Về khung pháp lý cho thị trường CW

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm cho thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 90)

Để tạo tiền đề cho sự ra đời CW tại Việt Nam, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP1 được Chính phủ ban hành vào ngày 26/6/2015 đã có định nghĩa về sản phẩm này.

Sau đó, hàng loạt các văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của sản phẩm CW bao gồm: Thông tư số 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chào bán và giao dịch CW (Thông tư 107); Thông tư số 23/2018/TT-BTC ngày 12/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán CW đối với CTCK là tổ chức phát hành; Công văn số 1468/BTC-CST ngày 05/2/2018 của Bộ Tài chính về việc chính sách thuế đối với CW gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định số 72/QĐ-UBCK ngày 18/01/2018 của UBCKNN ban hành kèm theo Quy chế hướng dẫn chào bán và phòng ngừa rủi ro CW (Quyết định 72); Các Quyết định số 66, 67, 68, 69/QĐ- SGDHCM ngày 02/3/2018 của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh; Quy định thời gian giao dịch, biên độ giao động giá, đơn vị giao dịch, loại lệnh áp dụng tại SGDCK

TP. Hồ Chí Minh; Quy chế hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh; Quy chế niêm yết và công bố thông tin đối với CW tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 32/QĐ-VSD ngày 15/3/2018 của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện CW.

Các văn bản pháp quy hiện hành đã quy định và hướng dẫn cụ thể từ thời điểm tổ chức phát hành đăng ký chào bán cho đến khi chứng quyền đáo hạn và thực hiện quyền. CW được triển khai trong thời gian tới là chứng quyền mua, tài sản cơ sở là cổ phiếu, thực hiện quyền theo kiểu châu Âu và thanh toán bằng tiền mặt.

2.2.2 Về những yếu tố để phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.2.1Các cơ quan quản lý

- Về phía UBCKNN

UBCKNN là cơ quan quản lý - giám sát cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, TTCK, đồng thời là nơi xây dựng, đề xuất ban hành văn bản pháp luật để điều hành và giám sát thị trường. Vì vậy, UBCKNN có vai trò quan trọng trong hoạt động lập quy điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên TTCK. UBCKNN sẽ đóng vai trò là người chủ trì trong việc xây dựng sản phẩm CW và ban hành khung pháp lý liên quan đến hoạt động giao dịch CW một cách hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, UBCKNN đóng vai trò là cơ quan hướng dẫn toàn bộ hoạt động của thị trường chứng quyền có bảo đảm thông qua việc ban hành các quy chế và văn bản hướng dẫn liên quan, đồng thời cũng là cơ quan xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền có bảo đảm cho tổ chức phát hành. UBCKNN còn có trách nhiệm giám sát việc công bố danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện làm chứng khoán cơ sở chào bán chứng quyền có bảo đảm của Sở Giao dịch Chứng khoán và có quyền yêu cầu loại bỏ chứng khoán ra khỏi danh sách.

- Về phía TTLKCK Việt Nam (VSD)

VSD có vai trò quan trọng trong hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết trên Sở GDCK. Để triển khai giao dịch sản phẩm CW trên TTCK Việt Nam, không thể thiếu sự phối hợp của VSD. Ở

phạm vi, vai trò của mình, Sở GDCK TP.HCM sẽ phối hợp cùng VSD về xây dựng quy định thanh toán trong giao dịch CW và cách thức trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch CW.

Mặt khác, VSD cũng có chức năng phong tỏa chứng khoán dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của tổ chức phát hành cũng như phối hợp với UBCKNN và Sở GDCK trong việc quản lý toàn bộ thị trường chứng quyền có bảo đảm.

- Về phía nội bộ Sở GDCK TP.HCM

Đóng vai trò thẩm định tính hợp lệ của việc niêm yết chứng quyền có bảo đảm, giám sát hoạt động giao dịch chứng quyền có bảo đảm, quản lý hoạt động tạo lập thị trường, hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành và quản lý việc công bố thông tin liên quan đến các hoạt động của CW. Đồng thời, Sở GDCK TP.HCM cũng giám sát việc duy trì các điều kiện niêm yết của CW cũng như tỷ lệ lưu hành CW để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhằm ổn định thị trường. Ngoài ra, định kỳ Sở GDCK TP.HCM sẽ thực hiện công bố danh sách các chứng khoán đáp ứng được điều kiện làm chứng khoán cơ sở và công bố giá thanh toán cho các chứng quyền có bảo đảm đáo hạn.

2.2.2.2 Các cổ phiếu đáp ứng điều kiện làm chứng khoán cơ sở cho sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

Điều kiện đối với cổ phiếu cơ sở: Theo Quyết định 72/QĐ-UBCK ngày 18/01/2018 của UBCKNN, trong giai đoạn đầu triển khai chứng khoán cơ sở của chứng quyền chỉ là các cổ phiếu niêm yết đáp ứng các tiêu chí sau:

 Thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30;

 Giá trị vốn hóa bình quân trong 06 tháng tối thiểu 5.000 tỷ đồng;

 Thanh khoản cao: tổng khối lượng giao dịch bình quân trong 06 tháng tối thiểu đạt 25% số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng hoặc giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 06 tháng từ 50 tỷ đồng/ngày trở lên;  Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng từ 20% trở lên;

 Có thời gian niêm yết từ 06 tháng trở lên;

 Không đang trong tình trạng bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng giao dịch và hủy niêm yết.

Dựa trên các tiêu chí trên, tính đến thời điểm hiện tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã thực hiện sàng lọc và công bố công khai trên website của Sở GDCK 3 kỳ danh sách cổ phiếu cơ sở như sau (xem bảng 2.2):

Bảng 2.2: Danh sách cổ phiếu đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở

STT Quý 1 – Công bố ngày 12/03/2018 Quý 2 – Công bố ngày 19/04/2018 Quý 3 – Công bố ngày 17/07/2018 1 BMP BMP BMP

2 CII CII CII

3 CTD CTD CTD 4 DHG DHG DHG 5 DPM DPM DPM 6 FPT FPT FPT 7 GMD GMD GMD 8 HPG HPG HPG 9 HSG HSG HSG 10 KDC KDC KDC 11 MBB MBB MBB 12 MSN MSN MSN 13 MWG MWG MWG 14 NT2 NT2 PNJ 15 NVL NVL REE

16 REE REE ROS

17 ROS ROS SBT 18 SBT SBT SSI 19 SSI SSI STB 20 STB STB VIC 21 VIC VIC VJC 22 VJC VJC VNM 23 VNM VNM VPB 24 VRE

Các cổ phiếu cơ sở của CW thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số các cổ phiếu đang niêm yết, cụ thể: tại Hồng Kông (390/1885), Hàn Quốc (100/779), Đài Loan (184/914), Thái Lan (100/759) và Việt Nam (24/367).

So với thông lệ quốc tế, tiêu chí làm cổ phiếu cơ sở tại thị trường Việt Nam được đánh giá là khá khắt khe, cụ thể:

 Hàn Quốc: 100 cổ phiếu hàng đầu về giá trị giao dịch trong chỉ số KOSPI200

 Thái Lan: cổ phiếu thành phần trong chỉ số SET 50 hoặc các cổ phiếu trong chỉ số SET 50-100 nhưng phải đáp ứng điều kiện vốn hóa bình quân 04 quý lớn hơn 10 tỷ baht.

 Đài Loan: cổ phiếu phải có giá trị vốn hóa trên 10 tỷ Đài tệ; khối lượng giao dịch bình quân 03 tháng gần nhất đạt 100 triệu cổ phiếu; kết quả kinh doanh có lãi và không lỗ lũy kế.

 Hồng Kông: cổ phiếu niêm yết và vốn hóa có điều chỉnh Freefloat trên 04 tỷ đô la HongKong.

 Việt Nam: ngoài đáp ứng điều kiện là cổ phiếu thành phần của chỉ số VN30 còn phải đáp ứng các tiêu chí khác về tính thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc đưa ra các tiêu chí về cổ phiếu cơ sở cao nhằm hạn chế tối thiểu việc thao túng giá cổ phiếu cơ sở, đảm bảo hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành được thông suốt.

Bên cạnh đó, tại các thị trường trên, việc phát hành CW không cần phải có được sự chấp thuận hay một thỏa thuận nào giữa tổ chức phát hành và công ty niêm yết vì bản chất của sản phẩm CW cũng chỉ là mối quan hệ tham chiếu về giá của cổ phiếu cơ sở nên không cần phải có thỏa thuận. Trên thực tế, chưa có bất kỳ một sự vụ kiện tụng nào của công ty niêm yết đối với tổ chức phát hành về việc phát hành CW trên cổ phiếu của công ty niêm yết.

2.2.2.3 Về tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm: là một nhân tố rất quan trọng trong thị trường chứng quyền có bảo đảm. Tổ chức phát hành là đơn vị duy nhất thực hiện hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư, đăng ký, lưu ký và niêm yết chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký và Sở giao dịch chứng khoán. Đồng thời, trong suốt vòng đời lưu hành của chứng quyền có bảo

đảm, tổ chức phát hành phải thực hiện các nghĩa vụ về tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro theo quy định pháp luật.

Hiện nay, các CTCK đủ điều kiện làm TCPH đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính cho việc phát hành CW sắp tới.

2.2.2.4 Về nhân sự

Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thị trường và các sản phẩm mới. Điều này càng là một điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm CW. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành thị trường và các tổ chức tham gia thị trường về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Xây dựng đội ngũ nhân sự phải chú trọng :

(1) trang bị kiến thức về sản phẩm, mô hình thị trường để từ đó có thể xây dựng các văn bản pháp lý, các quy định, quy chế về niêm yết, giao dịch, giám sát, công bố thông tin, quản trị rủi ro và các bộ phận liên quan khác;

(2) xây dựng và làm chủ hệ thống công nghệ thông tin, thực nghiệm vận hành thị trường trước khi đưa sản phẩm vào giao dịch chính thức.

2.2.2.5 Công tác tuyên truyền và đào tạo về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm

TTCK phái sinh là một thị trường phức tạp, nhạy cảm và có mức độ rủi ro cao nhiều hơn so với TTCK cơ sở. Mặc dù mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm CW không quá cao như nhóm sản phẩm hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nhưng cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự hiểu biết nhất định về bản chất và rủi ro của sản phẩm. Theo kinh nghiệm các nước, vấn đề đào tạo công chúng là rất quan trọng và phải đi trước một bước. Sự hiểu biết của nhà đầu tư còn ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, nhất là trong bối cảnh số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng quá lớn và trình độ hiểu biết của thị trường còn thấp.

Việc đào tạo và tập huấn công chúng đầu tư có thể thực hiện qua các hình thức:

- Sở GDCK tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên sâu cho CTCK các nghiệp vụ liên quan.

- Phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư thông qua trang tin điện tử của Sở GDCK, UBCKNN, báo đài truyền thông.

- Công bố thông tin về đặc điểm sản phẩm và các quy định liên quan

- Phối hợp với CTCK tổ chức hội thảo, tuyên truyền, hướng dẫn nhà đầu tư cách thức tham gia giao dịch và những quy định liên quan

2.3. Những tồn tại, vướng mắc trong việc chuẩn bị cho sự ra đời, phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặc dù việc triển khai CW có nhiều tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán nói chung, tuy nhiên CW là một sản phẩm tài chính khá phức tạp và có thể phát sinh một số rủi ro. Và đây là lần đầu tiên sản phẩm CW được ra mắt thị trường Việt Nam nên sẽ khó tránh khỏi có những vướng mắc tồn tại trong công việc chuẩn bị cho sản phẩm CW:

Thuế và phí đối với CW:

Vấn đề thuế và phí rất cần được chú trọng do sản phẩm có thể thất bại do thuế cao. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, vào ngày đáo hạn CW sẽ được thực hiện tự động bằng tiền khi ở trạng thái ITM, theo đó thuế CW sẽ được tính căn cứ trên giá thanh toán của chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, do mức thuế khi thực hiện quyền CW khá cao (bằng 0,1% trên giá thanh toán của chứng khoán cơ sở), vì vậy có thể xảy ra tình huống mức thuế nhà đầu tư phải nộp lớn hơn khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện quyền.

Rủi ro tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán

Trong suốt thời gian lưu hành của CW, nếu tổ chức phát hành CW gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản thì có thể dẫn đến rủi ro không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư khi CW đến hạn. Do đó, việc đánh giá sức khỏe tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức phát hành CW cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Rủi ro tác động của thị trường CW lên thị trường cổ phiếu

Do đặc tính đòn bẩy cao và sự liên thông giữa CW và cổ phiếu cơ sở nên có quan điểm cho rằng có thể xảy ra trường hợp nhà đầu tư liên tục mua CW nhằm kéo giá CW lên cao, từ đó giá cổ phiếu cơ sở được kỳ vọng sẽ tăng lên theo, sau đó nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu cơ sở với giá cao hơn.

Theo thực tiễn hoạt động tại các thị trường có giao dịch chứng quyền trên thế giới như: Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan…, cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ

tác động qua lại giữa chứng quyền và thị trường cơ sở, nhưng chưa tìm thấy trường hợp cụ thể liên quan đến việc thao túng giá thị trường cơ sở để làm giá thị trường CW và ngược lại thao túng giá thị trường CW để làm giá thị trường cơ sở. Dựa trên tình hình thị trường Việt Nam, có khả năng xảy ra hoạt động thao túng trên thị trường cơ sở để gián tiếp làm ảnh hưởng đến giao dịch tại thị trường CW hoặc ngược lại.

Thử thách đối với tổ chức phát hành

Do tiêu chí để được làm TCPH rất chặt chẽ và nghiêm ngặt nên sẽ xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCPH nên dẫn đến hàng loạt các chi phí tăng cao như: Chi phí phát hành chứng quyền; Chi phí cho việc giảm giá khi nâng doanh thu thị trường; Chi phí Marketing. Ngoài ra, TCPH cũng cần bỏ ra các khoản tiền đầu tư vào hệ thống công nghệ như: Chi phí bảo trì hệ thống giao dịch; Chi phí cho việc bổ sung và cải thiện chức năng của hệ thống. Tài liệu quản lý và báo cáo đúng thời hạn cho các cơ quan quản lý thị trường; Chi phí duy trì đường dây hotline...

Ngoài ra, tổ chức phát hành là CTCK còn non yếu, chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro cho CW cũng như kinh nghiệm thực tiễn liên quan khác. Số lượng CTCK đăng ký làm tổ chức phát hành cũng khá ít (07 CTCK đăng ký trong tổng số 74 CTCK hiện nay).

Quy mô thị trường nhỏ

Quy mô TTCK Việt Nam còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, tính thanh khoản của các cổ phiếu còn hạn chế nên số lượng chứng khoán cơ sở để làm CW còn hạn chế so với các thị trường trong khu vực. Tại Hồng Kông (390/1885),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm cho thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)