khoán Việt Nam và phù hợp với lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường
Hiện nay, nhìn một cách tổng thể, TTCK Việt Nam chỉ có thị trường giao dịch cổ phiếu và thị trường giao dịch trái phiếu, còn phân mảng TTCK phái sinh vừa được hình thành. Chính vì vậy có thể nói cấu trúc TTCK Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh, hàng hoá, dịch vụ đầu tư chưa được phong phú. Các sản phẩm tài chính được giao dịch trên sàn giao dịch cổ phiếu là các loại chứng khoán giản đơn như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu công ty. Xét trong bối cảnh đó, phát triển sản phẩm CW sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thành viên tham gia thị trường, đồng thời sẽ là một bước đệm để tiếp tục triển khai thêm các sản phẩm phái sinh mang đặc tính phức tạp hơn.
Tác động của việc triển khai và giao dịch CW lên thị trường cổ phiếu sẽ thúc đẩy giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, để có thể thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước thì phải tạo một sân chơi lành mạnh, minh bạch và trên hết là có nhiều công cụ hỗ trợ cho hoạt động đầu tư và phòng ngừa rủi ro một cách chuyên nghiệp. Vì vậy phát triển thị trường CW là một cách khả thi để nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro khi tham gia giao dịch trên sàn cổ phiếu và làm hoạt động giao dịch chứng khoán thêm sôi động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã hệ thống hóa được đặc điểm cơ bản về sản phẩm CW như: khái niệm, đặc điểm, ưu điểm và hạn chế, các thông tin tổng quan về quy định phát hành, giao dịch, thanh toán, quy định về tài sản cơ sở...đã cung cấp cái nhìn tổng quan về sản phẩm CW khi được ra mắt trên TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO VIỆC VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM CHO THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chương 2 của luận văn đưa ra những bài học kinh nghiệm trong việc vận hành và phát triển thị trường CW của một số nước tiêu biểu tại khu vực châu Á, trong đó có Đài Loan là nước mà chúng ta học tập mô hình để vận dụng vào Việt Nam. Ngoài ra, chương 2 đánh giá chung về những quy định pháp lý cũng như quá trình đang triển khai sản phẩm CW đến với thị trường và những tồn tại, vướng mắc trong việc chuẩn bị cho sự ra đời, phát triển sản phẩm CW tại TTCK Việt Nam.
2.1. Kinh nghiệm trong việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ở một số nước
2 . 1 . 1 T ì n h hình giao dịch chứng quyền có bảo đảm trên thế giới trong những năm gần đây
Trên thế giới, sản phẩm CW được giao dịch trên nhiều Sở GDCK với các tên gọi khác nhau, tại Anh và Đức được gọi là covered warrant, tại Thái Lan và Hồng Kông là derivatives warrant, tại Singapore và Malaysia là strutured warrant, tại Hàn Quốc là equity-linked warrant. CW đầu tiên xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 tại Hồng Kông, sau đó lan rộng và phát triển mạnh ở cả thị trường Châu Á và Châu Âu, đặc biệt từ năm 2003 đến nay, số lượng chứng quyền niêm yết và giá trị giao dịch đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê của WFE, tính đến cuối năm 2017 đã có hơn 1,9 triệu loại chứng quyền được niêm yết trên toàn cầu và giá trị chứng quyền giao dịch đã đạt hơn 1.300 tỷ USD, và đặc biệt trong số Danh sách 10 thị trường chứng quyền hàng đầu thế giới có 5 thị trường tại Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Danh sách 10 thị trường chứng quyền hàng đầu
Đvt: Triệu USD
STT Sở Giao dịch 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010
1 Hong Kong Exchanges
and Clearing 537,029 528,554 818,016 422,188 393,534 409,964 576,036 533,930
3 Tel-Aviv Stock Exchange 30,501 34,801 49,856 43,832 30,112 23,167 37,716 32,464 4 Korea Exchange 20,286 17,546 18,478 18,724 26,342 53,463 288,621 354,347 5 Taiwan Stock Exchange Corp. 19,703 13,460 20,409 22,340 11,436 4,728 9,719 6,607 6 Stock Exchange of Thailand 17,614 18,488 9,662 6,286 7,908 2,234 976 1,772
7 SIX Swiss Exchange 16,377 1,339 28,006 28,877 32,702 34,210 59,262 38,066
8 Euronext 12,190 1,043 17,970 21,518 21,766 24,013 42,564 34,773
9 Singapore Exchange 12,336 5,408 2,783 3,150 3,976 4,530 5,789 4,483
10 Bursa Malaysia 1,604 2,368 3,591 704 362 1,422 1,674 1,051
(Nguồn:WFE)
Trong suốt thời gian xuất hiện trên TTCK, chứng quyền có bảo đảm luôn được đánh giá là một trong những sản phẩm tài chính phái sinh năng động nhất dành cho các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư thích rủi ro bởi các đặc tính như tỷ lệ đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp và vòng đời sản phẩm ngắn hạn. Nhìn tổng quan các thị trường có giao dịch chứng quyền sôi động và thành công như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,... có thể thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chính là thành phần tham gia tích cực vào thị trường..
Mặc dù được coi là công cụ công cụ phái sinh tài chính và phòng vệ - bảo hiểm rủi ro quan trọng và thịnh hành nhất trên TTCK của các nước Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là ở Đài Loan và Hồng Kong nhưng CW lại không phát triển mạnh ở Mỹ do có thị trường Hợp đồng quyền chọn phát triển mạnh, và nhà đầu tư có xu hướng sử dụng công cụ phòng ngừa Long-Term Equity Anticipation Securities (LEAPS) hơn CW.
CW được ưa chuộng tại nhiều nước do bản chất tương tự như các công cụ phái sinh nhưng được giao dịch và thanh toán giống như cổ phiếu, việc triển khai CW được kỳ vọng sẽ đáp ứng đa dạng các phân khúc nhu cầu và khẩu vị rủi ro khác nhau của nhà đầu tư trên thị trường. Tại Việt Nam, việc không giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo điều kiện góp phần thu hút dòng vốn nước ngoài vào TTCK Việt Nam trong bối cảnh có nhiều cổ phiếu đã chạm ngưỡng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.2 Kinh nghiệm trong việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ở một số nước