Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

2.3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tập trụng tại 3 xã: Nậm Xây; Dần Thàng; Võ Lao.

2.3.1.2 Chọn mẫu điều tra

Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng là Hộ gia đình và Cán bộ có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT gồm lãnh đạo huyện,

lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng, cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng, lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách cấp xã, cấp thôn.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Phòng Thống kê, Phòng kinh tế hạ tầng, Phòng tài chính kế hoạch, các báo cáo của UBND huyện, các quyết định của UBND tỉnh Lào Cai. Báo cáo chiến lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông nông thôn.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để tìm hiểu, thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở địa phương. Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra thông thông tin từ: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế - hạ tầng. Ở các xã điều tra chúng tôi tiến hành điều tra thông tin từ: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Bí thư xã, cán bộ phụ trách cấp xã, cấp thôn, đoàn thể và hộ gia đình cụ thể như sau.

- Thực hiện phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi và mẫu phiếu điều tra có sẵn.

- Chọn 36 đối tượng là quản lý có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT gồm, lãnh đạo huyện 02 người, lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng 03 người, cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng 07 người, lãnh đạo xã 6 người, cán bộ phụ trách cấp xã 09 người, cấp thôn 09 người.

- Chọn 90 hộ gia đình để phỏng vấn, điều tra, trong đó: Xã Nậm Xây 30 hộ, xã Dần Thàng 30 hộ, xã Võ Lao 30 hộ, đây là 3 xã đại diện cho 3 miền của huyện.

+ 30 hộ xã Nậm Xây đại diện cho nhóm xã có hệ thống giao thông nông thôn tương đối tốt nhưng có biểu hiện xuống cấp nhanh trong thời gian gần đây do thời tiết mưa nhiều, chất lượng thi công không tốt, cần phải được đầu tư xây dựng và cải tạo.

+ 30 hộ xã Dần Thàng đại diện cho nhóm xã có nhiều công trình giao thông hư hỏng và bị xuống cấp khá nghiêm trọng do khai thác khoáng sản, cần huy động nguồn lực để cải tạo và xây dựng mới nhiều tuyến đường.

+ 30 hộ xã Võ Lao đại diện cho nhóm xã xây dựng mới nhiều công trình giao thông nông thôn do xã vừa về đích nông thôn mới, cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo vận hành đúng quy định, hạn chế hư hỏng và xuống cấp.

Cụ thể tại bảng 2.4.

Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra

Stt Đối tượng Xã Nậm Xây Xã Dần Thàng Xã Võ Lao Tổng 1 Cán bộ 14 10 11 36 Lãnh đạo huyện 02 Lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng 03 Cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng 07 Chủ tịch, bí thư xã 02 02 02 06 Trưởng đoàn thể 03 03 03 09

Trưởng thôn, bí thư thôn 03 03 03 09

2 Hộ 30 30 30 90

Tổng 126

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thống kê thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp và phân tích dựa vào các phương pháp phân tổ thống kê.

Phần mềm sử dụng cho nhập và xử lý số liệu là phần mềm EXCEL.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

theo không gian và thời gian.

Phương pháp này được sử dụng để tính mô tả tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn qua các năm, mô tả số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng qua các năm..

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn qua các năm, so sánh số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)