- Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên là: 68.173,6 ha. Trong đó, rừng tự nhiên: 52.380,7 ha với các loại rừng chính sau:
+ Rừng gỗ 44.255,9 ha. + Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô (tre, nứa) 7.774,6 ha. + Rừng tre lồ ô 350,2 ha.
Thảm thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai gồm 2 kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx) và Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn)
Theo số liệu thống kê, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai có 614 loài thực vật nằm trong 390 chi gồm 111 họ và 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau, gồm có: 127 loài cây gỗ lớn, 115 loài cây gỗ nhỏ, 144 loài cây tiểu mộc; 95 loài dây leo, 74 loài cỏ, 31 loài khuyết thực vật và 28 loài thực vật phụ, ký sinh. Trong đó, các cây họ Dầu chiếm ưu thế, rừng có nhiều cây có giá trị kinh tế cao như: Dầu, Chai, Dái ngựa, Vên vên, Gõ mật, Cẩm lai, .... (Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, 2007)
Khu hệ thực vật rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai mang đặc điểm của 4 luồng thực vật di cư của khu hệ thực vật châu Á. Theo số liệu thống kê, có 614 loài thực vật nằm trong 390 chi gồm 111 họ và 71 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau, gồm có: 127 loài cây gỗ lớn (20,7%), 115 loài cây gỗ nhỏ (18,7%), 144 loài cây tiểu mộc (23,5%); 95 loài dây leo (15,5%), 74 loài cỏ (12,1%), 31 loài khuyết thực vật (5,0%) và 28 loài thực vật phụ, ký sinh (4,6%). Trong đó, các cây họ Dầu chiếm ưu thế, rừng có nhiều cây có giá trị kinh tế cao như: Dầu, Chai, Dái ngựa, Vên vên, Gõ mật, Cẩm lai...
- Tiểu khu 121 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là khu thực nghiệm của trường Cơ sở 2 – Đại học Lâm Nghiệp với tổng diện tích là 1.857,2 ha với 3 trạng thái rừng. Cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: 744,1 ha, rừng phục hồi (IIB): 610,8 ha, rừng nghèo (IIIA - 1): 79.3 ha, rừng trung bình (IIIA - 2): 30,4 ha, đất trống: 21,3 ha. Cùng điều kiện tự nhiên với khu bảo tồn nên thảm thực vật tại Tiểu khu 121 cũng có các loài thực vật họ Dầu chiếm ưu thế (Thái Văn Thành, 2011)