Mục tiêu, nội dung phần Sinh thái học –THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 40 - 43)

Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã. Phần Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao nên rất thuận lợi để GV lựa chọn các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của HS [4], [8].

Mục tiêu Nội dung

Kiến thức

- Nêu được khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái.

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm).

- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

- Phân biệt được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.

- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.

Kĩ năng.

- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.

Chương 1: Cá thể và quần thể

- Khái niệm và các loại môi trường sống của sinh vật.

- Khái niệm nhân tố sinh thái.

- Có hai nhóm nhân tố sinh thái cơ bản : Vô sinh và hữu sinh.

- Các quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

- Khái niệm: Giới hạn sinh thái, ổ sinh thái của một loài. Sự phân hóa ổ sinh thái, nguyên nhân hình thành ổ sinh thái.

- Sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái: Ánh sáng, nhiệt độ… - Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường về hình thái,

giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động.

Kiến thức:

- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).

- Phân tích được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể. Giải thích được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ.

- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.

- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và không theo chu kì.

- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng thể của quần thể.

Kĩ năng:

- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể. - Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể.

Quần thể

- Khái niệm quần thể. Các mối quan hệ trong quần thể: Mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. Ý nghĩa các mối quan hệ đó.

- Các đặc trưng cơ bản của quần thể và ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng đó trong thực tế: + Mật độ cá thể của quần thể + Sự phân bố cá thể + Tỉ lệ giới tính + Nhóm tuổi + Kích thước quần thể + Tăng trưởng của quần thể

- Khái niệm và các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể. Nguyên nhân của sự biến động.

- Xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.

- Sự biến động số lượng cá thể quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.

- Trạng thái cân bằng của quần thể : Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn

tới trạng thái cân bằng.

Kiến thức:

- Định nghĩa được khái niệm quần xã. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái).

Kĩ năng:

- Sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.

Chương 2. Quần xã sinh vật

- Khái niệm quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã ( Đặc trưng về thành phần loài, sự phân bố cá thể trong không gian, đặc trưng về dinh dưỡng).

- Các mối quan hệ trong quần xã: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng - Diễn thế sinh thái: Khái niệm, nguyên nhân gây ra diễn thế.

- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái

Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái. - Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).

- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng : chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.

- Lấy được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới thức ăn.

- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.

Chương 3: Hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường.

- Khái niệm hệ sinh thái.

- Các thành phần của hệ sinh thái. - Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu: Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước). - Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Các loại chuỗi thức ăn.

- Bậc dinh dưỡng.

- Tháp sinh thái: Có 3 loại tháp sinh thái.

- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hóa: Nước, cacbon, nitơ.

- Trình bày được quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.

- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên trái đất. - Trình bày được cơ sở sinh thái học của việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Kĩ năng:

- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.

- Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không phù hợp ở địa phương. - Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Hiệu suất sinh thái.

- Chu trình sinh địa hóa: Chu trình sinh địa hóa của nước, cacbon, nitơ.

Sinh quyển

- Khái niệm sinh quyển, khu sinh học (biom). Các khu sinh học chính trong sinh quyển.

- Các dạng tài nguyên.

- Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)