b. Từ láy bộ phận
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy trong Số đỏ
Tác giả Đỗ Hữu Châu viết: “Nếu như phương thức ghép là sự kết hợp hai
hình bị cơ sở khác nhau về ngữ nghĩa để có một ý nghĩa mới tương đương về chức năng với ý nghĩa của từng hình vị cơ sở một, tạo ra sự đột biến ngữ nghĩa sau so với ý nghĩa của từ hình bị cơ sở được ghép lại thì phân thức láy tác động vào một hình vị cơ sở sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở, thêm cho nó một biểu hiện mới trong khi tồn bộ cấu trúc ngữ nghĩa của nó vẫn giữ nguyên” [11, 33]. Như
vậy, tác giả đã nhắc đến sắc thái hóa ý nghĩa, dựa vào căn cứ này, Đỗ Hữu Châu chia từ láy thánh hai nhóm: từ láy mang ý nghĩa sắc thái hóa và từ láy mang ý nghĩa khái qt. Đây là tiêu chí để chúng tơi tiến hành phân loại nghĩa của từ láy trong tác phẩm Số đỏ.
Số lượng Tỉ lệ Từ láy nghĩa tổng hợp, khái quát 19 11,7 Từ láy sắc thái hóa, đột biến nghĩa của từ 143 88,3
Tổng 162 100
Qua thống kê số lượng từ láy xét về mặt nghĩa trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, ta thấy giữa các nhóm số lượng từ láy phân bố khơng đều. Nhóm từ láy sắc thái hóa nghĩa của từ là nhóm có số lượng nhiều nhất với 143 từ chiếm 88,3% gấp 7,52 lần so với nhóm từ láy mang ý nghĩa khái quát; nhóm từ láy có ý nghĩa tổng hợp khái quát chỉ có 19 từ chiếm 14,7%. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và miêu tả cụ thể các nhóm từ láy này xét về mặt nghĩa.