Tìm hiểu mối liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của thang điểm framingham trong đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 51 - 53)

điểm Framingham với một số yếu tố nguy cơ mạch vành

4.2.1. Tuổi

Với 76 bệnh nhân nghiên cứu được chia thành 4 nhóm tuổi và tính nguy cơ bệnh mạch vành trung bình theo FRS riêng từng giới và chung cho cả 2 giới, dựa vào bảng 3.2 chúng tôi thấy rằng tuổi càng cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng tăng một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên của của N.H.Huệ với kết luận sự gia tăng nguy cơ mạch vành theo tuổi là có ý nghĩa với p < 0,001[4].

Áp dụng phương trình tuyến tính tìm mối tương quan giữa tuổi và nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS chúng tôi thấy rằng ở cả 2 giới, nguy cơ bệnh mạch vành có mối tương quan tuyến tính thuận có ý nghĩa (p < 0,001) với tuổi và mức độ tương quan rất chặt chẽ ở nam (r = 7,12) và chặt chẽ ở nữ (r=0,61). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả L.A.Diệu với mức tương quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành tính theo FRS và tuổi là r = 0,59 [2].

Như vậy rõ ràng tuổi là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành rất quan trọng, nguy cơ sẽ càng cao khi tuổi càng cao [43],[51],[84]. Kết quả chúng tôi thu được là hợp lý, phù hợp với kết luận của Pekka khi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của tuổi đối với bệnh mạch vành trên 14.786 bệnh nhân tuổi trung niên theo dõi trong vòng 7-12 năm, tác giả nhận thấy tỷ lệ bệnh mạch

vành cao nhất ở nhóm tuổi từ 60-64, cao hơn so với nhóm 50-59 và nhóm dưới 59 tuổi [72], nghiên cứu khác của Christina cho kết quả tỷ lệ hội chứng vành cấp nhóm tuổi 64-75 cao hơn nhiều so với nhóm tuổi 54-65 ở cả nam và nữ [24].

Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy FRS phản ánh được vai trò của tuổi đối với nguy cơ bệnh mạch vành.

4.2.2 Giới

Theo tổng kết của Jeanine bệnh nhân nữ ĐTĐ thì sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành so với bệnh nhân nữ không ĐTĐ là 3-7 lần, cao hơn so với sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành của nam ĐTĐ so với nam không ĐTĐ là 2-4 lần, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở nữ cao hơn nam giới [53],[91], người ta cho rằng sự chuyển đảo này có thể do giới nữ chịu ảnh hưởng của tăng triglyceride, HbA1C và thời gian đái tháo đường lên nguy cơ mạch vành lớn hơn so với nam giới [53],[91]. Trong nghiên cứu của Pekka, nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên 2 lần ở bệnh nhân nam ĐTĐ so với nam không ĐTĐ, nhưng tăng 2,3 lần ở bệnh nhân nữ ĐTĐ so với nữ không ĐTĐ, tuy nhiên tỷ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân nam ĐTĐ vẫn cao hơn nữ [72],[91].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.2, nguy cơ bệnh mạch vành của nam là 16 ± 7,63 (%) cao hơn nữ là 7,28 ± 5,70 (%), sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001, tương tự kết quả nghiên cứu của L.A.Diệu, đồng thời dựa vào các bảng 3.3; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9; 3.10; 3.14; 3.15; 3.16 chúng tôi thấy nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS ở nam giới luôn cao hơn nữ giới khi xét theo THA, triglyceride, LDL-C, HDL-C, cholesterol, HbA1C, chu vi vòng bụng, thời gian đái tháo đường (ngoại trừ nhóm không có RLLM và nhóm ≥

75 tuổi, có thể do cỡ mẫu nhỏ)… phù hợp với các nhận định nói trên, tuy nhiên cũng cần thấy rằng bệnh nhân nữ có ĐTĐ thì nguy cơ tử vong do

NMCT cao hơn so với nam giới, do vậy không thể chỉ dựa vào nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS mà điều trị không đúng mức các yếu tố nguy cơ thực sự ở nữ giới có ĐTĐ [91].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của thang điểm framingham trong đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w