Tàn che của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 58 - 60)

4.1 .Bản đồ vị trí và toạ độ ô định vị nghiên cứu

e. Chỉ số ưu thế Simpson (D):

4.4 Cấu trúc rừng của cá cô đo đếm trong ô định vị

4.4.7 tàn che của rừng

Độ tàn che (C) là tỷ lệ phần mười hoặc phần trăm diện tích hình chiếu của tán rừng trên mặt phẳng nằm ngang của lô đất rừng. Giá trị của C dao động trong khoảng từ 0 đến 1 hay từ 0 đến 100%.

Độ tàn che là chỉ tiêu biểu thị mức độ che phủ ánh sáng của tầng tán rừng, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự đủ hay thiếu ánh sáng dưới tán rừng, độ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất, lượng mưa rơi trực tiếp xuống đất rừng, mức độ che bóng cây tái sinh. Đối với một số lồi cây ưa sáng, chúng thường có xu hướng sinh trưởng và phát triển nhanh về chiều cao để hấp thụ được ánh sáng trực tiếp, cịn các lồi cây chịu bóng vì chúng khơng cần ánh sáng trực tiếp khi còn nhỏ nên cần có những tầng cây phía trên để che bóng. Ngồi ra, độ tàn che của rừng cịn góp phần vào việc phịng chống xói mịn thơng qua giảm tốc độ nước mưa rơi xuống đất, ngăn chặn sự xâm lấn của thực bì, …

Độ tàn che của rừng thích hợp thì các cá thể cây rừng sẽ có điều kiện cạnh tranh lành mạnh và phát triển thuận lợi cả về chiều cao và đường kính. Ngược lại, nếu rừng có độ tàn che thấp, tán rừng thưa khơng giao nhau thì quá trình cạnh tranh không diễn ra, nên sẽ thúc đẩy tái sinh rừng.

Để xác định độ tàn che, ta chia ô định vị ra thành 5 ô nhỏ (mỗi ô gồm 5 ô đo đếm), trong mỗi ô đo đếm ta chụp 2 ảnh sau đó dùng phần mềm ImageJ xác định độ tàn che cho các ô trong ô định vị.

Bảng 4.9: Độ tàn che của ô định vị Stt Độ tàn che (%) Ô 1 Ô 2 Ô 3 Ô 4 Ơ 5 Hình 1 77,60 85,99 80,58 86,98 77,49 Hình 2 72,29 80,36 69,13 73,65 79,25 Hình 3 86,06 75,96 84,06 81,23 79,75 Hình 4 78,71 79,50 80,79 78,21 79,91 Hình 5 89,04 87,03 83,30 75,03 79,85 Hình 6 79,86 80,36 83,86 78,24 84,37 Hình 7 78,92 77,88 82,64 82,98 78,15 Hình 8 78,51 78,85 81,89 81,10 77,94 Hình 9 80,83 76,69 77,22 80,96 78,73 Hình 10 78,65 77,37 78,90 76,81 78,77 Trung bình 80,05 80,00 80,24 79,52 79,42 Trung bình của ơ định vị 80 %

Qua bảng số liệu 4.19 cho thấy, độ tàn che trung bình của 5 ơ lần lượt là 80,05 %, 81,97 %, 80 %, 79,52 %, 79,42 % và độ tàn che trung bình của định vị là 80 %. Độ tàn che lớn nhất là 89,04 % tại ô 1 và nhỏ nhất là 69,13 % tại ơ 3. Số ơ có độ che phủ lớn hơn giá trị trung bình là 2 ơ chiếm 40% tổng số ơ, độ tàn che của 5 ô khá tương đồng nhau. Với độ tàn che cao (80 %) thì sự cạnh tranh về ánh sáng cũng như không gian sinh trưởng giữa các cây với nhau và nhất là lớp tái sinh dưới tán rừng là rất cao. Đây cũng là đặc điểm phù hợp của một khu rừng tự nhiên nằm trong hệ thống các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)