Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 55 - 57)

4.1 .Bản đồ vị trí và toạ độ ô định vị nghiên cứu

e. Chỉ số ưu thế Simpson (D):

4.4 Cấu trúc rừng của cá cô đo đếm trong ô định vị

4.4.5 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn)

Cùng với chỉ tiêu D1.3, chiều cao vút ngọn (Hvn) cũng là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc mô tả cấu trúc dùng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng, là một nhân tố có ảnh hưởng lớn trong sản xuất kinh doanh lâm

nghiệp, điều tra rừng và đánh giá mức độ phù hợp của một loài cây trên một dạng lập địa cụ thể.

Dựa vào đó, ta có thể xác định được trữ lượng, sản lượng rừng… Phân bố số cây theo cấp chiều cao phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái của quần thể thực vật rừng. Mức độ phân tầng về cấu trúc đứng, mô phỏng mối quan hệ giữa các tầng cây với nhau, giữa cây cao và cây thấp, giữa các cây có tuổi khác nhau trong quần xã. Thơng qua cấu trúc N/Hvn để điều tiết tầng tán phân bố theo chiều đứng cho phù hợp với quy luật tự nhiên.

Từ số liệu chiều cao vút ngọn đo đếm ở các ô điều tra được tập hợp, sau đó tiến hành chia tổ ghép nhóm, tính tần suất và tính các đặc trưng mẫu, mơ tả chúng bằng đồ thị thực nghiệm, lựa chọn hàm toán học phù hợp, mô phỏng tốt nhất cho mối quan hệ giữa số cây với chiều cao vút ngọn trong khu vực nghiên cứu.

Hình 4.14: Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

Qua phụ biểu 7 và hình 4.14 cho thấy, chiều cao cây được chia thành 12 cấp khác nhau, chiều cao vút ngọn thấp nhất là 5,5 cm, chiều cao vút ngọn trung bình đạt 11,32 và chiều cao vút ngọn cao nhất là 56 m. Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn có dạng một đỉnh lệch về bên trái với độ lệch Sk=

35,15 và độ nhọn Ku= 61,59. Trong ơ có hệ số biến động trung bình Cv = 48,21%, Với 1.058 cá thể chiếm 81,95 % tổng số cây thuộc các cấp chiều cao vút ngọn từ 0 - 15 m, lệch trái so với giá trị trung bình, từ cấp chiều cao 15 – 60 cm cây có xu hướng giảm nhanh, có 147 cây thuộc cấp chiều cao từ 15 – 20 cm chiếm tỷ lệ 11,39 %, có 85 cá thể chiếm 6,58% thuộc cấp chiều cao từ 20 – 45 cm, khơng có cá thể nào thuộc cấp chiều cao 45 – 55 cm và có 2 cá thể chiếm 0,08 % tổng số cá thể thuộc cấp chiều cao 55 – 60 cm. Kết quả trên phù hợp với quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)