Chu vi vòng bụng và chỉ số eo/hụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của thang điểm framingham trong đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 56 - 61)

Trước đây người ta chỉ mới quan tâm đến chỉ số BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) và chỉ số eo/hụng khi nói đến liên quan giữa béo phì và bệnh mạch vành. Tuy nhiên ngày nay chu vi vòng bụng được quan tâm nhiều hơn vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chính lượng mỡ tập trung ở vùng bụng là yếu tố chủ đạo dẫn đến các rối loạn khác: rối loạn lipid máu và kháng insulin,

nguy cơ bệnh mạch vành tăng khi có tăng chu vi vòng bụng ngay cả khi cân nặng bình thường [73].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ bệnh mạch vành trung bình theo FRS ở nhóm nam tăng chu vi vòng bụng là 21,44 ± 5,42 (%), nhóm nữ là 8,52 ± 6,57 (%); cao hơn nhóm nam không tăng chu vi vòng bụng là 12,78 ±

6,94 nữ là 5,4 ± 2,99 theo thứ tự, tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa ở nam giới (p < 0,001) mà không có ý nghĩa ở nữ giới (p = 0,163) và cũng không có ý nghĩa khi xét chung cho cả 2 giới, có lẽ do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa.

Áp dụng phương trình tuyến tính tìm mối tương quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành với chu vi vòng bụng chúng tôi thấy rằng nguy cơ bệnh mạch vành có mối tương quan tuyến tính thuận yếu với chu vi vòng bụng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy thực sự thang điểm Framingham chưa đánh giá đầy đủ vai trò của tăng chu vi vòng bụng với nguy cơ bệnh mạch vành bởi vì theo nghiên cứu của Barbara đánh giá liên quan giữa mỡ bụng và nguy cơ bệnh mạch vành ở nữ ĐTĐ týp 2 thấy rằng lượng mỡ bụng càng cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng tăng [17], theo Sundar ,bệnh nhân nữ ĐTĐ thì tương tác giữa chu vi vòng bụng với các yếu tố khỏc lờn tổn thương mạch vành càng lớn hơn so với nam giới [91]. Nghiên cứu của Bose tăng chu vi vòng bụng làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên 1,3 lần ở bệnh nhân không ĐTĐ và 1,85 lần đối với bệnh nhân ĐTĐ (p < 0,001).

Tiến hành tìm mối liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS với chỉ số eo/hụng chúng tôi có: 100% nữ giới có chỉ số eo/hụng ≥ 0,8; nam giới chỉ có 3 bệnh nhân có chỉ số eo/hụng < 0,9. Như vậy, mặc dù số bệnh nhân có tăng chu vi vòng bụng cả 2 giới chỉ là 39/76 (51,3%) nhưng có đến 73/76 (96,1%) bệnh nhân có tăng chỉ số eo/hông, vì thế nếu chỉ sử dụng đơn thuần chỉ số vòng bụng sẽ bỏ qua một số đối tượng béo dạng nam.

Sử dụng phương trình tuyến tính chúng tôi thấy có mối liên quan thuận có ý nghĩa thống kê mức độ trung bình giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS (r = 0,44; p = 0,01) ở nữ giới trong khi ở nam giới gần như không có mối liên quan nào cả. Sự khác nhau giữa 2 giới có lẽ phù hợp với các nghiên cứu khi cho rằng bệnh nhân nữ ĐTĐ thì sự ảnh hưởng của béo bụng lên nguy cơ mạch vành rõ rệt hơn so với nam giới [16]. Như vậy, khi đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành với tình trạng béo bụng không chỉ dựa vào chu vi vòng bụng mà nên phối hợp với chỉ số eo/hụng, vỡ trên thực tế có thể chu vi vòng bụng chưa đạt ngưỡng nguy cơ nhưng chỉ số eo/hụng mới đánh giá được sự phân bố mỡ bất thường ở vùng bụng so với cỏc vựng khỏc của cơ thể

4.2.6. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng. Hút thuốc lá làm giảm NO và các chất chống oxy hóa do đó ảnh hưởng đến sự co mạch vành và dòng chảy nuôi mạch vành [65]. Nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm ngay trong ngày đầu bỏ thuốc lá đồng thời với những bệnh nhân tim mạch ngừng hút thuốc lá làm giảm một nửa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát và tử vong[33].

Trong 76 bệnh nhân ĐTĐ có 16 người hút thuốc lá, 100% là nam giới. Nguy cơ bệnh mạch vành trung bình theo FRS của nhúm cú hút thuốc lá là 21,31 ± 6,62 (%), cao hơn rõ rệt so với nhúm khụng hút thuốc lá là 13,04 ±

5,83 (%), sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của L.A.Diệu [2]. và tương đồng với kết quả của nghiên cứu UKPDS trên 4520 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên 1,35 lần (CI 95%; 1,11 – 1,59). Nghiên cứu INTERHEART, tỷ lệ bệnh mạch vành tăng 3 lần ở bệnh nhân nam hút thuốc lỏ trờn 20 điếu/ngày so với nam không hút thuốc lá.

Chúng tôi tiến hành đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành với tình trạng hút thuốc lá trong quá khứ và hiện tại thấy rằng những bệnh nhân đang hút thuốc lá hoặc mới bỏ thuốc lá dưới 1 năm thì nguy cơ bệnh mạch vành trung bình cao hơn nhiều so với những người từng hút thuốc lá nhưng đã bỏ trên 5 năm và những người chưa bao giờ hút thuốc lá (p < 0,001). Đồng thời khi so sánh riờng nhúm chưa bao giờ hút thuốc lá với nhúm cú hút thuốc lá nhưng bỏ đã bỏ trên 5 năm chúng tôi thấy không có sự khác biệt nguy cơ mạch vành giữa 2 nhóm (p = 0,42), điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Negri và cộng sự khi cho rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về gần như tương đương với người bình thường sau khi ngừng thuốc lá trên 5 năm [33].

Như vậy có mối liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS và tình trạng hút thuốc lá trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.7. HsCRP

HsCRP đóng vai trò quan trọng, tham gia tích cực vào quá trình hình thành mảng xơ vữa. CRP cùng với LDL-C là 2 chất chỉ điểm sinh học bổ sung cho nhau trong phân tầng nguy cơ bệnh mạch vành [76].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ mạch vành ở nhúm cú hsCRP > 3 mg/l cao hơn so với nhúm cú nồng độ hsCRP trung bình và nhóm hsCRP bình thường, tuy nhiên chỉ có ý nghĩa thống kê ở nam giới (p = 0,018) mà không có ý nghĩa thống kê ở nữ giới, có lẽ do cỡ mẫu nhóm bệnh nhân nữ rất nhỏ.

Áp dụng phương trình tuyến tính theo biểu đồ 3.7 chúng tôi thấy rằng có mối tương quan thuận yếu giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS và nồng độ hsCRP, mặc dù mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 giới nhưng cũng ít nhiều cho thấy vai trò của hsCRP đối với nguy cơ bệnh mạch vành. Điều này được chứng minh bởi kết quả nghiên cứu của của Albert

[66], Ridker [76] và Cushman [64] khi đánh giá mối liên quan của hsCPR với nguy cơ bệnh mạch vành, các tác giả cho rằng hsCRP là yếu nguy cơ bệnh mạch vành độc lập với các yếu tố khác, tăng hsCRP làm tăng tỷ lệ bệnh mạch vành cũng như tỷ lệ tử vong do biến cố mạch vành, đồng thời đề nghị nên đưa hsCRP thành một trong các tiêu chí đánh giá điểm trong thang điểm Framingham. Trên thực tế hsCRP đã được đưa vào thang điểm Reynold để tính nguy cơ bệnh mạch vành 10 năm, tuy chưa được áp dụng và chứng minh rộng rãi nhưng cũng có một số nghiên cứu cho rằng thang điểm này chính xác hơn FRS khi áp dụng và theo dõi trên đối tượng bệnh nhân nữ [78].

4.2.8. Mức độ kiểm soát glucose máu

Có rất nhiều nghiên cứu tìm ngưỡng kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nhằm hạn chế các biến chứng tim mạch, thận, mắt… như ADVANCE, ACCORD, VADT dựa trên các dữ liệu từ nghiên cứu UKPDS. Kết quả nghiên cứu lâu dài nghiên cứu UKPDS sau khi kết thúc cho thấy rằng kiểm soát sớm mức HbA1C < 7% trong vòng năm đầu ngay sau khi chẩn đoán làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn có ý nghĩa thống kê [52]. Sau khi xem xét các kết quả của 3 nghiên cứu ADVANCE, ACCORD và VADT, Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) đã đưa ra khuyến cáo HbA1C < 7% là mức kiểm soát thích hợp đối với bệnh nhân ĐTĐ trong hạn chế các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [52].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ bệnh mạch vành trung bình theo FRS giữa nhóm kiểm soát glucose máu tốt (HbA1C < 7%) thấp hơn so với nhóm kiểm soát kém (HbA1C ≥ 7%), tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có ở nữ giới (p = 0,004) mà không có ý nghĩa ở nam giới (p = 0,44). Thế nhưng khi áp dụng phương trình tuyến tính chúng tôi thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS và nồng độ

HbA1C, mức tương quan chặt chẽ ở nữ (r = 0,74) và mức trung bình ở nam giới (r = 0,35). Sự chênh lệch giữa 2 giới có thể được giải thích theo nghiên cứu của Auni [16] và Sundar [72] là nguy cơ bệnh mạch vành ở nữ giới chịu sự tác động của HbA1C lớn hơn so với nam giới.

Như vậy, nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS có liên quan với nồng độ HbA1C hay là mức độ kiểm soát glucose máu. Nên chăng đưa chỉ số HbA1C khi tính toán nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của thang điểm framingham trong đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 56 - 61)