Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ chuyên đề biến động sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 71)

Để đạt được bản đồ biến động sử dụng đất cho các năm tiếp theo. Quy trình thực hiện theo các bước chính trong sơ đồ 4.7 dưới đây.

Các loại dữ liệu của kỳ kế tiếp sau khác nhau được thu thập trong quá trình đánh giá biến động đất đai của huyện Mường Tè trong tương lại được thực hiện như sau:

BĐHTSDĐ kỳ hiện tại, Các số liệu TK

Ảnh Landsat 8, kỳ kế tiếp (2020; 2022…)

Cắt ảnh theo ranh giới huyện

Chọn và cập nhật bộ mẫu ảnh kỳ kế tiếp

Phân loại có kiểm định

Bản đồ giải đoán HTSDĐ kỳ kế tiếp

Kỳ kế tiếp

Biến độ biến động sử dụng đất trong giai đoạn đánh giá

Đánh giá kết quả giải đoán

Chưa chính xác

4.3.2. Các bước trong quy trình

Bước 1. Phương pháp thu thập số liệu 1.1. Số liệu không gian

- Ảnh vệ tỉnh Landsat 8: thời gian chụp vào khoảng đầu tháng 6 của kỳ kế tiếp. Kỳ đánh giá có thể hàng năm hay 2 , 3, 4 hoặc 5. Ảnh landsat 8 tổ hợp màu tự nhiên khu vực địa giới hành chính huyện Mường Tè có độ phân giải không gian 30 x 30 m. Quá trình căt ảnh và tải ảnh được thực hiện dễ dàng vì răng giới huyện đã được lập và chuyển vào google earth.

1.2. Số liệu phi không gian

Đây là loại số liệu thuộc tính của khu vực

- Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu của kỳ kế tiếp

- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực tại thời điêm kỳ kế tiếp

- Số liệu về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường trên toàn huyện tại thời điểm kỳ kế tiếp

Các loại số liệu trên là dữ liệu đầu vào cho Công nghệ GIS và Viễn Thám. Những số liệu này được nhập vào máy tính tại thời điểm kỹ kế tiếp, trở thành cơ sở dữ liệu để các phần mềm GIS có thể thực hiện được các chức năng phân tích, tính toán và đánh giá các biến động theo yêu cầu đặt ra.

Bước 2. Xử lý ảnh Landsat 8 của kỳ kế tiếp. Tăng chất lượng ảnh landsat

- Truy cập dữ liệu và hiện ảnh: là bước chuyển từ dữ liệu gốc thu được trên vệ tinh sang dữ liệu dạng số lưu trữ trong công nghệ GIS.Trước tiên, để đảm bảo tính thống nhất, ảnh Landsat 8 chụp tại thời điểm kế tiếp (khoảng đầu tháng 6) được đưa về cùng hệ quy chiếu VN2000.

Ảnh Landsat tổ hợp màu có độ phân giải 30m. Kết hợp ảnh toàn sắc Kênh 8 (có độ phân giải là 15m) với các ảnh tổ hợp màu tạo ra ảnh tăng cường vừa có độ phân giải cao của ảnh toàn sắc, vừa có màu sắc trực quan của ảnh tổ hợp màu. Xử lý phổ bằng các phương pháp dãn tuyến tính, điều chỉnh tương tác, đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ nét, độ tương phản trung

bình, không thiếu màu. Các phần mềm Envi, Erdas cho phép dễ dàng tạo ra các ảnh tăng cường.

Bước 3. Phân loại hình ảnh cho kỳ kế tiếp

Phân loại ảnh: Xác định các loại hình sử dụng đất cần phân chia, sau đó chọn các vùng mẫu trên ảnh tương ứng với số lượng loại hình sử dụng đất cần thành lập. Vùng mẫu, tương ứng với từng loại hình sử dụng đất, được chọn có số lượng pixel đủ lớn, so với số lượng pixel của một loại hình sử dụng đất chiếm giữ và có đối chiếu với dữ liệu chưa xử lí của ảnh Landsat năm 2019 và của kỳ làm trước), sao cho các giá trị trung bình cũng như ma trận phương sai – hiệp phương sai tính cho một loại hình nào đó có giá trị đúng với thực tế.

Ngoài ra, vị trí của vùng mẫu được chọn, có tập hợp các pixel chiếm giữ ở trung tâm, không nên bao gồm các pixel ở biên để có sự đồng nhất về đặc trưng phổ; đồng thời vị trí phân bố của các pixel được chọn làm vùng mẫu cũng cần có sự đồng nhất về đặc trưng phổ đối với các kênh phổ khác khi sử dụng để giải đoán phân loại.

- Căn cứ vào bộ mẫu đã lập, tiến hành phân loại có kiểm định với phương pháp Maximum likelihood cho ảnh Landsat của kỳ kế tiếp.

- Kết quả sau phân loại bằng phương pháp xử lí ảnh số là một bức tranh nhiều màu sắc về các đối tượng, sự phân bố của các đối tượng không hợp lí so với phân bố thực tế, kích thước của các đối tượng này quá nhỏ, chỉ có 1 hoặc 2 phần tử nằm riêng lẻ và phân bố rải rác xen kẽ với các đối tượng khác..., gây khó khăn cho người sử dụng. Vì thế, phải xử lí sau phân loại

- Kết quả sau phân loại được chuyển sang ArcGIS để hiệu chỉnh, biên tập lại và kết hợp với bản đồ nền để thành lập bản đồ ảnh số hiện trạng sử dụng đất kỳ kế tiêp. Kiểm chứng kết quả giải đoán ảnh Landsat kỳ kế tiếp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, số liệu thống kê thấy rằng kết quả có sự tương đồng.

Sau khi ảnh Landsat kỳ kế tiếp được khôi phục lại, thì tiến hành nắn chỉnh hình học ảnh, tăng cường chất lượng ảnh: giãn ảnh, lọc ảnh, lập ảnh tỉ số,… như các công đoạn nêu trên

Dựa vào bộ ảnh Landsat năm 2019 và bộ mẫu chuẩn đã được xây dựng, tiến hành phân loại cho ảnh Landsat kỳ kế tiếp. Để tránh sai số lớn thì các vùng mẫu được chọn làm khóa giải đoán không nằm trong phần lỗi của ảnh Landsat kỳ kế tiếp. Các công đoạn tiếp theo để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ kế tiếp được thực hiện tương tự như các công đoạn của việc giải đoán ảnh Landsat năm 2019.

Bước 4. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn kỳ kế thiếp

Cuối cùng là kiểm tra hoàn tất, bổ sung các lớp thông tin phụ trợ, khung lưới và xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất gia đoạn kế tiếp.

Bước 5. Lập bản đồ biến động sử dụng đất kỳ kế tiếp

Đánh giá biến động sử dụng đất được tiến hành bằng cách chồng xếp kết quả năm 2019 và năm kế tiếp (2020; 2022;…) . Với phương pháp này, những biến động sử dụng đất không hợp lý sẽ được loại trừ. Tiếp sau đó, kết quả biến động sử dụng đất giữa hai năm 2019 và kỳ kế tiếp được mã hóa tương ứng với các loại hình biến động dưới dạng XXYY, trong đó XX là mã loại hình đất năm 2019, YY là mã loại hình đất năm kế tiếp.

Xử lý ma trận A*100+B

Hình 4.7. Xử lý biến đông sử dụng đất giai đoạn nghiên cứu

Hiện trạng SDĐ kỳ kế tiếp Hiện trạng SDĐ năm 2019 Biến động SDĐ giai đọan kế tiếp

Sử dụng công cụ Intersect, một công cụ chồng xếp bản đồ trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ biến động sử sử dụng đất huyện Mường Tè giai đoạn 2019 – năm kế tiếp, từ đó tạo ra được thuộc tính để phân tích.

Thống kê số liệu diện tích biến động đất đai và biểu chu chuyển đất đai giai đoạn tiếp.

Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai

- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.

Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý.

Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.

- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác.

- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.

-Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu thống kê, kiểm kê của năm trước.

K T LUẬN – TỒN TẠI –KI N NGHỊ 5.1. Kết luận

Mường Tè là huyện vùng núi, biên giới, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (135), đất đai rộng hơn so các huyện khác trên toàn quốc. Do vậy, Mường Tè là huyện có tiềm năng kinh tế lớn và tài nguyên rừng hiện còn có trữ lượng cao, đất đai chưa sử dụng còn nhiều, nhất là các xã giáp biên, mật độ dân số còn ít. Để bảo bảo an ninh, quốc phòng và sử dụng quỹ đất đai một cách hợp lý nên rất cần có các nghiên cứu, giám sát thường xuyên, đinh kỳ về sử dụng đất để đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, kịp thời nhằm đảm bảo cho nền kinh tế, dân sinh và quốc phòng của huyện và của tỉnh Lai Châu phát triển bền vững.

Kết quả nghiên ban đầu về biến động sử dụng đất đai bằng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS của đề tài luận văn đã thực hiện được và rút ra một số kết luận sau:

- Đặc điểm sử dụng đất năm 2014 của huyện: Tổng diện tích đất tự nhiên có 267.934,17 ha, trong đó có 168.527,02 ha đất đã được sử dụng vào 10 loại mục đích sử dụng khác nhau chiếm hơn 62,90% diện tích tự nhiên gồm các loại đất chính sau: Đất nông nghiệp có 164.353,27ha chiếm 61,34%. Đất phi nông nghiệp có 4.173,75ha chiếm 0,82%. Diện tích đất chưa được đưa vào mục đích sử dụng khá cao, có 90.407,15 ha, chiếm 37,10% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện.

- Kết quả giải đoán bản đồ sử dụng đất năm 2019 với độ chính xác thực tế đạt 87,4%, độ chính xác phân loại đạt 87,7% và độ chính xác tổng thể đạt 86,06%. Năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên có 267.934,17 ha, trong đó có 249.513,34 ha đất đã được sử dụng các loại mục đích khác nhau chiếm hơn 93,13% diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa được đưa vào mục đích sử dụng

đã giảm đi đáng kể, diện tích còn lại 18.402,92ha, chiếm 6,87% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện.

- Mức độ biến động sử dụng đất huyện Mường Tè trong giai đoạn từ 2014 đến 2019 cho thấy, đất đai có sự biến động mạnh mẽ về các loại hình sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp tăng mạnh, trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 3.099,31ha, tỷ lệ tăng 35,75 %; đất lâm nghiệptăng 77.880,41ha, tỷ lệ tăng chiếm 50,03%. Diện tích chưa sử dụng giảm rất mạnh, diện tích giảm đi 81.004,22ha, tỷ lệ giảm đạt tới 81,49%. Diện tích đất công sở, quốc phòng, y tế tăng 2,66ha và đất ở tăng 21,84ha, tỷ lệ tăng thêm 8,01%.

- Nguyên nhân biến động đất đai huyện Mường Tè trong giai đoạn từ 2014 - 2019 cho thấy: Giai đoạn sử dụng đất đai của huyện trước năm 2014 chưa thực sự tối ưu, vẫn còn nhiều diện tích đất đai tự nhiên chưa được đưa vào sử dụng cho mục đích kinh doanh cụ thể. Trong giai đoạn 2014 -2019 này diện tích đất chưa sử dụng đã được đưa vào mục đích kinh doanh như trồng rừng sản xuất, trồng cây cao su, mở rộng diện tích gieo trồng lúa nước và lúa nương nên diện tích đất nông nghiệp biến động theo chiều tích cự rất mạnh.

5.2. Tồn tại

Đề tài luận văn chỉ mới nghiên cứu và đánh giá về biến động sử đụng đất đai do sự chuyển dịch qua lại từ loại hình sử dụng đất này sang loại hình sử dụng đất khác mà chưa nghiên cứu nguyên nhân chính gây lên sự chuyển dịch như: Sự phát triển kinh tế xã hội, mức độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, biến đổi khí hậu ,…

5.3. Kiến nghị

Đánh giá tác động và biến động sử dụng đất đai trên toàn huyện là một vấn đề phức tạp, có tính liên ngành và đòi hỏi phải có một chuỗi số liệu điều tra, khảo sát song song giữa sự biến động của các yếu tố. Trước yêu cầu này,

các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng vì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất và là nguyên nhân chính của biến động sự dụng đất: xây dựng các khu, cụm công nghiệp, đường giao thông, đô thị hóa và sự bùng nổ dân số. Bên cạnh đó, quá trình lũ quét, xói mòn tự nhiên vùng ven suối cũng là nguyên nhân gây biến động sử dụng đất của huyện.

Cần xây dựng dự án đầu tư cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thiết lập mô hình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất đai trên toàn huyện và có các chương trình nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân chính trên gây ra biến động của các loại hình sử dụng đất trong bối cảnh trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1.Trần Quang Bảo, Chu Ngọc Thuấn, Nguyễn Huy Hoàng (2013), GIS và

Viễn thám, Nhà xuất bản Nông nghiêp, Hà Nội.

2.Chu Thị Bình (2001), ứng dụng công nghệ tin học để khai thác những thông tin cơ bản trên tư liệu viễn thám, nhằm phục vụ việc nghiên cứu một sổ

đặc điểm rừng Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Mỏ Địa chất, Hà Nội.

3.Huỳnh Văn Chương, Vũ trung Kiên, Lê Thị Thanh Nga, 2012, Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch phát triển cây Cao su tại tỉnh

Qảng trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, năm 2012 số 6, tr 7-17.

4.Đặng Quốc Duy (2000), ứng dụng GIS trong nghiên cứu thay đổi hệ thống

sử dụng đất ở xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

5.Nguyễn Đình Dương (1998), Kỹ thuật và các phương pháp viễn thảm, Hà Nội.

6.Hà Văn Hải (2002), Giáo tành phương pháp viễn thám, Đại học Mỏ địa chất.

7.Lê Đức Hạnh, Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn, Vũ Phan Long, 2013,

ứng dụng công nghệ viễn thám tích hợp hệ thông tin địa lý (gis) thành lập bản

đồ biến động sử dụng đất tỉnh Nam Địn, Tạp chi Khoa học về Trái đất, năm

2013, số 6, tr 181- 186

8.Đào Thanh Hoàng (2015), Nghiên cứu “ứng dụng Công nghệ GIS và Viễn

thám trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại xã Quảng Sơn,Huyện Hải

Hà, Tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ Đại học Lâm Nghiệp.

9.Trịnh Hữu Liên, 2014, kỹ thuật xây dựng vùng giá đất, vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất, trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ gis và ảnh viễn thám, Tạp chí Khoa học Công nghệ, năm 2014, số 6 tr 127-132

10. Trần Thị Lý, 2018, ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm – Đại học Huế 11.Phạm Quang Sơn (2008), ứng dụng thông tin viễn thảm và GIS trong nghiên cứu, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng ven bờ và hải

hình sử dụng đất đai tỉnh Lai Châu năm 2018.

13.Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thảm, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.

14.Đinh Thị Bảo Thoa (2010)

15.Lê Văn Trung, Nguyễn Nguyên Vũ, 2018, Ứng dụng viễn thám và GIS

đánh giá xu thế đô thị hóa tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí phát triển Khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 71)