Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 42 - 43)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Nông nghiệp

+ Trồng trọt: Nơng nghiệp giữ vai trị chủ yếu trong phát triển kinh tế

của huyện Mường Tè,huyện luôn chú trọng việc phát triển nông nghiệp theo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác, thiếu nước, cơ cấu giống đưa vào sản xuất chủ yếu vẫn là giống địa phương, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế,… dẫn đến năng suất cịn thấp, khơng ổn định.

+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là chăn ni trâu, bị,

dê, lợn, gia cầm... nhằm cung cấp nhu cầu thực phẩm chủ yếu cho thị trường tiêu thụ trong huyện. Tuy nhiên, ngành chăn ni cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Hình thức chăn ni gia súc, gia cầm chủ yếu vẫn theo hướng chăn ni hộ gia đình, tập qn chăn thả tự nhiên cịn phổ biến.

- Lâm nghiệp

Nhiệm vụ trồng, quản lý bảo vệ rừng luôn được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển rừng theo mơ hình lâm nghiệp xã hội, làm cho người dân thực sự gắn bó với rừng, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa

bàn huyện trong chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.

- Thuỷ sản

Mường Tè là huyện có nguồn nước dồi dào, nhưng do điều kiện địa hình chia cắt, độ dốc lớn, việc đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật cịn hạn chế, do đó việc phát triển ni trồng thủy sản của huyện cịn nhiều hạn chế, năng suất và sản lượng ngành thủy sản không cao.

* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành cơng nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản, các ngành khác như cơ khí, hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ.

* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thương mại – dịch vụ - du lịch của huyện Mường Tè đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng, thị trường sơi động, sự lưu thơng hàng hố theo cơ chế thị trường đạt hiệu quả cao.

Dịch vụ vận tải tư nhân phát triển đã đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các xã, bản xa cơ quan thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ vậy, nhân dân các vùng trong huyện đã có điều kiện trao đổi các sản phẩm sản xuất được và học tập các kinh nghiệm sản xuất thực tế giữa các vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 42 - 43)