Tiểu thuyết Số đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 31 - 35)

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ

Trọng Phụng, được xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội báo và in thành sách vào năm 1938. Số đỏ xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xn Tóc Đỏ. Từ khi hắn chỉ mới là tên hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy vọt lên tầng lớp danh giá thời bấy giờ và Số đỏ đã góp phần nêu bật lên thói hư tật xấu của tiểu tư sản Hà

thành với lối sống xa hoa đầy giả tạo.

Khi đọc Số đỏ, ta phải hiểu được tình hình xã hội thời trước giải phóng với những thói ăn khơng ngồi trốc của tầng lớp giàu có, thì mới thấm thía được mặt trái mà Vũ Trọng Phụng muốn truyền tải. Nhưng thay vì trực tiếp nêu quan điểm của mình, ơng đã mượn vai của thằng Xuân Tóc Đỏ. Một thằng ất ơ, khơng ra gì lại hay ra vẻ trưởng giả học làm sang, để lấy đó làm điểm tựa mà đào sâu vào cái chế độ phong kiến thối nát và cười mỉa vào nó.

Ở Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên tấn trò đời của các nhân vật còn là những diễn viên đại tài, diễn với đời, diễn với người, diễn với chính bản thân mình.

“… Cứ ỡm ờ mãi! Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thơi!

Khỉ lắm nữa!

Lẳng lơ thì cũng chẳng mịn…”

Xuân Tóc Đỏ xuất hiện một cách vơ cùng dân dã, gần gũi mà có thể nói là quá đỗi chân thực đến mức lẳng lơ. Mở đầu bằng việc hắn cố gắng tán tỉnh chị hàng mía và toan cướp giật ái tình về phía mình.

Xn Tóc Đỏ, từ một thằng mồ cơi cha mẹ, ma cà bông, lớn lên bằng nghề bán phá sa, làm lính chạy cờ hiệu trong rạp hát, chuyên trèo cây hái sấu, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt đến việc trở thành trở thành ông Đốc tờ Xuân vang danh lừng lẫy hay thậm chí là vĩ nhân cứu quốc và được phong tặng Bắc đẩu bội tinh, rồi đến việc trở thành con rể quyền quý của một

danh gia vọng tộc đã được Vũ Trọng Phụng miêu tả bằng một giọn châm biếm hết sức thú vị.

Xuyên suốt hai mươi chương tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã từng bước hoàn thành bức tranh châm biếm của xã hội đương thời với những trò lố lăng, kệch cỡm. Ta có thể thấy được bản chất của đồng tiền và danh vọng đã làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống vốn có.

Dưới kĩ năng viết trào phúng cũng như lối viết hài hước của Vũ Trọng Phụng, Số đỏ đã tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho độc giả nhưng sau những nụ cười đó lại là một hương vị đắng ngắt trước cách hành xử của những người trong gia đình và đồng thời cũng là nạn nhân của tấn trò đời.

Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên những tính cách khác người và chơi trội của gia đình cụ cố Hồng. Điều đặc biệt là không chỉ những nhân vật nam mà thậm chí những nhân vật nữ như bà Phó Đoan, cơ Tuyết hay cơ Hồng Hơn đều sở hữu tính nết hư hỏng, khơng nên có ở một người phụ nữ. Họ là những con người suy đồi đạo đức và thiếu mất nét đẹp thuần túy thường thấy của người con gái Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, Số đỏ cịn xây dựng những hình tượng nhân vật phụ cũng hết sức lố bịch. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng với trên áo khoe mẽ thật nhiều huy chương đến những cô cậu Âu hóa đang cười tình với nhau, ghen tng nhau, bình phẩm nhau.

Như vậy, Số đỏ đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam

đang chạy theo lối sống “văn minh rởm” hết sức lố lăng, đồi bại đương thời. Tác giả Vũ Trọng Phụng đã đả kích phong trào “Âu hóa”, “thể thao” đang rầm rộ phát triển khi ấy. Nhân danh “văn minh” “tiến bộ” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp lên mọi nền đạo đức truyền thống.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày cơ sở lý luận cần thiết nhất về từ tiếng Việt: khái niệm, các phương thức cấu tạo từ, các kiểu từ

xét theo cấu tạo; và tìm hiểu kĩ hơn về từ láy trong tiếng Việt: khái niệm, phân loại và đặc điểm ngữ nghĩa.

Cũng giống như phương thức cấu tạo từ, có vơ vàn khái niệm khác nhau về từ láy. Trong quá trình khảo sát, thống kê, chúng tơi theo quan điểm sau: “Từ láy âm là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lập lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo 2 nhóm: nhóm cao gồm có thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp - thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng của hình vị có nghĩa”

Về phân loại từ láy, chúng tôi dựa vào phương thức cấu tạo chia thành các kiểu (láy đôi, láy ba, láy tư), trong các kiểu láy này, chúng tôi lại dựa vào sự lặp lai của thành phần âm tiết để chia thành láy toàn bộ và láy bộ phận, láy

bộ phận lại chia thành láy âm và láy vần. Dựa vào phương diện ngữ nghĩa, theo

quan điểm của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi đã chia thành các từ láy mang nghĩa

khái quát, sắc thái hóa. Ngồi ra, chúng tơi cũng quan tâm tới các khuôn vần

trong từ láy, chúng đem lại giá trị cao cả về phương diện ngữ âm và phương diện ngữ nghĩa. Từ láy là một lớp từ phổ biến đồng thời vơ cùng phong phú trong tiếng Việt. Nó có tác dụng lớn khi được dùng để miêu tả âm thanh, hình ảnh cũng như thế giới tình cảm, cảm xúc, bởi vậy nó rất thích hợp trong ngơn ngữ nghệ thuật.

Trong chương này, chúng tơi cũng đã tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng và giới thiệu về tiểu thuyết Số đỏ. Với ngòi bút châm

biếm độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã làm cho Số đỏ trở thành một trong những

thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)