Qua nghiên cứu sự ra đời và phát triển sản phẩm CW tại các thị trường khu vực cho thấy sản phẩm CW có tác động mạnh mẽ tới TTCK, thu hút được giới đầu tư và góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Từ đây rút ra được những bài học kinh nghiệm cho quá trình hình thành và phát triển sản phẩm CW tại Việt Nam như sau:
Phần lớn vòng đời sản phẩm CW thường là ngắn hạn và sự thành công của thị trường CW được đóng góp bởi sự tham gia tích cực của khối nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cho nên đây là cơ hội cho việc triển khai sản phẩm này tại TTCK Việt Nam nhằm theo hướng phục vụ cho các nhà đầu tư cá nhân với khuynh hướng đầu cơ và tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Không những là sản phẩm đầu tư, CW còn được xem là công cụ phòng vệ rủi ro hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, giúp quản trị rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư và khả năng kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu theo 2 chiều lên/ xuống của thị trường.
Để đầu tư sản phẩm CW đạt hiệu quả cao thì nhà đầu tư cần nắm rõ đầy đủ các thông tin cơ bản của CW, để có thể chọn lựa sản phẩm CW mang lại nhiều lợi ích. Bên cạnh đó TCPH để đảm bảo CW được phát hành thành công thì ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ cần minh bạch về tài chính và khả năng thanh toán của TCPH nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đối với tài sản cơ sở, cơ quan quản lý cũng cần chọn cổ phiếu dùng làm tài sản cơ sở cho CW phải được chuẩn hóa về chất lượng tài sản cơ sở với các chỉ tiêu về giá trị vốn hóa lớn, thanh khoản cao, nhu cầu đầu tư và phòng vệ rủi ro trên tài sản cơ sở phải đủ lớn.
Mặt khác, để phát triển sản phẩm một cách ổn định nhất cần phát triển thị trường CW chuẩn hóa ngay từ đầu nhằm đảm bảo thị trường có sự quản lý giám sát chặt chẽ, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, tạo sân chơi công bằng giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành. Cơ quan quản lý cần nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý. Đặc biệt cần có chế tài đối với những trường hợp vi phạm quy định đối với tất cả thành viên tham gia thị trường.
Sản phẩm CW được tổ chức giao dịch trên thị trường cổ phiếu cơ sở, khác biệt với nhóm sản phẩm phái sinh về mức độ rủi ro đối với nhà đầu tư. Rủi ro thanh toán của CW thấp hơn, chủ yếu là giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành nên không cần phải thanh toán bù trừ nhưng ngược lại nên cần phải siết chặt khâu quản lý tổ chức phát hành nhằm hạn chế rủi ro ngay từ ban đầu.
Với sự phát triển của xu hướng tự quản của các Sở GDCK của các nước trên thế giới, việc xây dựng khung pháp lý CW thường hướng đến trao nhiều quyền cho Sở GDCK, dần tách bạch trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và Sở GDCK. Ví dụ
Malaysia đã loại bỏ bớt các quy định về tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, thanh toán bù trừ ra khỏi văn bản pháp lý và để cho Sở GDCK tự đưa ra các quy định này. Xu hướng này giúp giảm thiểu thủ tục hồ sơ đối với tổ chức phát hành và gia tăng thêm sự linh động cần thiết cho Sở GDCK để có thể nhanh chóng cải tiến thiết kế của sản phẩm niêm yết đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ khung pháp lý, quy trình chào bán niêm yết chứng quyền đến các hoạt động của tổ chức phát hành và đào tạo nhà đầu tư, những kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành thị trường chứng quyền, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố đào đạo nhà đầu tư là một trong những việc quan trọng nhất cần phải thực hiện trước/trong và sau khi triển khai sản phẩm ra thị trường. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn rất bổ ích không chỉ giúp riêng cho SSC, VSD, HOSE học tập và triển khai trong thời gian tới mà còn là tiền đề, nền tảng để các CTCK (tổ chức phát hành tiềm năng tại thị trường Việt Nam) sớm đưa sản phẩm chứng quyền đầu tiên ra thị trường.
2.2. Thực trạng chuẩn bị cho việc vận hành và phát triển sản phẩm chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam