Từ láy khắc họa ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 67 - 73)

b. Từ láy bộ phận

3.1. Từ láy khắc họa ngoại hình nhân vật

Xã hội thực dân phong kiến thời Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đầy đủ bản chất xấu xa, thối nát của nó. Cuộc sống giả dối, bịp bợm với đủ trị cải cách, đó là mơi trường thuận lợi cho “ký sinh trùng” Xuân Tóc Đỏ hoạt động. Nào là Xuân Tóc Đỏ, nào là bà Phó Đoan, ơng Phán mọc sừng, nào là cô Tuyết “ngây thơ”, cụ cố Hồng… rồi đến cả anh cảnh sát Min đơ, những chị bán mía, những đứa trẻ nhặt bóng ở sân quần vợt… cũng được Vũ Trọng Phụng miêu tả một cách chân thực, rõ nét.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng những từ tượng hình để miêu tả ngoại hình các nhân vật như: khn mặt, ánh mắt, mái tóc, nụ cười, giọng nói, làn da, vóc dáng…

Chúng tôi đã thống kê được những từ láy miêu tả đặc điểm ngoại hình của con người trong tác phẩm như sau:

Đặc điểm ngoại hình Từ láy được sủ dụng

Khuôn mặt mày râu nhẵn nhụi, mặt sưng sỉa, cái xanh xám hiện ra ngoài mặt, mặt nhăn nhó, mặt vênh váo, gương mặt hầm hầm, khuôn mặt bần thần, khuôn mặt ngơ ngác, mặt lầm lầm, khuôn mặt lỳ lỳ, mặt khinh khỉnh, mặt trơng ngẩn ngơ

Mái tóc tóc đen lay láy, mớ tóc đen và quăn quăn

Thân hình, dáng vóc thân hình mũm mĩm, dáng vẻ uể oải, người gầy gị ốm yếu, thân hình nồng nỗng, cao lênh khênh, thân hình nặng nề

ồn ào, cười tủm tỉm, cãi một cách rắn rỏi, giọng nói lanh lảnh, giọng nói ấp úng, giọng lầu nhầu, giọng nói mỉa mai ngọt ngào, giọng nói tru tréo sướt mướt, giọng nói sốt sắng, giọng nói sỗ sàng, nói nhai nhải, rền rĩ nói, giọng năn nỉ, cười ồ ồ, lời lẽ sắc sảo

Trang phục áo quần bảnh bao Phán Mọc sùng, cổ áo

lá sen lòe xòe, quần áo nho nhã, áo thụng trắng lịe xịe

Đơi tai cái tai đầy đặn

Ánh mắt hai con mắt mơ màng, hai con mắt thềm thuồng, mắt mơ mộng, đôi mắt lờ đờ, cặp mắt ngơ ngác, lườm một cái dài cong cớn

Làn da da thịt trắng trẻo

Bộ ria Hung hung, rầm rậm

Vũ Trọng Phụng đã dành nhiều bút lực vào việc sử dụng những từ láy để khắc họa nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Xn Tóc Đỏ là loại bụi đời trong mơi trường thành thị. Hắn là một đứa bé mồ côi, lên 9 tuổi được ông bác họ nuôi. Nhưng, một hôm, nó bị đánh một trận và bị đuổi đi vì “bác gái nó tắm, nó đã khoét một

chỗ phên nứa để nhìn!” Từ đó, Xn lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các

phố, lấy cá Hồ Hồn Kiếm làm cơm. Nó đã làm đủ nghề để kiếm sống. Tóc nó đỏ như tóc Tây vì phơi nắng, trèo me, trèo sấu. Cuộc sống lang bạt đó đã tạo nên một đứa “hồn tồn vơ giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm”. Về sau, hắn len lỏi vào nhặt banh sân quần vợt. Lại một lần nữa bị đánh, bị đuổi vì hắn nhìn trộm một con đầm thay quần áo. Chỉ qua vài trang sách, Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy được Xuân Tóc Đỏ là một tên vơ giáo dục.

Hậu vận của Xuân Tóc Đỏ được Vũ Trọng Phụng miêu tả qua cuộc giao tiếp giữa Xuân với ông thầy tướng số.

“Ơng thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái

nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù:

- Khá lắm! Hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc khơng được đen. - Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ!” [tr.12]

“Hai cái tai đầy đặn” của Xuân có thể cho thấy Xuân đào hoa, đổi số là có thật. Vũ Trọng Phụng đã để cho Xuân Tóc Đỏ thể hiện bản chất của mình qua những nét chấm phá miêu tả về cách biểu hiện trên khuôn mặt của Xuân, hắn khơng cịn là thằng nhặt bóng ở sân quần nữa mà giờ hắn đã là “nhân tình” của bà Phó Đoan. Hắn bắt đầu nhăn nhó, mệt nhọc vì sự mơn trớn nạ dòng của bà Phó Đoan.

Từ mơi trường vơ giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp, Xn Tóc Đỏ trong một hồn cảnh đặc biệt, được nhập vào mơi trường của những kẻ giàu có, những con người đang ơm ấp mộng Âu hóa và cải cách xã hội. Khi được bà Phó Đoan giới thiệu đến làm việc ở tiệm của Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ đã hiểu rõ cái địa vị mình rằng trong cuộc âu hóa, trong cuộc cải cách xã hội, nó chỉ là một anh loong toong. Nó khơng bất mãn chỗ ấy nhưng ở chỗ người ta khơng nhớ rằng nó cũng cần phải nghỉ ngơi cơm nước như mọi người khác. Nó đi đi lại lại trong cửa hàng rồi lầm bầm: “Chả nước mẹ gì!”. Nó đọc thật to, như giọng ê a của những đứa trẻ con học bài thuộc lòng chữ Hán vậy.

Giọng ê a của Xuân Tóc Đỏ được nhà văn miêu tả khi hắn phải học thuộc lòng tên của các bộ Âu phục trong cửa hàng “Mẹ kiếp! Quần với chả áo! – Cái này là cái gì? À, Lời hứa!... Thắt đáy, nở ngực, nở đít… phải phải! Thắt đáy nở ngực nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!”. Hắn cứ ê a như thế để học thuộc lịng, để khi có khách hỏi, hắn cịn biết trả lời về các bộ quần áo trong cửa hàng.

Thế nhưng, cũng có lúc Xuân Tóc Đỏ cất giọng lanh lảnh, dõng dạc

khi hắn được ơng Phán nhờ nói giúp rằng: “- Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!”. Bằng cái giọng lanh lảnh của mình, Xn Tóc Đỏ đã làm cho ơng Phán tin tưởng và cũng nhờ có việc này nên dẫn đến “hạnh phúc của một tang gia.”

Bà Phó Đoan xuất hiện dưới ngòi bút tài hoa của Vũ Trọng Phụng là “một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn cả các thiếu nữ, mặt bự

ra những son và phấn tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn cả người nặng ít ra cũng 70 kg nhưng cái khăn vành dây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủi có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ơm một con chó bé trơng kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề và vất vả…”[tr. 10]

Chân dung bà Phó Đoan khơng chỉ là một bà trạc ngoại tứ tuần, có thân hình nặng nề với mái tóc đen lay láy và quăn quăn mà còn được hiện lên với những nét “ngây thơ” dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng. Điều này càng giúp người đọc xác định được tính chất lai căng trong tác phẩm: "với con chó Tây trong cánh tay, với hai con mắt mơ màng nhìn lên chiếc quạt, bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn nước Việt Nam trên đường tiến hoá và giải phóng" [tr. 320].

Bà Phó Đoan là ân nhân của Xuân. Bà đã ra tay giúp đỡ Xuân khi hắn bị người ta nhốt vào bóp, lơi sềnh sệch ra sân mà tát, mà sỉ vả. Bà đã bỏ tiền nộp phạt cho cảnh sát, bảo lãnh cho Xn ra tù với mục đích biến hắn thành cơng cụ thỏa mãn thói dâm ơ của bà. Với động tác “tay vẫn mân mê bộ vú bằng cao su” của Xuân Tóc Đỏ đã làm cho bà Phó Đoan bộc lộ thói dâm đãng của mình, bà đã “nhìn những của quái ấy bằng hai con mắt thèm thuồng, lại thấy Xuân

lúc ấy chỉ có một mình trong gian hàng rộng - sự ấy thật hãn hữu - nên bà không muốn bỏ một cơ hội tốt. Bà cịn trù trừ đứng tìm một câu gì để đả động đến những cái vú cao su ấy thì chẳng may cậu Phước ngồi ở xe hơi đỗ bên

ngoài cứ em chã, em chã mãi, và khóc thét lên. Bà đau lịng phải bắt tay Xuân và ra thẳng.” [tr. 91]

Vũ Trọng Phụng đã dùng nhiều đoạn, nhiều từ láy để miêu tả Bà Phó Đoan làm cho người đọc nhận rõ hơn bản chất dâm đãng của bà. Khi biết rằng gia đình cụ cố Hồng hứa gả con gái là cô Tuyết cho Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan đã bộc lộ rất rõ bản chất của mình, khi ấy khn mặt bà “sưng sỉa như

một vị quả phụ thủ tiết bị bạc tình” [tr.238] nhưng cũng lo sợ, “cái xanh xám hiện ra ngoài mặt” khi bị bác sĩ nói xỏ “Vấn đề đàn bà nạ dịng! Người đàn bà trên bốn mươi tuổi tại sao hay khát tình yêu? Xã hội có nên chê cười những người ấy khơng, đó là điều ai cũng nên biết!...”

Cậu Phước - Con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, xuất hiện trong một hồn cảnh đặc biệt: “Trong cái chậu thau khổng lồ, một cậu bé to tướng, béo

mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn một

thước tây, ngồi vầy nước như một đứa trẻ lên ba. Chung quanh cái chậu thau có vô số đồ chơi bầy la liệt… Nào là con chó bơng, con búp bê, cái ơ tơ, cái tàu bay, cái kèn…” Cậu chả biết làm gì ngồi việc nói câu “Em chã, em chã”. Cậu cứ trần truồng, nồng nỗng, cậu đứng lên cao tồng tồng mà hôn mẹ” [tr. 28-29]

Ông Phán mọc sừng xuất hiện trong tác phẩm là chồng cơ Hồng Hơn, một người đàn ơng có vợ ngoại tình nhưng bất lực. Ơng Phán xuất hiện ở chốn Bồng Lai với ngoại hình “mày râu nhẵn nhụi, áo quần nho nhã, bảnh bao,

trông rõ ra vẻ một người chồng vô tâm, thấy cuộc đời là vui vẻ…” [tr.116]. ngày hơm đó, ơng ta đến chốn Bồng Lai cùng với một người phụ nữ khác, khơng phải là cơ Hồng Hơn.

Hình ảnh ơng Phán khóc mãi khơng thơi trong đám ma cụ cố tổ được Vũ

Trọng Phụng miêu tả rất rõ nét: “Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lịe xịe, ơng phán cứ oặt người đi, khóc mãi khơng thơi.

Tuyết “ngây thơ” được Vũ Trọng Phụng phác họa là con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng một cách có khoa học và ln tự hào vì chưa đánh mất cả chữ trinh. Tuyết khá thơng minh qua cách đối đáp với Xuân bằng những lời lẽ rắn rỏi, sắc sảo:

“- Anh đừng phân vân nữa, anh đốc ạ. Nếu hư hỏng dại dột như số đơng thì ngay lúc nẫy tơi đã dại dột với anh rồi chứ cịn gì! Đằng này tơi biết giữ gìn lắm, bao giờ cũng thế.

Xuân cười nhạt, nói bơng:

- Đằng nào thì cũng phải một lần… Nhưng Tuyết cãi lại một cách rắn rỏi:

- Thôi đi! Để đến hôm tân hôn, anh lại cắt tai lợn ấy à?

Lời lẽ khôn ngoan sắc sảo ấy khiến Xn Tóc Đỏ sung sướng lắm, vì nó tin rằng mai sau có lấy Tuyết cũng khơng sợ mọc sừng nữa.” [tr. 112-113]

Qua đoạn đối thoại giữa Tuyết và Xuân Tóc Đỏ, chúng ta thấy Tuyết là một cô gái thông minh, biết giữ gìn phẩm giá của mình mặc dù Tuyết cũng muốn hư hỏng nhưng hư hỏng một cách khoa học.

Không chỉ đối đáp thông minh mà Tuyết cịn rất tự nhiên khi nói chuyện. Cơ đã “cười rầm rĩ như những phụ nữ tự nhiên tân tiến và ngặt nghẽo” lúc

nhìn thấy vẻ mặt ngây ngô của Xuân, cô tưởng thế là một lối pha trị tài tình khi Xuân đối đáp với Tuyết bằng một dáng vẻ học được của ông TYPN “Chúng tôi rất được hân hạnh”.

Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật “có tiếng nói” trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng còn chú ý đến những nhân vật khác trong xã hội, như hai thiếu niên nhặt bóng ở sân quần, cảnh sát Min đơ, Min toa, chị bán mía, hai người Tây chơi bóng…

Hai thiếu niên nhặt bóng ở sân quần và hai người Tây chơi bóng xuất hiện ở ngay đầu trang sách với dáng vẻ uể oải: “Hai đứa trẻ nhỏ tuổi uể oải đi

nhặt những quả bóng để ném cho hai người Tây. Mồ hôi ướt đầm áo, hai người này cũng chơi uể oải như những nhà thể thao bất đắc dĩ khác” [tr.5]

Đến chị bán mía “lườm dài một cái, cong cớn” với Xuân Tóc Đỏ mà

rằng: “Khơng cần thì cút vào trong ấy có được khơng?” [tr. 7]

Qua sự phân tích trên đây, chúng ta thấy, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nhiều từ láy để xây dựng các nhân vật với mn hình vạn trạng. Từ khn mặt, ánh mắt, mái tóc tới thân hình dáng vóc, giọng nói, nụ cười… của các nhân vật đều giúp thể hiện nội tâm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)