Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số

Ước đến thời điểm tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện có 87.330 người, trong đó 6.286 người sống ở thành thị và 81.044 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc (Tày, Giáy, Dao, Kinh, Mông...), trong đó dân tộc kinh chiếm 16,043%.

Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Người % Người % Người %

I. Tổng dân số 85.150 100 85.325 100 86.831 100

Thành thị 5.993 7,04 6110 7,16 6.256 7,205

Nông thôn 79.187 92,96 79215 92,84 80.575 92,8

II. DS theo tuổi

0-14 27.138 31,86 27.167 31,84 27.630 31,82

15-59 53.331 62,61 53.431 62,62 54.382 62,63

Trên 60 4.710 5,53 4.727 5,54 4.819 5,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)

Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động năm 2018 là 60,3%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.

2.1.1.2. Nguồn nhân lực

Ước đến thời điểm tháng 12 năm 2018 tổng nguồn lao động của huyện được đánh giá là 52.677 người, bằng 60,32% tổng dân số của huyện.

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn

Chỉ tiêu 2017 2018

(Người) (%) (Người) (%)

Tổng số người trong độ tuổi lao động 51.272 100,00 52.373 100,00

- Đang làm việc 44.080 85,973 44.821 85,580

- Đang đi học 4.300 8,387 4.500 8,592

- Làm nội trợ 1.500 2,926 1.600 3,055

- Trong độ tuổi LĐ không làm việc 700 1,365 750 1,432

- Trong độ tuổi LĐ mất khả năng lao động 280 0,546 418 0,542 - Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm 412 0,804 418 0,798

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a, Giao thông đối ngoại

Giao thông nội thị

Hệ thống giao thông đường bộ gồm: đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Quốc lộ 279, tỉnh lộ 151, đường TL151B; đường TL151C; huyện lộ.

Tính đến thời điểm hiện nay 100% các xã có đường ô tô đến được trung tâm, trong đó có 22/23 xã, thị trấn đã có đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã (duy nhất có xã Nậm Chày chưa có đường nhựa đến trung tâm); có 269/269 thôn bản có đường đến trung tâm thôn tuy nhiên chưa được nâng cấp đồng bộ vẫn còn mặt đường đất. Là huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản và tài nguyên. Tuy nhiên hệ thống giao thông chưa đồng bộ nên việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao do nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân chính là hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế, chủ yếu là đường đất.

Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 713,005 km; trong đó đường trục xã, liên xã dài 214,08 km; đường liên thôn dài 224,29 km. Đặc biệt là các tuyến đường giao thông liên thôn thuộc xã vùng cao đã được đầu tư làm mới phần nền trong năm 2017-2018 là 32,62 km, tiếp tục đầu tư phần thoát nước vĩnh cửu và rải đá cấp phối.

Hệ thống cầu cống

Trên địa bàn huyện hiện có 223 cầu qua suối (22 cầu treo qua suối và cầu nhỏ như cầu cứng 55 cái) và 12 tràn, ngầm khác.

b. Cấp điện

Hệ thống điện lưới trên địa bàn huyện tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn với 594 km đường dây tải điện, 115 trạm biến áp các loại.

- Nguồn điện: 35 kV

- Lưới điện: hệ thống trạm và đường dây cung cấp điện trên địa bàn huyện phục vụ sản xuất và sinh hoạt từ nguồn điện lưới quốc gia 35 kV với tổng

số 115 trạm biến áp các loại; có 232 km đường dây 35 kV và 362 km đường dây 0.4 kV.Tỷ lệ hao phí điện năng trong quá trình truyền tải hiện nay là 4.5%.

- Lưới chiếu sáng đô thị: với 10.900 km lưới chiếu sáng cho các tuyến đường trục đường chính và một số đường nhánh thuộc khu trung tâm Thị trấn Khánh Yên các tổ dân phố.

Nhìn chung nguồn cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

c. Cung cấp nước

- Khu vực thị trấn: Hiện có 01 Chi nhánh cấp nước cho khoảng 1900 hộ dân là: Xí nghiệp SX&KD nước cho vực thị trấn công suất thiết kế là 1200 m3/ngày đêm, đạt 120% công suất thiết kế. Tổng chiều dài tuyến ống cung cấp là 20.000.000 km.

- Khu vực nông thôn: Người dân sử dụng giếng đào theo hộ, nhóm hộ gia đình, các tuyến nước tự chảy, nước mưa chứa trong bể, lu...

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)