e. Chỉ số ưu thế Simpson (D):
4.5.3 xuất biện pháp quản lý
Vì ô định vị nằm trong Khu bảo tồn nên ưu tiên cho biện pháp bảo tồn tại chỗ (In-situ), bên cạnh đó ô định vị cũng là nơi tham quan, học tập của cán bộ, sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2 nên việc quản lý, giám sát các hoạt động trong ô định vị là rất cần thiết.
Chương 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Sau một quá trình nghiên cứu trên thực địa, phân tích và đánh giá kết quả, đề tài rút ra một số kết luận sau:
Thiết lập được vị trí tọa độ các ô đo đếm lên bản đồ số hóa theo hệ tọa độ UTM, Dantum WGS 84, cung cấp được một số tiêu bản ảnh và xây dựng được danh lục thực vật thân gỗ của khu vực nghiên cứu.
Thành phần loài thực vật trong 25 ô đo đếm có 1.291 cá thể thuộc 49 loài, 32 họ thực vật. Trong đó số loài thực vật bảo tồn theo sách đỏ Việt Nam là 4 loài, trong đó số loài ở mức nguy cấp (cấp EN) là 4 loài đó là Lòng mức (Wrightia kontumensis), Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamemsis), 3 loài thuộc nhóm IIA Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) và Gõ mật (Sindora siamemsis).
Kết quả định lượng và so sánh từ chỉ số giá trị quan trọng (IV) trong khu vực nghiên cứu cho thấy các loài chiếm ưu thế là: Chò chai (28,22%), Chiếc tam lang (24,26%), Làu táu trắng (16,83), Trường (15,52%), Dầu song nàng (15,38%), Săng ớt (12,25%),…Các loài có chỉ số quan trọng thấp nhất là Dâu ta (1,50%), Vên vên (1,19%), Gáo vàng (1,15%), Xương cá (1,14%), Sổ trai (1,01) và Huỳnh nương (0,75%).
Các chỉ số đa dạng sinh học đã được phân tích và xác định: Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’), chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số đồng đều Pielou (J’), chỉ số ưu thế Simpson (D) và chỉ số hiếm (IR). Chỉ số đa dạng về loài, chỉ số đồng đều của các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu tương đối cao. Có 11 loài ở mức rất hiếm (IR = 96%) bao gồm: Bằng lăng ổi, Chiêu liêu, Côm Đồng Nai, Dầu con rái đỏ, Gõ đỏ, Huỳnh nương, Lòng tong, Sao đen, Sổ trai, Vên vên, Xương cá.
Các loài này thường chỉ xuất hiện 1 lần trong ô đo đếm ở khu vực nghiên cứu, những loài này cần ưu tiên bảo tồn để tăng tính ĐDSH, tránh nguy cơ giảm sút về số lượng.
Xây dựng được cơ sở dữ liệu cho ô định vị để theo dõi và giám sát đa dạng thực vật thân gỗ theo không gian và thời gian.
Như vậy có 22 loài chiếm ưu thế sinh thái, đây là những loài giữ vai trò chính trong việc tạo lập quần thụ, tạo nên một quần xã đa ưu thế.
Phân bố số cây theo cấp đường kính tại ô định vị có dạng phân bố lệch trái theo chiều tăng của cấp đường kính, đường kính ngang ngực trung bình là 15,81 cm, đường kính ngang ngực cao nhất là 83 cm và thấp nhất là 6. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 10 - 20 cm với 668 cây chiếm 51 % tổng số cây, thấp nhất là cấp kính 80 – 90 cm có 3 cây chiếm tỷ lệ 0,15 %, diễn thế thứ sinh đang diễn ra mạnh mẽ, các loài cây đang có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, dinh dưỡng và không gian sống.
Phân bố số cây theo cấp chiều cao tại ô định vị có dạng phân bố lệch trái theo chiều tăng của cấp chiều cao vút ngọn, chiều cao vút ngọn thấp nhất là 5,5 m, chiều cao vút ngọn trung bình đạt 11,32 và chiều cao vút ngọn cao nhất là 56 m. Với 1058 cá thể chiếm 81,95 % tổng số cây thuộc các cấp chiều cao vút ngọn từ 0 - 15 m, lệch trái so với giá trị trung bình và có 2 cá thể chiếm 0,08 % tổng số cá thể thuộc cấp chiều cao 55 – 60 m. Kết quả trên phù hợp với quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực.
Diện tích tán nhỏ nhất là 1,9 m2, Diện tích tán trung bình đạt 27,5 m2 và đường kính tán cao nhất là 165 m2. Đường biểu diễn phân bố số cây theo đường kính tán có dạng một đỉnh lệch về bên trái. Trong ô có hệ số biến động lớn Cv = 97,81%, diện tích tán tập trung nhiều nhất trong khoảng 0 – 30m2 với 1.053 cá thể chiếm 81,56 % tổng số cây và cao nhất ở cấp diện tích tán từ 10 – 20 m2 với 421 cá thể chiếm 36,21 % tổng số cây trong ô định vị. Từ cấp diện tích tán từ 40 – 170 m2
Hai chỉ tiêu chiều cao vút ngọn và đường kính 1,3 m trong khu vực nghiên cứu có mối tương quan rất chặt và được mô tả bằng phương trình:
Hvn = exp(0.268712 + 0.790322*ln(D1,3))
Hai chỉ tiêu chiều đường kính tán và đường kính 1,3 m trong khu vực nghiên cứu có mối tương quan chặt và được mô tả bằng phương trình:
Dt = (-6.17547 + 4.17041*ln(D1,3))2
Trong khu vực nghiên cứu có 2 kiểu phân bố loài chính là phân bố theo đám (chiếm tỷ lệ 30,61%) và phân bố ngẫu nhiên (chiếm tỷ lệ 69,49%), đặc trưng cho kiểu rừng đang phục hồi.
Độ tàn che trung bình của cả khu vực nghiên cứu là 80 %, mang nét đặc trưng của một khu rừng tự nhiên đang được phục hồi sau tác động của con người.
5.2 Kiến nghị
Đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu về đa dạng động vật, thực vật thân thảo và côn trùng trong ô định vị. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn về đa dạng thực vật thân thảo và động vật trong ô định vị. Đồng thời đề nghị có biện pháp theo dõi, điều tra để nắm bắt được sự thay đổi về đa dạng thực vật thân gỗ tại ô định vị trong 5 năm tới từ đó so sánh, nhận định, có biện pháp bảo tồn và quản lý thích hợp. Tiến hành nghiên cứu đa dạng thực vật về gene của các loài thực vật quý, hiếm để bảo tồn nguồn gene vốn có của khu vực này và nghiên cứu yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong ô định vị của khu bảo tồn.
Sử dụng và phổ biến rộng rãi những thông tin đa dạng sinh học, hình ảnh loài, quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu để phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo tồn cho nhân dân, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước tham quan, học tập mô hình xây dựng ô định vị để theo dõi, giám sát và quản lý đa dạng thực vật thân gỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (2003), danh lục các loài thực vật Việt Nam, phần II, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
2. Bộ khoa học công nghệ và môi trường ( 2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II thực vật rừng, trang 213-234.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) (2005), Đa dạng sinh học, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005, 94 trang.
4. Vương Đức Hòa (2009), Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ của kiểu rừng kín thường xanh trên núi thấp tại vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 100 trang.
5. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, II, III, Nxb Trẻ, 1200 trang, 6. Trương Quang Học (Chủ biên), Võ Quý, Đặng Huy Huỳnh, Phan Nguyên Hồng, Phạm Bình Quyền, Mai Đình Yên, Vũ Minh Hoa (2005), Đa dạng sinh học và bảo tồn, Bộ Tài nguyên môi trường, 280 trang,
7. Trần Hợp - Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Cây gỗ kinh tế, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 873 trang,
8. Lê Quốc Huy (2005), Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật, Tập 5 Lâm nghiệp, Khoa học công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 9 trang,
9. Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai (2007), Báo cáo kinh tế xã hội Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, 24 trang,
10. Cao Thị Lý, Trần Mạnh Đạt (Chủ biên), Nguyễn Thị Mừng, Đinh Thị Hương Duyên, Đỗ Quang Huy, Phạm Quang Vinh, La Quang Độ (2002), Bải giảng Đa dạng sinh học, Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, Hà Nội, 114 trang.
11. Viên Ngọc Nam (2005), Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen Lâm nghiệp, Bài giảng cao học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 88 trang.
12. Viên Ngọc Nam, Huỳnh Đức Hoàn, Cao Huy Bình, Phạm Văn Quy, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Phan Văn Trung, Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Nghiên cứu đa dạng thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Sở Khoa học và công nghệ - Trường Đại học Lông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 89 trang.
13. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
14. Viện Điều tra quy hoạch rừng (2007), Biện pháp kỹ thuật điều tra ô định vị nghiên cứu sinh thái, 18 trang.
15. Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Bá Chất, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Thanh Bình, Trần Ngọc Cường và Trần Trọng Tuấn Anh (2006), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xây dựng mô hình bảo tồn ngoại vi các loài cây gỗ quý hiếm ở Việt Nam, trang 5 – 7.
16. Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 435 trang.
17. Theo dõi giám sát đa dạng sinh học bằng phần mềm BioMon <http://nationalzoo,si,edu/SCBI/MAB/biomon/default,cfm>
18. Nguyễn Văn Thêm, 1996, Sinh thái rừng, Trường Đại học Nông lâm, thành phố Hồ Chí Minh, 151 trang.
19. Nguyễn Văn Thêm (2004), Hướng dẫn sử dụng Statgraphics Plus Version 3,0 và 5,1 để xử lý và phân tích thông tin trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, 159 trang.
20. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, thành phố Hồ Chí Minh, 297 trang.
21. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam liên quan trên quan điểm hệ sinh thái. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, trang 129; trang 196 – 212.
Tiếng nước ngoài
22. Clarke K,R, and Gorley R, N (2006), PRIMER v6, User Manual/Tutorial PRIMER – E: Plymouth, pp 190.
23. Dallmeier, F. (1997), Journal of tropical forest science. A data management 52 system for monitoring forest dynamics. Pp 419 – 427.
24. Francisco Dallmeier (1992), Long-term monitoring of biological diversity in tropical forest areas: Methods for establishment and inventory of permanent plots, 77 pp.
25. Guarino C,, Napolitano F, (2006), Community habitats and biodiversity in the Taburno-Camposauro Regional Park, Woodland, rare species, endangered species and their conservation, Italian Society of Silviculture and Forest Ecology, pp 1-16.
26. Heywood V,H (1995), Biodiversity Global Assessment, Cambridge University Press, pp 21- 107, 275-327, 545 -606.
27. James Comiskey và Christopher Ros (1999), BioMon for Windows Suite Version 2, 24pp.
28. Macintosh D, J, and Ashton E, C (2002), A Review of Mangrove Biodiversity Conservation and Management, Centre for Tropical Ecosystems Research, University of Aarthus, Denmark, 71 pp.
29. Robert K,C,, and Jonathan A,C (1994), The Royan Society, Estimating terrestrial biodiversity through extrapolation, Department of ecology and evolutionary biology, university of connecticut, Storrs, Connecticut 06269 – 3042, USA, pp, 101 – 116.
30. Richard B, Primack (1995), Principles of conservation Biology, Sinauer Associates Inc Press, pp 95.
31. Terry C,H, Sunderland, Comiskey J,A,, Besong S,, Mboh H,, Fonwebon J,, and Dione M,A,, 2001, Vegetation Assessment of Takamanda Forest Reserve, Cameroon, pp 1-36.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ... i
LỜI CẢM ƠN ...ii
MỤC LỤC ... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ... viii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3
2.1 Những nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ ... 3
2.1.1 Những nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ trên thế giới ... 3
2.1.2 Những nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ ở Việt Nam ... 5
2.1.3 Những nghiên cứu ở Khu Thực nghiệm của Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp ... 7
2.2 Những nghiên cứu về ô định vị theo dõi đa dạng sinh học ... 8
2.2.1 Những nghiên cứu về ô định vị trên thế giới ... 8
2.2.2 Những nghiên cứu về ô định vị ở Việt Nam ... 10
2.2.3 Nghiên cứu ô định vị ở Khu Thực nghiệm của trường Cơ sở 2 – ĐH Lâm Nghiệp ... 11
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ... 14
3.1.1 Mục tiêu tổng quát ... 14
3.1.2 Mục tiêu cụ thể ... 14
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 14
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ... 14
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu ... 14
3.3 Nội dung nghiên cứu ... 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu ... 14
3.4.2 Ngoại nghiệp ... 15
3.4.3 Nội nghiệp ... 17
3.5 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ... 21
3.5.1 Vị trí địa lý ... 22
3.5.2 Điều kiện tự nhiên ... 22
3.5.2.1 Địa hình địa mạo... 22
3.5.2.2 Nhóm nhân tố địa chất thổ nhưỡng ... 22
3.5.2.3 Nhóm nhân tố khí hậu thủy văn ... 23
3.5.2.4 Thảm thực vật Tiểu khu 121 ... 23
3.5.3 Điều kiện xã hội ... 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 26
4.1.Bản đồ vị trí và toạ độ ô định vị nghiên cứu ... 26
4. 2 Thành phần loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu ... 27
4.3. Phân tích đa dạng thực vật trong khu vực nghiên cứu ... 27
4.3.1. Các họ thực vật ... 27
4.3.2. Phân bố loài ... 30
4.3.3. Phân tích đa dạng thực vật trong khu vực nghiên cứu ... 33
4.3.3.1 Các chỉ số đa dạng sinh học ... 33
a. Chỉ số giá trị quan trọng IV ... 33
b. Chỉ số phong phú loài - Margalef (d) ... 37
c. Chỉ số đa dạng loài Shannon - Weiner (H’lg) ... 38
d. Chỉ số đồng đều Pielou (J’) ... 38
e. Chỉ số ưu thế Simpson (D): ... 39
4.3.4. Phân tích mối quan hệ giữa các loài trong khu vực nghiên cứu ... 44
4.3.5. Mối quan hệ giữa các quần xã ... 46
4. 4 Cấu trúc rừng của các ô đo đếm trong ô định vị ... 48
4.4.1 Tổ thành loài cây của ô định vị ... 48
4.4.2 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính 1,3 m (Hvn/D1,3) tại khu vực nghiên cứu.... 49
4.4.3 Tương quan giữa diện tích tán và đường kính ngang ngực (St/D1,3) ... 51
4.4.4 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1,3) ... 52
4.4.5 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn) ... 53
4.4.6 Quy luật phân bố số cây theo diện tích tán (N/St) ... 55
4.4.7 Độ tàn che của rừng ... 56
4.5 Quản lý đa dạng sinh học... 58
4.5.1 Danh lục các loài, các quần xã quý, hiếm cần bảo tồn ... 58
4.5.1.1 Danh lục các loài quý, hiếm cần bảo tồn ... 58
4.5.1.2 Danh lục các quần xã cần bảo tồn ... 58
4.5.2 Sử dụng phần mềm Biomon trong quản lý đa dạng sinh học ... 59
4.5.3 Đề xuất biện pháp quản lý ... 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ... 65
5.1 Kết luận ... 65
5.2 Kiến nghị ... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành nhờ sự giúp đỡ quý báu của gia đình, thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin ghi nhớ những lời động viên và giúp đỡ của gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, từ khi ôn thi cao học cho đến ngày hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô của Ban Nông Lâm, Phòng Đào tạo Sau đại học, trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã truyền đạt và hỗ trợ kiến thức cho tôi để tôi hoàn thành tốt chương trình học cao học.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Viên Ngọc Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của của các cá nhân, đơn vị ở Khu Bảo Tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai trong việc