Quy trình DHTDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 46 - 50)

Các tác giả đã đề xuất nhiều quy trình khác nhau trong việc tổ chức DHTDA: Theo Đỗ Hương Trà [26] đã đề xuất quy trình DHTDA gồm 3 pha thực hiện:

- Pha 1: Chuẩn bị. Trong pha này các hoạt động chính là: Lựa chọn

DAHT, xác định các nguồn tư liệu cần thiết và tổ chức thực hiện.

- Pha 2: Thực hiện dự án. Trong pha này các hoạt động chính là: Thiết

lập các nguồn thông tin và dữ liệu, định hình các thao tác tư duy và tổng hợp các kết quả.

- Pha 3: Khai thác dự án. Trong pha này các hoạt động chính là: Xem xét lại DAHT và tiếp tục DAHT.

Các tác giả Digumarthi Harshitha [29], David Moursund [30]… thống nhất và đưa ra một quy trình tổ chức DHTDA gồm 4 bước:

-Lập kế hoạch cho dự án.

-Thực hiện dự án.

- Đánh gía dự án.

Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo [22] đã đề xuất quy trình tổ chức DHTDA gồm 4 giai đoạn với 11 bước:

- Giai đoạn 1: Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu của dự án. Trong giai đoạn này gồm ba bước đó là: GV xác định chủ đề, GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS, HS hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu của DAHT.

- Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện dự án. Trong giai

đoạn này gồm ba bước đó là: HS xây dựng kế hoạch thực hiện, HS xây dựng điều kiện thực hiện, GV xem xét tính khả thi của DAHT.

- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án. Trong giai đoạn này gồm hai bước đó là: HS tổ chức thực hiện dự án học tập, GV giám sát và giúp đỡ.

- Giai đoạn 4: Báo cáo kết quả và đánh giá dự án. Trong giai đoạn này gồm có ba bước đó là: HS trình bày kết quả DAHT, HS tự đánh giá và GV đánh giá.

Từ những trích dẫn ở trên cho thấy, mỗi tác giả đều đưa ra một quy trình, một hình thức tổ chức DHTDA khác nhau. Theo chúng tôi, quy trình DHTDA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông gồm các bước sau:

Hình 2.3. Quy trình DHTDA

Bước 1. Xác định vấn đề, chia nhóm học tập

Bước 2. Lập kế hoạch

Bước 3. Phân công nhiệm vụ

Quy trình tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học Sinh thái học

Bước 4. Thực hiện kế hoạch

Giải thích quy trình:

Bước 1: Xác định vấn đề, chia nhóm học tập

- Xác định vấn đề: GV và HS cùng nhau thảo luận, đề xuất, xác định đề

tài và mục đích của dự án. Các chủ đề cần chú ý đến hứng thú của người học, cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.

- Chia nhóm học tập: Căn cứ vào mục tiêu, khối lượng kiến thức của

DAHT, năng lực của từng HS trong lớp … GV cùng với tập thể lớp chia thành các nhóm học tập sao cho mỗi nhóm đều có những HS khá, giỏi, trung bình như nhau.

Bước 2: Lập kế hoạch

Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm học tập tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT, xác định những công việc cần triển khai:

- Xây dựng kế hoạch bài dạy: Kế hoạch bài dạy thể hiện mục tiêu bài dạy

theo chuẩn của Bộ GD&ĐT, chứa đựng thông tin về người soạn bài, tổng quan về bài dạy, các phương tiện, thời gian cần thiết, những môn học có liên quan đến bài dạy, đối tượng bài dạy hướng tới, các bước tiến hành bài dạy, đánh giá HS. Đây là phần rất quan trọng trong hồ sơ bài dạy và thể hiện nội dung quan trọng nhất của dự án. Phần này thể hiện ý tưởng dự án, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm HS và kiến thức cơ bản của bài dạy.

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Bộ câu hỏi định hướng tạo ra một bối

cảnh học tập có ý nghĩa thông qua việc thiết lập mối liên hệ giữa bài học và nhiều lĩnh vực khác trong thực tiễn đồng thời định hướng các DAHT tập trung vào đơn vị kiến thức quan trọng. Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các loại câu hỏi: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung:

Câu hỏi khái quát: Là những câu hỏi mở, có vai trò khơi dậy tính hứng

thú, sự quan tâm của HS; Có phạm vi rất rộng, bao quát toàn diện nhiều lĩnh vực, có thể liên quan đến nhiều bài học và nhiều môn học; Là những câu hỏi không có những câu trả lời cụ thể.

Câu hỏi bài học: Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề

hoặc bài học cụ thể, gắn với nội dung bài học cụ thể, vì vậy sẽ dễ tiếp cận hơn đối với HS.

Câu hỏi nội dung: Là các câu hỏi về từng nội dung trong bài dạy. Nó trực

tiếp hỗ trợ những chuẩn kiến thức, mục tiêu học tập và có những câu trả lời “đúng” cụ thể. Là những câu hỏi trợ giúp quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.

Các câu hỏi định hướng bài dạy đòi hỏi HS phải nắm vững, hiểu rõ các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học, câu hỏi khái quát. Các câu hỏi này sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nội dung và cách làm việc cho toàn bộ hồ sơ dạy học.

Bước 3: Phân công nhiệm vụ

Từ bảng kế hoạch đã được thiết kế, GV phân công rõ ràng nhiệm vụ cho HS. Mỗi nhóm thực hiện một phần hoặc nhiều phần cụ thể của dự án.

Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra, cùng nhau thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Tuy nhiên, mỗi dự án có cách triển khai khác nhau, về cơ bản cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

HS: Cùng nhau thảo luận, hợp tác, trao đổi để thực hiện công việc theo kế

hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân; Thiết kế, xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm dự án; Các sản phẩm cần hoàn thành cùng thời lượng và thời gian.

GV: Theo dõi quá trình thực hiện dự án của HS; Định hướng, điều chỉnh

các hoạt động của HS phù hợp với các mục tiêu đề ra; Cung cấp các tài liệu cần thiết; Hỗ trợ HS trong quá trình tạo ra các sản phẩm dự án, đặc biệt là sản phẩm CNTT; Kiểm tra đánh giá thường xuyên, thông báo kịp thời kết quả đánh giá quá trình làm việc của HS.

Bước 5: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện dự án

lớp. Trên cơ sở những đóng góp của GV và tập thể lớp, các nhóm chỉnh sửa, hoàn thành sản phẩm ngiên cứu của nhóm và nộp cho GV.

Đánh giá: Căn cứ vào hoạt động và sản phẩm DAHT để xây dựng tiêu chí

đánh giá tương ứng. GV và HS cùng đánh giá về quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được của HS. Quá trình đánh giá phải công bằng, chính xác và được ghi nhận bằng điểm số và nhận xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)