Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 55 - 64)

5. Những đóng góp mới của luận văn

3.1.3 Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện

Văn Bàn

Hiện tại kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện đang tiếp tục được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Công tác xây dựng dược thực hiện theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt, có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng theo phân cấp của UBND tỉnh Lào Cai.

Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và sữa chữa định kỳ các tuyến đường GTNT do chủ đầu tư là UBND huyện và UBND các xã làm chủ đầu tư theo phân cấp. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng, để thực hiện quản lý quá trình đầu tư này.

Quá trình tổ chức thực hiện ở các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, có sự tham gia của các tổ chức tư vấn có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện thiết kế, tư vấn giám sát thi công..., chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình ngay từ khâu thiết kết đến khi bàn giao công

3.1.3.1 Về tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đường

Khi thiết kế xây dựng công trình, quy mô thiết kế được lựa chọn đảm bảo đúng cấp kỹ thuật, kết cấu đường đã được quy hoạch đối với từng loại đường.

Theo số liệu khảo sát thực tế, hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện, đặc biệt là đường huyện và đường xã, được ưu tiên phục hồi nâng cấp, thể hiện ở việc cải tạo, nâng cấp đường huyện, đường xã vào đúng cấp kỹ thuật. Công năng của toàn bộ hệ thống đường GTNT được nâng cao rõ rệt.

So với năm 2010, tổng số km đường GTNT trong giai đoạn từ năm 2011 – 2018 tăng thêm 231,27 km, trong đó số km đường huyện tăng 24,32 km; đường thôn, xóm tăng 106,38 km; nâng cấp cải tạo 36,55 km đường huyện, đường xã 83,77 km, đường thôn xóm 129,41 km. Tỷ lệ trải mặt của đường huyện, đường xã và đường thôn xóm đều tăng hơn; xây dựng mới vĩnh cữu 4 cầu GTNT, với tổng chiều dài 132m.

Bảng 3.6: Tình hình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2018

TT Nội dung Quy mô Kết cấu (Km)

Dài (Km) Bmặt (m) Bnền (m) BTXM Nhựa, BTN Cấp phối Đất I Xây dựng mới 231,27 140,42 25,37 0 65,48 1 Đường huyện 24,32 7,5-15 9-30 12,15 12,17 0 0 2 Đường xã 44,69 3,5-7 5-9 22,37 13,2 0 9,12 3 Đường thôn, xóm 106,38 2-3 2,5-3,5 104,85 0 0 1,53 4 Đường ra đồng 55,88 1,05 0 0 54,83

II Nâng cấp, cải tạo 363,19 214,38 21,42 0 127,39

1 Đường huyện 36,55 5,5-7,5 7,5-9,5 21,1 15,45 0 0 2 Đường xã 83,77 3-5,5 4,5-7 65,01 5,97 0 12,79 3 Đường thôn xóm 129,41 4-5 2,5-3,5 126,35 0 0 3,06

4 Đường ra đồng 113,46 1,92 0 0 111,54

Tổng 594,46 354,8 46,79 0 192,87

Như vậy giai đoạn này, toàn huyện đã xây dựng mới, cải tạo nâng cấp được 594,46 km đường GTNT, với tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông nhựa và BTXM chiếm 67,56% tổng chiều dài được đầu tư.

Tuy nhiên đường huyện vẫn chủ yếu là đường cấp IV, V, tỷ lệ đường cấp III chiếm 20,8% (9,95km) tổng chiều dài đường huyện, vẫn có những đoạn tuyến chỉ là đường loại A - GTNT. Đường xã vẫn chủ yếu là đường loại A, B - GTNT. Chất lượng cầu cống trên hệ thống đường huyện khá tốt, trên đường xã còn thấp và chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều cầu và cống cũ có tải trọng thiết kế nhỏ nay cũng không còn thích ứng. Xu hướng làm cầu cống vĩnh cữu bằng BTCT cũng đã có chỗ đứng trong GTNT. Đường thôn, xóm và đường sản xuất có quy mô đường nhỏ hẹp, rất nhiều đường chưa đạt loại A,B - GTNT.

Các thông số cơ bản về độ dốc dọc, bề rộng nền đường bán kính đường cong, bề rộng mặt của các tuyến trục huyện, trục xã đạt tiêu chuẩn của mỗi cấp đường đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng đường thôn xóm chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp đúng cấp kỹ thuật theo quy hoạch, nguyên nhân do hai bên đường có nhà ở của các hộ dân, giá đất ở cao nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng để mở rộng đường gặp nhiều khó khăn.

3.1.3.2 Về kết cấu mặt đường

Những năm gần đây, UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đã tập trung đầu tư nâng cấp rải mặt đường GTNT nhưng tỷ lệ rải mặt vẫn còn thấp.

Đến tháng 12/2018, tỷ lệ rải mặt nhựa, BTXM trên toàn huyện đạt 66,97% còn lại là mặt đường lát gạch, đá dăm, cấp phối, đất; đặc biệt đường đất còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 22,9% (chủ yếu là đường sản xuất).

- Đường huyện: Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông nhựa đạt 83,39% trên tổng số 14 tuyến đường, còn lại là mặt đường cấp phối đá dăm, và 1 tuyến dự kiến đầu tư xây dựng mới trong năm 2019, hiện trạng mặt đường là đường đất.

- Đường xã: Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng đạt 65,03% trên tổng số các tuyến đường xã, còn lại là mặt đường cấp phối đá dăm 21,58% và mặt đường đất 13,37%.

- Đường thôn, xóm: Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng đạt tỷ lệ cao 89,9% trên tổng số các tuyến đường, còn lại là mặt đường cấp phối đá dăm 8,31% và mặt đường đất 1,78%.

- Đường liên xã, thôn: Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng đạt tỷ lệ cao 81,19% trên tổng số các tuyến đường, còn lại là mặt đường cấp phối đá dăm 10,31% và mặt đường đất 8,5%.

3.1.3.3 Về tình trạng đường giao thông nông thôn

Đường GTNT được đánh giá là đường loại tốt nếu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng và đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện quanh năm, thường là đường được rải mặt nhựa, bê tông nhựa, hoặc bê tông xi măng.

Đường loại trung bình là đường không còn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như khi mới được đầu tư xây dựng, việc bảo trì cũng chỉ khắc phục được khả năng phục vụ giao thông thuận tiện trong thời gian ngắn.

Đường xấu là đường có xuất hiện nhiều ổ gà, mùa mưa thì lầy lội, bụi bẩn vào hanh khô gây trở ngại cho phương tiện và người tham gia giao thông; đường rất xấu là đường hầu như phương tiện vận tải không thể tham gia giao thông do mặt đường bị sụt lún, lồi lõm.

Tình trạng đường GTNT còn tốt chiếm tỷ lệ thấp 18,62% tỷ lệ đường đáp ứng nhu cầu giao thông trong hiện tại ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 30,14%, còn lại là đường xấu và rất xấu.

Tỷ lệ đường huyện có tình trạng tốt là khá cao, với tỷ lệ 58% trên tổng chiều dài đường huyện, do trong giai đoạn 2011 đến năm 2018 huyện đã tập trung cải tạo, nâng cấp và xây mới một số tuyến đường huyện.

Hiện nay một số đoạn trên các tuyến đường huyện đã bị xuống cấp, cần phải tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp; đặc biệt tuyến đường trục huyện cần phải được đầu tư để góp phần đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.

Về cơ bản đường xã đã được đổ bê tông nhựa, BTXM và lát gạch. Tình trạng đường tốt chiếm 33,38%, đường trung bình chiếm 31,39%, đường xấu chiếm 22,27% và tỷ lệ đường rất xấu là 11,98%.

Đường thôn, xóm tỷ lệ đường tốt còn thấp 20,27%, đường trung bình chiếm tỷ lệ khá cao 56,49%, đường xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ 23,24%.

Đường ra đồng tình trạng lầy lội vào mùa mưa, rất khó khăn cho giao thông phục vụ sản xuất, tỷ lệ đường xấu và rất xấu rất cao 97,16%.

3.1.3.4 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện

Xây dựng giao thông là một ngành sản xuất ra vật chất, xây dựng ra tài sản cố định (cầu, đường...) phục vụ cho nền kinh tế. Sản phẩm có đặc điểm cố định, trải dài theo tuyến, quá trình thi công phân tán và mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều yếu tố giá của các nguồn lực khi tham gia cấu thành nên sản phẩm... Đây là một bất lợi cho ngành xây dựng giao thông dẫn đến tăng và phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng.

Việc thu hồi vốn xây dựng một cách trực tiếp là hết sức khó khăn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, vì vậy khả năng thu hồi vốn trực tiếp từ ngành xây dựng giao thông không có tính thuyết phục với các nhà đầu tư.

Thông thường việc thu hồi vốn đầu tư vào ngành giao thông vận tải được thực hiện gián tiếp thông qua thu thuế và các khoản thu khác do sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm nhận.

Tuy lượng vốn đầu tư giao thông thì lớn, thời gian thu hồi vớn lâu và không vì lợi nhuận, song đó là việc làm hết sức cấp bách và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn cho xây dựng giao thông ở Văn Bàn chủ yếu là ngân sách Nhà nước gánh vác và được huy động từ nhiều nguồn vốn.

* Theo nguồn vốn

Bao gồm: Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách huyện, ngân sách xã, nguồn vốn phát triển GTNT WB, nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các nguồn khác như: nguồn hìnht hành do hưởng lợi từ các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn, nguồn từ các chương trình phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo...

Bảng 3.7: Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 – 2018

STT Chỉ tiêu

Tỷ lệ ngân sách năm 2016 (%) Tỷ lệ ngân sách năm 2017 (%) Tỷ lệ ngân sách năm 2018 (%) Đường huyện Đường Đường liên thôn Đường huyện Đường Đường liên thôn Đường huyện Đường Đường liên thôn 1 - Ngân sách tỉnh 25,44 12,81 19,34 15,12 26,91 11,75 2 - Ngân sách huyện 87,99 0 29,11 97,7 25,52 28,86 99,82 36,72 29,28 3 - Ngân sách xã 27,03 58,08 55,14 56,02 21,81 58,97 4 - WB 2,3 0,18 5 - Vốn khác 12,01 6 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Tính riêng giai đoạn 2016 - 2018 tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện 183,395 tỷ đồng, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 239,32%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 203,96%; đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo trì 33,19km đường GTNT; trong đó:

- Đường huyện: do UBND huyện trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp 15,57km đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách huyện. Vốn đầu tư cho đường huyện đều tăng qua các năm, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 274,97%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 252,31%.

Cơ cấu vốn và chiều dài đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp như sau: Năm 2016: NS huyện - vốn khác là 87,99% - 12,01%; 3,887km đường. Năm 2017: NS huyện - WB là 97,7% - 2,3%; 5,13km đường.

Năm 2018: NS huyện - WB là 99,82% - 0,18%; 6,55km đường.

- Đường xã: do UBND xã trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách xã, có sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện và một phần rất ít huy động được nhưng không thường xuyên từ sự đóng góp của cộng đồng và nguồn vốn WB.

Vốn đầu tư cho đường xã năm 2017 tăng so với năm 2016 là 363,95%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 183,22%. Cơ cấu vốn đầu tư và chiều dài đường xã được cải tạo, nâng cấp như sau:

Năm 2016: NS tỉnh - huyện - xã là 25,44% - 0% - 27,03%; 1,92 km đường. Năm 2017: NS tỉnh - huyện - xã là 19,34% - 25,52% - 55,14%; 4,99 km đường. Năm 2018: NS tỉnh - huyện - xã là 26,91% - 36,72% - 21,81%; 5,12 km đường. - Đối với đường thôn, xóm: Vốn đầu tư năm 2017 tăng so với năm 2016 là 128,1%, năm 2018 so với năm 2017 là 35,11%. Cơ cấu vốn đầu tư và chiều dài đường thôn, xóm được cải tạo, nâng cấp năm 2018: NS tỉnh - huyện - xã là 11,75% - 29,28% - 58,97%; đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp được 2,25 km đường.

* Theo hình thức đầu tư

Bảng 3.8: Hình thức đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 – 2018

STT Hình thức đầu tư Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng mới 73,265 24,17

2 Nâng cấp, cải tạo 95,02 64,86

3 Bảo trì đường GTNT 15,11 8,23

Tổng 183,395 100,00

(Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Bàn, 2018)

- Vốn đầu tư xây dựng mới: 73,265 tỷ đồng, chiếm 24,17% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016 đến năm 2018, nguồn vốn này chủ yếu giành cho đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện, xây mới cầu trên các tuyến đường xã và đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường thôn, xóm.

- Vốn nâng cấp, cải tạo: 95,02 tỷ đồng, chiếm 64,86% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016- 2018, chủ yếu giành cho cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

- Vốn giành cho công tác bảo trì đường GTNT: 15,11 tỷ đồng, chiếm 8,23% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2018, chủ yếu giành cho bảo trì đường huyện như: sữa chữa thường xuyên và sữa chữa định kỳ.

Chưa có vốn giành cho bảo trì đường xã, đường thôn xóm. * Như vậy

- Giai đoạn 2016 - 2018 đã có nhiều nguồn vốn tham gia quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và bảo trì (sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất) nhằm duy trì và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn đạt 183,395 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách huyện chiếm tỷ trọng rất lớn 69,57%, chủ yếu được hình thành từ nguồn đấu giá đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; ngân sách xã chiếm 15,43%; ngân sách tỉnh hỗ trợ 8,56%; vốn tranh thủ từ các nguồn: WB và nguồn khác

4,13%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chiếm tỷ trọng nhỏ 2,31%.

Chủ yếu vốn được giành cho việc đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện và cầu trên các tuyến đường xã; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, xã và thôn xóm; vốn giành cho công tác bảo trì là rất ít, chủ yếu thực hiện đối với bảo trì đường huyện; chưa có vốn để đầu tư thực hiện công tác bảo trì đối với đường xã, đường thôn xóm.

Việc đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường huyện chủ yếu do ngân sách huyện đảm nhận, chiếm 87,99% (năm 2016), 99,% (năm 2017), 99,82% (năm 2018) trong tổng số vốn đầu tư cho đường huyện.

Việc đầu tư xây mới; cải tạo, nâng cấp đường xã, chủ yếu do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng, chưa huy động được nguồn lực rất lớn của cộng đồng, cơ cấu vốn tham gia đầu tư của các năm như sau:

2016: Tỉnh - huyện - xã là 25,44% - 0% - 27,03%; 2017: Tỉnh - huyện - xã là 19,34% - 25,52% - 27,03%; 2018: Tỉnh - huyện - xã là 26,91% - 36,72% - 21,81%.

Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đường thôn xóm chủ yếu là do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng theo cơ cấu vốn tham gia đầu tư năm 2018: Ngân sách tỉnh - huyện - xã là 11,75% - 29,28% - 31,19%.

Thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình GTNT đến năm 2018, chưa thực hiện được mục tiêu quy hoạch phát triển GTNT, cụ thể: tỷ lệ rải mặt đường xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)