sẽ chỉ cần làm nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, bảo dưỡng. Việc thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng vẫn có thể huy động sức dân.
Bên cạnh đó, xây dựng GTNT là công việc mà Nhà nước và dân cùng làm. Tuy nhiên, người dân ở huyện Văn Bàn có trình độ dân trí chưa cao nên phần đa người dân không hiểu rõ về nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc xây dựng GTNT của xã. Vì vậy, công tác tuyên truyền của cán bộ để người dân hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của mình là một công cuộc rất quan trọng. Do đó, vai trò của cán bộ trong xây dựng GTNT là định hướng cho người dân trong việc xây dựng GTNT nên trình độ chuyên môn của cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền huy động người dân tham gia vào xây dựng GTNT.
Bảng 3.13: Sự hiểu biết của cán bộ về việc huy động đóng góp trong xây dựng đường giao thông nông thôn
STT Diễn giải Cán bộ xã Tỷ lệ (%)
1 - Rất rõ 10 66,67
2 - Tương đối rõ 5 33,33
3 - Không rõ lắm 0 0
4 - Không rõ 0 0
( Nguồn: Tổng hợp từ các hộ điều tra)
Theo tổng hợp phiếu điều tra thì 66,67% cán bộ xã hiểu rất rõ về chương trình xây dựng GTNT, số cán bộ xã hiểu rõ về chương trình xây dựng GTNT chiếm 33,33% tổng số cán bộ điều tra. Nhưng hiểu rõ là một chuyện, áp dụng vào để tuyên truyền, vận động, giáo dục giúp cộng đồng hiểu việc xây dựng GTNT là một chuyện khác. Cán bộ xã của huyện Văn Bàn còn chưa hiệu quả cao trong khâu tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ nhiệm vụ và quyền lợi của họ vào xây dựng