Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 39 - 41)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, cách trung tâm tỉnh Lai châu hơn 180km về phía Tây Bắc (theo đường bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D), có giới hạn địa lý từ 19054’ đến 22047’ Vĩ độ Bắc và 102009’ đến 103006’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

Vị trí tiếp giáp - Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. - Phía Đơng: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây: giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934,17 ha, chiếm 29,6% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích.

Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và 13 xã (Bum Nưa, Bum Tở, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Nậm Khao, Tà Tổng, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Mường Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây Bắc theo đường bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa Tần - Mường Tè.

Huyện Mường Tè có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 130,292 km đi qua 6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ) nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về An ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.

3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Mường tè do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình xen lẫn thung lũng. Độ cao trung bình từ 900 - 1.500m so với mặt nước biển. Nhiều đỉnh có độ cao trên 2000m: đỉnh Phu Xi Lung (3.076m), Pu Tà Tổng (2.109m). Độ dốc trung bình từ 250

- 300 có nơi lên tới 450. Nhìn tổng qt huyện Mường Tè được chia thành 2 vùng địa hình khác nhau: - Vùng núi cao: Gồm các xã Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Bum Tở, Tá Bạ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả và Tà Tổng với độ cao trung bình từ 1000 - 2000m so với mặt nước biển thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển kinh tế rừng.

- Vùng đồi núi thấp: Gồm các xã Bum Nưa, Vàng San, Thị Trấn, Nậm Khao, Mường Tè, Kan Hồ với độ cao trung bình từ 400 - 1000m thuận lợi cho việc phát triển cây cơng nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây

Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đơng lạnh, mưa ít và hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Chế độ mưa: Mường Tè là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trùng với kỳ thịnh hành của gió Tây Nam: vùng cao lượng mưa lên tới 3000mm/năm, vùng núi trung bình có biến động từ 2000 - 2500mm. Vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 – 1800mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường có sương mù và suất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, tháng 7 chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.

- Chế độ nhiệt: Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên chế độ nhiệt cũng phân hóa theo vùng trong đó: Vùng núi cao (Ka Lăng, Tà Tổng, Thu Lũm, Tá

Bạ, Mù cả, Pa Vệ Sử) Nhiệt độ cao trung bình 150

C; Vùng núi cao trung bình (Pa Ủ, Nậm Khao, Bum Tở, Mường Tè) nhiệt độ trung bình đạt 200

C; Vùng núi thấp nhiệt độ đạt 230 C. Tổng nhiệt độ trung bình tồn huyện là 22.40

C. - Chế độ gió: Từ tháng 3 - tháng 7 thường có gió mùa Tây Nam, gió mùa Đơng Nam thổi mạnh từ tháng 4 - tháng 10, gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ tháng 11 - tháng 3.

* Thủy văn: Huyện Mường Tè có mạng lưới sông, suối khá dày đặc

(khoảng 0,6 km/km2)nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lịng suối hẹp, độ dốc lớn, thuỷ chế rất phức tạp. Mùa khơ sơng thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ và gây xói mịn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế, thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Trong huyện có 1 sơng chính là sơng Đà, ngồi ra cịn có 4 con suối có trữ lượng nước lớn: Nậm Ngà, Nậm Na, Nậm Củm, Nậm Sì Lường. Đặc biệt, huyện là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con sơng có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nên Mường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 39 - 41)