Vận dụng DHTDA trong các giờ học kiến thức mới cho phép HS được tiếp thu đồng thời lý thuyết và thực tiễn; Lý thuyết được minh chứng, kiểm nghiệm qua thực tiễn; Thực tiễn làm rõ ràng hơn, phong phú hơn các nội dung lý thuyết.
Trong phần Sinh thái học, chương “Quần xã sinh vật” đây là chương thứ hai sau khi học xong chương “Cá thể và quần thể sinh vật”. HS đã có kiến thức cơ bản về: Môi trường, nhân tố sinh thái, quần thể, các mối quan hệ trong quần thể, giữa cá thể quần thể với môi trường. Điều đó rất thuận lợi cho việc triển khai học tập theo dự án ở chương này. Mặt khác trên địa bàn xã Phúc Thuận có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, đa dạng sinh học, thuận lợi cho việc phát
triển hệ sinh thái rừng. Có cơ hội giáo dục nâng cáo ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vậy chúng tôi hướng dẫn HS thảo luận và lựa chọn dự án sau:
Tên DAHT: “Đánh giá sự đa dạng sinh học khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên”.
Thời gian thực hiện DAHT: 4 tuần
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: Đánh giá sự đa dạng sinh học khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên
I. Người soạn
Họ tên Lăng Thị Ánh
Trường THPT Bắc Sơn, THPT Lê Hồng Phong
Thành phố Thái Nguyên
II. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy
Đánh giá sự đa dạng sinh học khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt bài dạy
Dạy học dự án chủ đề “ Đánh giá sự đa dạng sinh học khu rừng tái
sinh xã Phúc Thuận – Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên” là việc làm thiết thực để đổi mới hình thức tổ chức dạy học và phạm vi dạy học không chỉ bó hẹp trong lớp học, trường học mà diễn ra ngoài lớp học, trong cộng đồng, hoạt động dạy học gắn với thực tiễn ở địa phương.
- Việc nghiên cứu khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận, sẽ giúp cho HS tìm được các vấn đề liên quan đến bài học như: Khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ trong quần xã, diễn thế sinh thái…
- Là những HS miền núi nên việc tìm hiểu, đánh giá sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng là khá thuận lợi. Bằng kiến thức Sinh thái học, HS sẽ đề ra được các biện pháp tìm hiểu, đánh giá sự đa dạng khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận. Qua đó đề xuất được các giải pháp bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng .
Lĩnh vực bài dạy
Sinh thái học lớp 12
Cấp / lớp
Cấp THPT/ lớp 12
Thời gian dự kiến:
4 tuần trong đó: - 1 tuần: Xây dựng dự án
- 2 tuần: Triển khai và thực hiện dự án - 1 tuần: Đánh giá
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
- Mô tả được sinh cảnh quần xã rừng tái sinh xã Phúc Thuận.
- Trình bày được bản chất khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt với quần thể, hệ sinh thái. - Xác định được một số loài trong quần xã. Từ đó đánh giá được một cách sơ bộ về độ đa dạng của quần xã.
- Phân tích được mối quan hệ cơ bản giữa các loài chủ yếu trong quần xã.
- Xác định được loài ưu thế, loài đặc trưng và nêu được vai trò của chúng.
- Phân tích được sự phân tầng trong quần xã rừng tái sinh.
- Xây dựng được sơ đồ một số chuỗi, lưới thức ăn trong quần xã.
- Nêu được một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học trong quần xã.
Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc học tập.
- Rèn luyện được một số kỹ năng học tập: Kỹ năng nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học, kỹ năng tự học, làm việc cộng tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kĩ năng GQVĐ.
Về thái độ
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
- Hứng thú trong quá trình làm dự án.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát Đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào đối
với quần xã sinh vật và con người nơi đây?
Câu hỏi bài học Khu rừng tái sinh xã Phúc Thuận có độ đa
dạng như thế nào?
Câu hỏi nội dung
1). Mô tả sinh cảnh quần xã rừng tái sinh xã Phúc Thuận?
2). Liệt kê các loài có trong quần xã… Mô tả đời sống, vị trí của chúng trong quần xã. Xác định loài ưu thế và loài đặc trưng?
3). Phân tích mối quan hệ của các loài trong quần xã?
4). Đánh giá độ đa dạng của quần xã. Ý nghĩa độ đa dạng đối với các loài và con người? 5). Xây dựng một vài chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã?
6). Chúng ta cần làm gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học cho khu rừng tái sinh này ?
III. Kế hoạch đánh giá
Khi bắt đầu dự án
HS thực hiện dự án và hoàn thành công việc
Giai đoạn tổng kết, báo cáo sản phẩm
- Trình bày về việc đánh giá đa dạng sinh học của khu rừng tái sinh.
- Báo cáo đề cương nghiên cứu.
- Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Tiến độ thực hiện dự án.
- Cách thực hiện dự án. - Tính chính xác khoa học của các bước tiến hành dự án. - Cách xử lí số liệu thu thập được. - Các nhận xét, kết luận rút ra từ việc phân tích các số liệu. - Cơ sở của các nhận xét, đánh giá, kết luận. - Ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu.
- Quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu.
IV. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng thiết yếu
Kỹ năng sử dụng Power Point, Word, Photoshop, Video edit... Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu, xử lý thông tin.
Kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng tra cứu Internet. Kỹ năng điều khiển chương trình.
Kỹ năng thuyết trình ...
Các bước tiến hành bài dạy
Hoạt động 1: Xác định vấn đề thực tiễn của dự án (tuần 1)
1. Giáo viên giới thiệu dự án
- GV giới thiệu chủ đề về đa dạng sinh học; Nêu mục tiêu, ý nghĩa của bài học.
- Phổ biến quy trình thực hiện dự án.
- Giới thiệu các tài liệu học tập và tài liệu tham khảo.
2. Phân công nhiệm vụ
- Mỗi lớp được chia thành nhiều nhóm học tập, mỗi nhóm có 4 đến 6 thành viên.
- Từng thành viên trong nhóm ngoài việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình còn phải thực hiện các nhiệm vụ chung.
Nội dung công việc Nhóm trưởng
- Tìm hiểu về một số đặc trưng cơ bản của khu rừng tái sinh, từ đó đánh giá về độ đa dạng của chúng.
- Thống nhất với nhóm về kế hoạch hoạt động. - Hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của dự án.
Phạm Thùy Chi
- Tìm hiểu đặc điểm, tính chất của đất trồng, khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các lọai cây trong khu rừng tái sinh.
- Đề xuất biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất trồng phù hợp.
Trần Trung Kiên
- Tìm hiểu và phân tích được sự phân tầng trong khu rừng tái sinh.
- Thuyết trình báo cáo.
Lê Thu Trang
thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh? - Thảo luận và viết báo cáo.
Nguyễn Thu Thảo
- Tìm hiểu về thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học.
- Nhóm thảo luận, báo cáo.
Mai Ngoc Anh
3. Giáo Viên hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án.
- Các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án : Kế hoạch chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của GV.
- GV giải đáp những thắc mắc từ phía HS về các vấn đề của dự án. - GV đánh giá việc lập kế hoạch của HS.
Hoạt động 2: Triển khai dự án (tuần 2, 3)
1. HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra.
- Tìm hiểu về thành phần loài và điều kiện ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong khu rừng tái sinh.
- Tiến hành thực địa, thu thập các tài liệu và số liệu từ thực tế. - Phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương.
2. Phân tích, xử lí dữ liệu:
- Tập hợp số liệu đã thu thập về thành phần loài cũng như điều kiện ảnh hưởng của đất, khí hậu tới sự phát triển của các loài trong khu rừng tái sinh.
- Sử dụng phần mềm M. Excel, word để xử lí số liệu.
- Sử dụng các phần mềm đồ họa để làm videoclip, phần mềm Power point, word dể làm bài thuyết trình và báo cáo.
3. Thiết kế, thực hiện sản phẩm dự án:
Thiết kế hình ảnh, videoclip về điều kiện địa lí và sự đa dạng, phong phú về thành phần loài cũng như sự phân bố các cá thể trong khu rừng tái sinh.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dự án:
- GV theo dõi, đôn đốc HS, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện. Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) đã thực hiện được.
- GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ HS về CNTT, hướng dẫn HS viết báo cáo, trình bày báo cáo.
- GV đánh giá quá trình thực hiện dự án của HS thông qua biên bản làm việc nhóm, phiếu tự đánh giá.
Hoạt động 3: Kết thúc, đánh giá và tổng kết dự án (tuần 4)
1. Báo cáo kết quả thực hiện dự án
- Thời gian và địa điểm báo cáo: Tại lớp 12 A1 trong giờ sinh học.
- Các nhóm trình bày nội dung hoạt động dự án trong buổi báo cáo với vai trò là báo cáo viên, người phản biện.
2. Đánh giá
- GV đánh giá kết quả thực hiện dự án của các nhóm.
- HS các nhóm cũng được tham gia đánh giá, nhận xét, góp ý kết quả, sản phẩm của các nhóm khác.
- GV tổng hợp kết đánh giá trong cả quá trình thực hiện dự án của từng nhóm làm kết quả cuối cùng.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS
HS trung bình - Dành nhiều thời gian đôn đốc
- Tổ chức hoạt động bổ trợ riêng.
HS khá, giỏi
- Khuyến khích HS đề xuất hướng tự nghiên cứu mới. - Cung cấp các nguồn tài liệu tìm kiếm nâng cao.
- Tạo cơ hội cho HS được đưa ra các ý tưởng sáng tạo, tình huống/câu hỏi có vấn đề và cách thức giải quyết.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo
chức năng kép trong đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo
dục số 80.
- Debbie Can dau và cộng sự (2007). Intel teach to the
future. Nhà xuất bản thanh niên.
Hỗ trợ
- Phần mềm điện tử
- Bài trình chiếu Power Point. - Tranh ảnh, phim tư liệu. - Các sản phẩm mẫu của HS. Nguồn Internet http://www.sinhhocvietnam.org http://vi.wikipedia.org/wiki/com http://www.google.com.vn Yêu cầu khác - Các GV sinh học;
- Cộng tác viên địa phương; - Ban quản lí lâm nghiệp.