Chu chuyển các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2014-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 62)

(Đơn vị: ha) Năm 2014 Năm 2019 SXNN LNP CSD CPO ODTNT DKH Tổng SXNN 7.758,59 903,96 56,05 0,53 6,18 0,00 8.668,73 LNP 1.905,59 153.732,27 46,14 2,48 13,85 0,00 155.654,19 CSD 2.103,86 78.898,37 18.389,38 12,60 2,94 0,00 99.407,15 CPO 6,12 1,21 13,55 716,57 0,00 0,00 730,12 ODTNT 4,87 2,47 0,00 1,13 271,40 0,00 272,53 DKH 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3.201,45 3.201,45 Tổng 11.768,04 233.534,60 18.402,93 732,78 294,37 3.201,45 267.934,17

Trong đó: SXNN: đất sản xuất nơng nghiệp (trồng lúa nước, nương, cây

hàng năm và cây lâu năm); LNP: đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất); CSD: đất chưa sử dụng vào mục đích kinh doanh; CPO: đất công sở, quốc phòng, y tế và trường học; ODTNT: đất ở đô thị và nông thôn; DKH: các loại đất khác.

Trong thực tế có một số trường hợp trong chuỗi chu chuyển và biến động khơng có khả năng xảy ra như:

+ Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng. + Đất lâm nghiệpchuyển sang đất chưa sử dụng

+ Đất ở chuyển sang đất chưa sử dụng, đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp. + Đất cơng sở, quốc phịng, y tế, trường học chuyển sang đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp và đất rưng.

+ Đất ở sang đất rừng, đất sản xuất nơng nghiệp

Do đó, đề tại luận văn tiến hành hiệu chỉnh ma trận cho hợp lý, những trường hợp khơng có khả năng xảy ra được quy về diện tích biến động = 0,0 ha và số diện tích đó được cộng gộp vào diện tích của loại hình biến động giai đoạn trước. Tương tự tính tốn các trường cịn lại, kết quả thực hiện hiệu chỉnh được ghi ở trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ma trận biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2014-2019 sau hiệu chỉnh Đơn vị tính: ha Năm 2014 Năm 2019 SXNN LNP CSD CPO ODTNT DKH Tổng SXNN 7.758,59 903,96 0,00 0,00 6,18 0,00 8.668,73 LNP 1.905,59 153.732,27 0,00 2,48 13,85 0,00 155.654,19 CSD 2.103,86 78.898,37 18.389,38 12,60 2,94 0,00 99.407,15 CPO 0,00 0,00 13,55 716,57 0,00 0,00 730,12 ODTNT 0,00 0,00 0,00 1,13 271,40 0,00 272,53 DKH 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3.201,45 3.201.45 Tổng 11.768,04 233.534,60 18.402,93 732,78 294,37 3.201,45 267.943,17

- Thống kê diện tích các loại đất theo chu chuyển biến động

Diện tích từng loại đất trong năm 2014 và năm 2019 được thống kê ở trong bảng 4.6 dưới đây.

Bảng 4.6.Thống kê tổng diện tích các loại hình biến động hai năm 2014 và 2019 sau khi chồng lớp và hiệu chỉnh

(Đơn vị tính: ha)

Loại đất Năm 2014 Năm 2019 Biến động: (+), tăng

lên; (-) giảm đi Tỷ lệ %

SXNN 8.668,73 11.768,04 3.099,31 35,75 LNP 155.654,19 233.534,60 77.880,41 50,03 CSD 99.407,15 18.402,93 -81.004,22 -81,49 CPO 730,12 732,78 2,66 0,36 ODTNT 272,53 294,37 21,84 8,01 DKH 3.201,45 3.201,45 0,00 0,00

Kết quả của sự biến động về diện tích của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2014-2019 cho thấy diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất và đất ở, đất cơng sở, quốc phịng, y tế, trường học đã có sự gia tăng, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp tăng 35,75% (3.099,31 ha) so với đất sản xuất nơng nghiệp hiện có năm 2014, tiếp đến là đất lâm nghiệptăng khoảng 50,03% (77.880,41 ha) so với diện tích đất lâm nghiệphiện có năm 2014. Điều này phản ánh định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện: Chú trọng phát triển mở rộng quy mô sản xuất nông lâm nghiệp, ở và chuyên dùng đi đôi với việc quan tâm đến đời sống người dân trên toàn huyện. Để đạt được mục tiêu trên, diện tích đất chưa sử dụng đã thu hẹp một cách rất nhanh, giảm đến 81,49% (81.004,22) đất chưa sử dụng hiện có năm 2014, đất chưa sử dụng năm 2019 chỉ còn lại 18.402,93 ha, loại hình này cần được quy hoạch, bố trí lại theo hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai hơn nữa.

4.2.2. Biến động và nguyên nhân biến động diện tích đất đai

Để tiến hành đánh giá nguyên nhân biến động ta cần có một ma trận xác suất của sự thay đổi các kiểu sử dụng đất (ma trận Markov.) Để có được ma trận này ta lấy diện tích của loại hình sử dụng đất tại thời điểm năm 2014 chuyển sang loại hình sử dụng đất tại thời điểm 2019 chia cho tổng diện tích của loại hình sử dụng đất tại thời điểm năm 2014 đó.

Ví dụ: Xác suất sự thay đổi của CSD chuyển sang CSD = Diện tích đất CSD cịn lại/ Tổng diện tích đất CSD năm 2014. Xác suất sự thay đổi của đất CSD chuyển sang R = Diện tích đất CSD chuyển sang R/Tổng diện tích đất CSD năm 2014. Xác suất sự thay đổi của đất R chuyển sang CSD = Diện tích đất R chuyển sang CSD/Tổng diện tích đất R năm 2014. Tương tự, ta được kết quả nhơ ở bảng 4.7 dưới đây.

Bảng 4.7. Ma trận về xác suất của sự thay đổi xác định từ việc chồng ghép bản đồ hiện sử dụng đất giai đoạn 2014-2019

Năm 2014 Năm 2019 SXNN R CSD CPO ODTNT DKH SXNN 0,8950 0,1043 0,0000 0,0000 0,0007 0,0000 R 0,0122 0,9877 0,0000 0,0000 0,0001 0,0000 CSD 0,0212 0,7937 0,1850 0,0001 0,0000 0,0000 CPO 0,0000 0,0000 0,0186 0,9814 0,0000 0,0000 ODTNT 0,0000 0,0000 0,0000 0,0041 0,9959 0,0000 DKH 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 100,0000 Dựa trên ma trận trên ta thấy rõ diện tích các loại hình sử dụng đất tham gia vào đánh giá từ năm 2014 đến năm 2019 biến động không quá nhiều, nhưng cũng có thay đổi đáng kể nhất là đất đai chưa sử dụng trong tồn

huyện. Q trình biến động cụ thể được phân tích theo từng loại hình sử dụng đất như sau:

4.2.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa nước, lúa nương, cây hàng năm và cây lâu năm) huyện Mường Tè năm 2019 có diện tích 11.768,04 ha, tăng lên 3.099,31 ha so với năm 2014. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tăng trên cả đất lúa nước và lúa nương. Riêng đất trồng cây hàng năm và lâu năm tương đối ổn định, tăng thêm không đáng kể.

Nguyên nhân gây biến động tăng đất đai sản xuất nơng nghiệp

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp không biến đổi sang mục đích sử dụng khác rất cao, chiếm 89,50% (bảng 4.7), tương ứng ln có 7.785,59 ha được triển khai sản xuất nơng nghiệp liên tục. Phần diện tích được tăng lên là do chủ yếu diện tích đất chưa sử dụng và diện tích đất lâm nghiệpchuyển đổi sang, tương ứng 2.103,86 ha và 1.905,59 ha đất lâm nghiệpđược chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp, phần chuyển đổi đất lâm nghiệpsang đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nương. Phần nhỏ còn lại là do đất ở nông thôn chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp cho mục đích trồng cây ăn quả lâu năm, cây cao su, cây hằng năm, một phần diện tích được chuyển qua trên đất du canh. Một số diện tích được chuyển qua từ đất công cộng của bản trong quá trình chuyển đổi ruộng đất nơng nghiệp

4.2.2.2. Biến động đất rừng

Tổng diện tích đất có rừng năm 2014 của huyện là 155.654,19 ha, trong đó gồm đất lâm nghiệpsản xuất; đất lâm nghiệpphòng hộ và rừng đặc dụng. Vào năm 2019 tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 233.534,60 ha, tăng 77.880,41 ha so với năm 2014.

Nguyên nhân gây biến động tăng diện tích đất rừng

98,77% (bảng 4.7), tương ứng với 153.654,19 ha. Một phần nhỏ diện tích đất lâm nghiệpđược chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 0,12%, tương ứng khoảng 1.905,59 ha đất lâm nghiệpđã chuyển sang. Đất lâm nghiệpcũng đã được chuyển sang đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số của các xã giáp đường biên giới để đảm bảo an ninh, quốc phòng.

4.2.2.3. Biến động đất chưa sử dụng

Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2014 của huyện là 99.407,15 ha. Vào năm 2019 tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 18.402,93 ha, giảm 81.004,22 ha so với năm 2014, tương ứng đã giảm đi 81,49% diện tích đất chưa sử dụng.

Nguyên nhân gây biến động giảm mạnh diện tích đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng trên tồn huyện khơng chuyển đổi mục đích sử dụng sang loại hình đất khác là 18,50 %, tương ứng với 18.389,38ha. Số diện tích khác đã được chuyển đổi sang mục đích sử dụng đất khác, tổng số diện tích chuyển đổi sang đất lâm nghiệplà lớn nhất chiếm 79,37% tương ứng với 78.898,37 ha đất chưa sử dụng được chuyển sang đất rừng. Số ít diện tích chưa sử dụng còn lại được chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 2,12%, tương ứng với 2.103,86 ha đất chưa sử dụng được người dân sử dụng vào trồng hàng năm và gieo trồng lúa nương. Diện tích chưa sử dụng cũng đã được chuyển đổi thành đất công sở, đất đường giao thông biên giới, đường tác chiến phục vụ cho quốc phòng và đồn biên phòng, trạm xá quân dân y.

Đất chưa sử dụng chuyển sang mục đích đất lâm nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 8 năm 2012 về việc Quy hoặch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu gia đoạn 2016 – 2020 và kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2018. Thực hiện Quyết định trên, huyện Mường Tè đã triển khai quy hoạch, mở rộng diện tích đất lâm nghiệp theo tiêu chí quy hoach 3 loại rừng.

a) Rừng đặc dụng: Giữ nguyên diện tích vùng lõi, vùng đệm vườn Quốc gia Hồng Liên: 7.500 ha; diện tích rừng đặc dụng của huyện Mường Tè: 33.775 ha.

b) Rừng phòng hộ: Xây dựng phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới tại các xã biên giới huyện: Mường Tè, gắn công tác bảo vệ và phát triển rừng với bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới.

c) Rừng sản xuất: Đất quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, vườn cây, vườn rừng đến năm 2020 có 81.452 ha trồng rừng nguyên liệu giấy, ván dăm, ván ghép thanh.

Do được quy hoạch, chính quyền huyện Mường Tè đã thực hiện một loạt các biện pháp chuyển đổi đất chưa sử dụng thành đất với mục đích sản xuất nơng lâm nghiệp, kết quả trong giai đoạn từ 2014 đến 2019 đã chuyển đổi 78.898,37 ha đã chưa sử dụng thành đất lâm nghiệp.

4.2.2.4. Biến động đất cơng sở, quốc phịng, y tế, trường học

Tổng diện tích đất cơng sở, trường học, y tế năm 2014 của huyện là 730,12ha. Vào năm 2019 tổng diện tích đất cơng sở, trường học của huyện là 732,78ha, tăng 2,66 ha so với năm 2014.

Nguyên nhân gây biến động tăng diện tích đất cơng sở, trường học, y tế và quốc phịng.

Diện tích đất cơng sở ổn định và tăng trong gia đoạn này là do đất công sở được giữ ổn định, khơng chuyển mục đích sang loại đất khác chiếm 716,57 ha (bảng 4.7). Số diện tích đất cơng sở tăng lên là do đất chưa sử dụng chuyển đổi mục đích sang là12,6ha. Ngồi ra một phần diện tích đất cơng sở chuyển sang đất chưa sử dụng do năm 2014 hiện trạng đa được quy hoạch tuy nhiên không tiến hành triển khai đặc biệt là diện tích đất phục vụ cho quốc phịng và đất y tế do chưa có kinh phí đầu tư, mở rộng.

4.2.2.5. Biến động đất ở

Tổng diện tích đất ở năm 2014 của huyện là 272,53 ha. Vào năm 2019 tổng diện tích đất ở của huyện là 294,37 ha, tăng 21,84ha so với năm 2014.

Nguyên nhân gây biến động tăng diện tích đất ở tăng là do đất ở của năm 2014 ổn đinh, không chuyển sang lại đất cho các mục đích sử dụng khác, phần diện tích tăng lên là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất chưa sử dụng, một phần diện tích đất nơng nghiệp, rừng sản xuất được chuyển đổi thành khu tái định cư để sở dụng ổn định lâu dài.

4.3. Đề xuất lập quy trình xây dựng bản đồ và giám sát biến động đất bằng công nghệ viễn thám bằng công nghệ viễn thám

- Căn cứ vào quy trình từng bước của đề tài luận văn đã thực hiện - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đạt được

- Căn cứu vào kết quả kiểm tra các điểm kiểm chứng tại thực địa và kinh nghiệm thực tiễn được rút ra từ thực tế trong thực hiện đề tài

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất và trang thiết bị về công nghệ viễn thám tại địa phương (hệ thống máy tính, hệ thống mạng internet, chất lượng thu nhận bản đồ viễn thám,...)

Căn cứu vào nguồn nhân lực quản lý đất đai tại địa phương, đề tài luận văn đề xuất quy trình xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất cho huyện Mường Tè các giai đoạn kế tiếp như sau:

Quy trình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Mường Tè quy định những bước công việc bắt buộc và yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho việc thành lập bản đồ thuộc các lớp khác nhau trong lĩnh vực biến động sử dụng đất phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và quản lý trong phạm vi huyện Mường Tè. Quy trình là cơ sở để quản lý, đánh giá biến động sử dụng đất đai.

4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ chuyên đề biến động sử dụng đất đai

Để đạt được bản đồ biến động sử dụng đất cho các năm tiếp theo. Quy trình thực hiện theo các bước chính trong sơ đồ 4.7 dưới đây.

Các loại dữ liệu của kỳ kế tiếp sau khác nhau được thu thập trong quá trình đánh giá biến động đất đai của huyện Mường Tè trong tương lại được thực hiện như sau:

BĐHTSDĐ kỳ hiện tại, Các số liệu TK

Ảnh Landsat 8, kỳ kế tiếp (2020; 2022…)

Cắt ảnh theo ranh giới huyện

Chọn và cập nhật bộ mẫu ảnh kỳ kế tiếp

Phân loại có kiểm định

Bản đồ giải đoán HTSDĐ kỳ kế tiếp

Kỳ kế tiếp

Biến độ biến động sử dụng đất trong giai đoạn đánh giá

Đánh giá kết quả giải đoán

Chưa chính xác

4.3.2. Các bước trong quy trình

Bước 1. Phương pháp thu thập số liệu 1.1. Số liệu không gian

- Ảnh vệ tỉnh Landsat 8: thời gian chụp vào khoảng đầu tháng 6 của kỳ kế tiếp. Kỳ đánh giá có thể hàng năm hay 2 , 3, 4 hoặc 5. Ảnh landsat 8 tổ hợp màu tự nhiên khu vực địa giới hành chính huyện Mường Tè có độ phân giải khơng gian 30 x 30 m. Quá trình căt ảnh và tải ảnh được thực hiện dễ dàng vì răng giới huyện đã được lập và chuyển vào google earth.

1.2. Số liệu phi không gian

Đây là loại số liệu thuộc tính của khu vực

- Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu của kỳ kế tiếp

- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực tại thời điêm kỳ kế tiếp

- Số liệu về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường trên toàn huyện tại thời điểm kỳ kế tiếp

Các loại số liệu trên là dữ liệu đầu vào cho Công nghệ GIS và Viễn Thám. Những số liệu này được nhập vào máy tính tại thời điểm kỹ kế tiếp, trở thành cơ sở dữ liệu để các phần mềm GIS có thể thực hiện được các chức năng phân tích, tính tốn và đánh giá các biến động theo yêu cầu đặt ra.

Bước 2. Xử lý ảnh Landsat 8 của kỳ kế tiếp. Tăng chất lượng ảnh landsat

- Truy cập dữ liệu và hiện ảnh: là bước chuyển từ dữ liệu gốc thu được trên vệ tinh sang dữ liệu dạng số lưu trữ trong cơng nghệ GIS.Trước tiên, để đảm bảo tính thống nhất, ảnh Landsat 8 chụp tại thời điểm kế tiếp (khoảng đầu tháng 6) được đưa về cùng hệ quy chiếu VN2000.

Ảnh Landsat tổ hợp màu có độ phân giải 30m. Kết hợp ảnh tồn sắc Kênh 8 (có độ phân giải là 15m) với các ảnh tổ hợp màu tạo ra ảnh tăng cường vừa có độ phân giải cao của ảnh tồn sắc, vừa có màu sắc trực quan của ảnh tổ hợp màu. Xử lý phổ bằng các phương pháp dãn tuyến tính, điều chỉnh tương tác, đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ nét, độ tương phản trung

bình, khơng thiếu màu. Các phần mềm Envi, Erdas cho phép dễ dàng tạo ra các ảnh tăng cường.

Bước 3. Phân loại hình ảnh cho kỳ kế tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)