Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hào, huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lâm làm thợ điện ở
Gara - Chảlé Boillot. Cha ông mất khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy nuôi con ăn học.
Sau khi học xong tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để kiếm sống vào năm 14 tuổi. Ơng có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do toàn quyền Pháp đề xướng và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tien được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Đó là lí do ơng luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá chữ quốc ngữ và lấy viết văn, làm báo là cơng việc chính của đời mình.
Cả cuộc đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ, vì cịn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ơng vẫn khơng đủ ni gia đình. Tuy viết về các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy mà ơng mắc phải căn bệnh lao phổi. Trên giường bệnh, ông đã phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tơi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này”.
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ơng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa trước hết là ở lĩnh vực tiểu thuyết.
Năm 1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lí đầu tay “Dứt tình” đăng trên tờ hải Phịng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiêu biểu của ơng được nở rộ, chỉ trong vịng một năm, 4 cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả 4 tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó, Số đỏ
xuất sắc hơn cả, được xem như một tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngơn ngữ đời sống hằng ngày.
Tiểu thuyết của ông đã xây dựng nên bức tranh xã hội đen tối lúc bấy giờ như ông đã từng phát biểu: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và
các nhà văn cùng chí hướng như tơi, muốn tiểu thuyết thực sự là ở đời… Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự
giả dối. Chúng tơi chỉ muốn nói cái gì cũng đúng sự thực.” (Vũ Trọng Phụng,
Báo Tương Lai, 25/03/1937)”. Nghĩa là về nội dung thì nó thốt li hiện thực, trốn tránh sự thực, nhưng thực chất là thứ văn chương của tầng lớp mang ý thức hệ tư sản. Văn chương của họ quat lưng với đời sống xã hội, thi vị hóa cuộc sống hay nói như Vũ Trọng Phụng là sự chạy xa sự thực bằng những lời điêu trá của văn chương. Về nghệ thuật, nó là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó mê hoặc người đọc bằn những cốt truyện thần kỳ, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫ lâm li. Vũ Trọng Phụng lên án và phản đối thứ văn chương đó. Quan điểm ghệ thuật của Vũ Trọng Phụng gợi nhớ đến quan niệm của BanZắc - đại thi hào Pháp - “nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Đó là những quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa chiến đấu. Bằng quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ đó, Vũ Trọng Phụng đã viết nên những tiểu thuyết nổi tiếng như Giông
tố, Vỡ đê, Số đỏ… mang lại vinh quang cho nền văn học nước nhà.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái hài. Ông được xem là cây bút trào phúng bậc thầy. Ngay sau khi Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn, người ta đã chú ý đến ông với lối viết sáng tạo, sắc sảo, gay cấn đến sỗ sàng.
Vũ Trọng Phụng, khi viết Số đỏ nói riêng và khi viết các tiểu thuyết nói chung đã kế thừa được cách gây cười, giễu cợt mỉa mai của văn học dân gian chúng ta và Việt hóa nhuần nhuyễn cái cười của phương Tây. Tiếng cười trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là cái cười nhiều cung bậc khác nhau, đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm, tiếng cười mỉa mai ác độc. Vì vậy mà Vũ Trọng Phụng đã đóng góp cho văn học Việt Nam những tác phầm trào lộng xuất sắc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 khi mới 27 tuổi để lại gia đình cịn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy một tuổi.