Các yếu tố cấu thành NL GQVĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 31 - 35)

Năng lực GQVĐ của HS được hình thành và phát triển thông qua hoạt động GQVĐ. Theo chúng tôi NL GQVĐ gồm 3 thành phần cấu trúc như sau [23].

- Một là phát hiện và làm rõ vấn đề: Giúp HS xác định rõ nhiệm vụ nhận

thức và tiếp nhận nó, tức là tạo nhu cầu nhận thức ở HS; Khi phát hiện được vấn đề, HS xác định trạng thái khởi đầu và mục tiêu vấn đề; Nhận biết vấn đề, tìm dữ kiện của vấn đề tức là hiểu những thông tin vấn đề cung cấp và yêu cầu cần GQVĐ để từ đó phát biểu vấn đề.

- Hai là đề xuất và lựa chọn giải pháp: Giúp HS phát huy NL tự học, khai thác

tri thức. Phân tích quan hệ giữa dữ kiện và yêu cầu của vấn đề. Xuất hiện các liên tưởng, sàng lọc các liên tưởng; Dự đoán và suy diễn; Để đề xuất được các giải pháp thì HS phải xây dựng giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết.

- Ba là thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ: Sau khi tìm được giải pháp GQVĐ, sắp xếp trình tự thực hiện, trình bày giải pháp… Phân tích về tính đúng đắn, tối ưu của phương thức GQVĐ, nhìn thấy những mặt được và chưa được trong kiến thức, kĩ năng của mình; Đưa ra giải pháp khác; Nhận thức và vận dụng vào bối cảnh mới.

Bảng 1.2. Biểu hiện của NL GQVĐ

Năng lực thành tố Chỉ số hành vi

Phân tích và hiểu vấn đề

- Phân tích tình huống - Phát hiện vấn đề - Hiểu vấn đề

Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ

- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề - Đề xuất các giải pháp

- Lựa chọn giải pháp phù hợp

Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ

- Thực hiện giải pháp

- Đánh giá giải pháp GQVĐ

- Nhận thức và vận dụng vào bối cảnh mới.

1.5. Mối quan hệ giữa DHTDA và vấn đề phát triển năng lực tự nghiên cứu cho người học.

Trong DHTDA những nguyên tắc dạy học của Lí luận dạy học đại cương: Phù hợp với người học; Phát huy tính tự lực của người học; Khuyến khích động cơ học tập; Phát huy tính cộng tác trong học tập; Gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực tiễn, đặc biệt là kiến thức liên môn. Trong DHTDA có thể thực hiện phối hợp nhiều quan điểm dạy học hiện đại, trong đó có quan điểm “ Dạy

học theo định hướng phát triển năng lực tự nghiên cứu cho người học” [27].

Ngoài ra, DHTDA còn có mối quan hệ với các quan điểm dạy học khác như dạy học theo tình huống, dạy học tích hợp. Các chủ đề trong DHTDA gắn

với các tình huống thực tiễn, nội dung mang tính phức hợp, liên môn.

Thông qua việc thực hiện dự án học tập, học sinh sẽ hình thành và phát triển được nhiều năng lực tương ứng. Các năng lực được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa DHTDA với việc hình thành và phát triển năng lực học sinh

Năng lực Quy trình DHTDA NL tự học NL GQVĐ NL giao tiếp NL hợp tác NL tính toán NL CNTT và TT Xây dựng nhóm học tập x Xác định kế hoạch học tập x Phân công nhiệm vụ

x Thực hiện kế hoạch học tập x x x x X x Báo cáo x x Đánh giá x x x

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy:

Trong DHTDA, các chủ đề và nội dung của DAHT cần phải phù hợp với hứng thú của HS. Việc cho phép HS tự xây dựng các DAHT đã khuyến khích được tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của học sinh. Trong DHTDA học sinh được tham gia lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với năng lực của cá nhân. Từ đó cho thấy, DHTDA tạo cơ hội giúp HS phát triển các kĩ năng như: Kĩ năng phân tích, kĩ năng phán đoán, kĩ năng sáng tạo...

mang tính xã hội cao. Cho nên, thông qua DHTDA sẽ góp phần phát triển cho học sinh năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. Đối với HS THPT, các đề tài ngiên cứu cũng thường được tổ chức theo các nhóm HS, thông qua quá trình làm việc theo nhóm sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh một số năng lực như: Năng lực tổ chức, điều khiển, năng lực giao tiếp, năng lực xử lý các tình huống nảy sinh, năng lực lập kế hoạch...

DHTDA tạo ra môi trường dạy - học không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian và thời gian. Thời gian thực hiện một DAHT có thể là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ của DAHT. Do vậy, thông qua DHTDA sẽ giúp học sinh phát triển các kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng ứng dụng CNTT , kĩ năng làm thực hành thí nghiệm ...

DHTDA tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - HS, HS - HS, HS - xã hội…Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứ , thường xuyên có sự tương tác GV- HS để theo dõi, định hướng và tư vấn cho học sinh thực hiện kế hoạch nghiên cứu. Đồng thời, giữa HS - HS cũng có sự trao đổi thường xuyên về triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nghiên cứu. Giữa HS - XH cũng có sự tương tác cần thiết nhất định. Khi đó, HS có cơ hội phát triển các kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thu nhận và xử lý thông tin... cho chính bản thân mình.

DHTDA có khả năng tích hợp cao các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học khác như: Dạy học GQVĐ, dạy học hợp tác, dạy học trong môi trường CNTT..., nội dung của các DAHT có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau. Học sinh sẽ có nhiều cơ hội để vận dụng các kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của các DAHT. Thông qua đó, học sinh có điều kiện để hình thành và phát triển các năng lực cần thiết như: Năng lực phát hiện vấn đề, hình

thành ý tưởng nghiên cứu, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực nghiên cứu tài liệu, năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo ...

Trong quá trình hoàn thiện và báo cáo sản phẩm thực hiện DAHT trước nhóm, trước tập thể lớp, HS sẽ có cơ hội phát triển các kĩ năng như: Kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ theo văn phong khoa học), kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ năng ứng dụng CNTT …

DHTDA là một hình thức dạy học gắn liền với thực tế, trong DHTDA để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để tổ chức hoạt động học tập cho người học. Thông qua DHTDA không những giúp cho học sinh tiếp thu được những kiến thức mà còn hình thành những kĩ năng, năng lực cần thiết cho bản thân. Quá đó HS sẽ phát huy được NL tự nghiên cứu, kết quả học tập sẽ được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)