Xử lý biến đông sử dụng đất giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 37)

Sử dụng công cụ Intersect, một công cụ chồng xếp bản đồ trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ biến động sử sử dụng đất huyện Mường Tè giai đoạn 2014 – 2019, từ đó tạo ra được thuộc tính để phân tích.

2.6. Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel

Các thuộc tính từ bản đồ chồng xếp sẽ được phân tích thơng qua Excel, cụ thể từ bảng thuộc tính của bản đồ biến động sử dụng đất huyện Mường Tè giai đoạn 2014 -2019 ta xuất dữ liệu qua Excel chuyển về dạng ma trận cột dọc và hàng ngang, từ đó phân tích được các biến động, thay đổi.

2.6.1. Đánh giá, kiểm chứng độ chính xãc

Q trình đánh giá độ chính xác sử dụng các điểm tham chiếu thực địa được thu thập trong suốt quá trình điều tra, khảo sát thực địa. Ma trận đánh giá độ chính xác được áp dụng để thể hiện kết quả đối chiếu giữa các điểm thực địa và kết quả phân loại. Ma trận này thể hiện 3 loại độ chính xác: độ chính xác tổng thể, độ chính xác nhà sản xuất và độ chính xác người sử dụng. Độ chính xác tổng thế được tính bằng cách: lấy tổng số điểm tham chiếu thực địa được phân loại đúng (kết quả phân loại giống với kết quả thực địa) chia cho tổng số điểm tham chiếu thực địa. Nó được tính bằng cơng thức sau:

Hiện trạng SDĐ năm 2019 Hiện trạng SDĐ năm 2014 Biến động SDĐ giai đọan 2014-2019

Trong đó

k = số loại lớp đất

nij= tổng số điểm được phân loại đúng tương ứng trong kết quả phân loại (i) và ngoài thực địa (j)

n = tổng số điểm tham chiếu thực địa

Nhược điểm của trị đo độ chính xác tổng thể là nó khơng thể hiện được độ chính xác của từng lớp riêng lẻ sau khi phân loại. Độ chính xác phân loại và độ chính xác thực tế là hai phương pháp đánh giá độ chính xác cho từng lớp riêng lẻ.

Độ chính xác phân loại là xác suất mà một loại lớp phủ nhất định trên ảnh vệ tinh được phân loại đúng với loại hình lớp phủ đó ở ngồi thực địa. Nó được tính bằng cơng thức:

Độ chính xác thực tế là xác suất để một loại hình lớp phủ nhất định trên thực địa được xác định trùng khớp với chính nó trên kết quả phân loại ảnh vệ tinh. Nó được tính bằng cơng thức:

2.6.2. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến về việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập bản đồ biến động từ ứng dụng GIS của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai và các cán bộ trực tiếp làm trong lĩnh vực này, các nhà khoa học trên cơ sở đó có đề xuất hướng giải pháp phù hợp.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH T XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, cách trung tâm tỉnh Lai châu hơn 180km về phía Tây Bắc (theo đường bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D), có giới hạn địa lý từ 19054’ đến 22047’ Vĩ độ Bắc và 102009’ đến 103006’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

Vị trí tiếp giáp - Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. - Phía Đơng: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây: giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934,17 ha, chiếm 29,6% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích.

Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và 13 xã (Bum Nưa, Bum Tở, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Nậm Khao, Tà Tổng, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Mường Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây Bắc theo đường bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa Tần - Mường Tè.

Huyện Mường Tè có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 130,292 km đi qua 6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ) nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về An ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.

3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Mường tè do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình xen lẫn thung lũng. Độ cao trung bình từ 900 - 1.500m so với mặt nước biển. Nhiều đỉnh có độ cao trên 2000m: đỉnh Phu Xi Lung (3.076m), Pu Tà Tổng (2.109m). Độ dốc trung bình từ 250

- 300 có nơi lên tới 450. Nhìn tổng quát huyện Mường Tè được chia thành 2 vùng địa hình khác nhau: - Vùng núi cao: Gồm các xã Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Bum Tở, Tá Bạ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả và Tà Tổng với độ cao trung bình từ 1000 - 2000m so với mặt nước biển thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển kinh tế rừng.

- Vùng đồi núi thấp: Gồm các xã Bum Nưa, Vàng San, Thị Trấn, Nậm Khao, Mường Tè, Kan Hồ với độ cao trung bình từ 400 - 1000m thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây

Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đơng lạnh, mưa ít và hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Chế độ mưa: Mường Tè là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trùng với kỳ thịnh hành của gió Tây Nam: vùng cao lượng mưa lên tới 3000mm/năm, vùng núi trung bình có biến động từ 2000 - 2500mm. Vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 – 1800mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường có sương mù và suất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, tháng 7 chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.

- Chế độ nhiệt: Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên chế độ nhiệt cũng phân hóa theo vùng trong đó: Vùng núi cao (Ka Lăng, Tà Tổng, Thu Lũm, Tá

Bạ, Mù cả, Pa Vệ Sử) Nhiệt độ cao trung bình 150

C; Vùng núi cao trung bình (Pa Ủ, Nậm Khao, Bum Tở, Mường Tè) nhiệt độ trung bình đạt 200

C; Vùng núi thấp nhiệt độ đạt 230 C. Tổng nhiệt độ trung bình tồn huyện là 22.40

C. - Chế độ gió: Từ tháng 3 - tháng 7 thường có gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Nam thổi mạnh từ tháng 4 - tháng 10, gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ tháng 11 - tháng 3.

* Thủy văn: Huyện Mường Tè có mạng lưới sơng, suối khá dày đặc

(khoảng 0,6 km/km2)nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lịng suối hẹp, độ dốc lớn, thuỷ chế rất phức tạp. Mùa khô sơng thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ và gây xói mịn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế, thường xuyên gây ách tắc giao thơng vào mùa mưa. Trong huyện có 1 sơng chính là sơng Đà, ngồi ra cịn có 4 con suối có trữ lượng nước lớn: Nậm Ngà, Nậm Na, Nậm Củm, Nậm Sì Lường. Đặc biệt, huyện là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con sông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nên Mường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh và khu vực Tây Bắc, kinh tế của huyện Mường Tè có những bước phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện hàng năm luôn đạt mức khá.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế huyện Mường Tè nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt, tốc độ

phát triển kinh tế tăng qua các năm, cơ cấu chuyển dịch tăng theo hướng tích cực, thu nhập bình quân trên người tăng.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn chậm.

3.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Nông nghiệp

+ Trồng trọt: Nơng nghiệp giữ vai trị chủ yếu trong phát triển kinh tế

của huyện Mường Tè,huyện luôn chú trọng việc phát triển nông nghiệp theo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác, thiếu nước, cơ cấu giống đưa vào sản xuất chủ yếu vẫn là giống địa phương, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế,… dẫn đến năng suất cịn thấp, khơng ổn định.

+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là chăn ni trâu, bị,

dê, lợn, gia cầm... nhằm cung cấp nhu cầu thực phẩm chủ yếu cho thị trường tiêu thụ trong huyện. Tuy nhiên, ngành chăn ni cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Hình thức chăn ni gia súc, gia cầm chủ yếu vẫn theo hướng chăn ni hộ gia đình, tập qn chăn thả tự nhiên còn phổ biến.

- Lâm nghiệp

Nhiệm vụ trồng, quản lý bảo vệ rừng luôn được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển rừng theo mơ hình lâm nghiệp xã hội, làm cho người dân thực sự gắn bó với rừng, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa

bàn huyện trong chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

- Thuỷ sản

Mường Tè là huyện có nguồn nước dồi dào, nhưng do điều kiện địa hình chia cắt, độ dốc lớn, việc đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật cịn hạn chế, do đó việc phát triển ni trồng thủy sản của huyện còn nhiều hạn chế, năng suất và sản lượng ngành thủy sản không cao.

* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản, các ngành khác như cơ khí, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ.

* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thương mại – dịch vụ - du lịch của huyện Mường Tè đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, thị trường sơi động, sự lưu thơng hàng hố theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao.

Dịch vụ vận tải tư nhân phát triển đã đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các xã, bản xa cơ quan thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ vậy, nhân dân các vùng trong huyện đã có điều kiện trao đổi các sản phẩm sản xuất được và học tập các kinh nghiệm sản xuất thực tế giữa các vùng.

3.2.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Tính đến tháng 12 năm 2016, huyện Mường Tè có dân số khoảng 43576 nghìn người; gồm 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh 3026 người (6.944%); dân tộc Thái 10126 người (23.24%); dân tộc Mông 6406 người (14.7%); dân tộc Dao 283 người (0.649%); dân tộc Giáy 920

người chiếm (2.111%); dân tộc La Hủ 11.161 người (25,61%); Hà Nhì 8724 người (20,02%); dân tộc Mảng 1.172 người (2,69%); dân tộc Cống 935 người (2,146%); dân tộc Si La 582 người (1,38%); dân tộc Hoa 12 người (0.028%); dân tộc Cao Lan 6 người (0,014%); Dân tộc Mường 152 người (0,349%); dân tộc Tày 57 người (0.131%); dân tộc Nùng 11 người (0.025%); dân tộc Sán Dìu 3 người (0.007%). Phần lớn các dân tộc thiểu số trình độ dân trí chưa cao, khơng đồng đều, đời sống cịn khó khăn.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Nhìn chung, lao động vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, việc làm chính của người lao động là làm ruộng, nương, khai thác thủ công sản phẩm từ rừng và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê...). Trình độ lao động cịn nhiều hạn chế. Đối với lao động nông, lâm nghiệp, khối lượng công việc phụ thuộc vào mùa vụ, hiệu quả lao động chưa cao.

3.2.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

* Thực trạng phát triển đô thị

Với lợi thế là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị, văn hố - xã hội của huyện Mường Tè, thị trấn Mường Tè có nhiều điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sự ưu tiên đầu tư của tỉnh Lai Châu và của huyện.

Trong giai đoạn tới, để hồn chỉnh hệ thống đơ thị của huyện, xứng đáng với vai trị là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hố xã hội của huyện, động lực thúc đẩy lan toả phát triển kinh tế của khu vực đô thị đối với vùng, cần đầu tư xây dựng, phát triển mở rộng quy mơ các đơ thị, hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thơng, cấp thốt nước, cấp điện, xử lý chất thải...) và các cơng trình phúc lợi cơng cộng trong đơ thị...

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Các điểm dân cư trên địa bàn huyện Mường Tè có lịch sử từ lâu đời. Hệ thống dân cư nông thôn huyện Mường Tè phân bố không đồng đều trên địa bàn, phân tán theo địa hình đồi núi và gần nguồn nước sông, suối.

Trong các khu dân cư nông thôn, những năm gần đây đã được đầu tư từ các dự án 134, 135, 30A, tái định cư, nông thôn mới… đang dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông liên bản, liên xã, hệ thống cấp thốt nước, cấp điện nơng thơn, thơng tin liên lạc, hệ thống giáo dục – đào tạo, chợ, y tế, sân thể thao…

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

* Thuận lợi

- Nhìn chung, huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của đa dạng cây trồng, vật nuôi. Nhân dân bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hoá.

- Tốc độ phát triển kinh tế mấy năm gần đây tăng nhanh, đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.

- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

- Cán bộ các xã, thôn được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận. Nhân dân được tuyên truyền giáo dục, học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thường xuyên có hiệu quả.

* Mặt hạn chế

- Các ngành kinh tế phát triển không đồng đều, tỷ trọng ngành nơng nghiệp cịn chiếm q cao, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cơ bản còn hạn chế. Ngành nghề phụ ít, sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, hàng hố có sức cạnh tranh yếu, chưa thực sự thu hút thị trường. Thu nhập người dân phụ thuộc chủ yếu vào mùa vụ và chăn nuôi.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cịn chậm năng suất thấp. - Giao thông, thủy lợi chất lượng chưa đảm bảo, cơ sở hạ tầng còn thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 37)