Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1,3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 54 - 55)

4.1 .Bản đồ vị trí và toạ độ ô định vị nghiên cứu

e. Chỉ số ưu thế Simpson (D):

4.4 Cấu trúc rừng của cá cô đo đếm trong ô định vị

4.4.4 Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1,3)

Phân bố số cây theo cấp đường kính 1,3 m (N/D1,3) là một chỉ tiêu cấu trúc quan trọng và là cơ sở chính của quy luật kết cấu lâm phần. Vì vậy, khi nghiên cứu quy luật phân bố N/D1,3 sẽ góp phần đánh giá, so sánh hiện trạng phát triển của rừng. Kết quả này phần nào đánh giá được trạng thái tồn tại của các quần xã phát triển trong khu vực khảo sát. Qua phân bố N/D1,3 giúp cho các nhà quản lý biết được tình hình phát triển của rừng, từ đó có biện pháp cụ thể để điều tiết số cây theo từng cấp đường kính cho phù hợp, tạo điều kiện cho cây phát triển phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên nhằm hạn chế những cấp đường kính quá cao hay quá thấp.

Để thực hiện nội dung này từ số liệu đo đếm được ở các ô điều tra được tập hợp, sau đó tiến hành chia tổ ghép nhóm, tính tần suất và tính các đặc trưng mẫu, miêu tả chúng bằng đồ thị thực nghiệm, lựa chọn hàm tốn học phù hợp, mơ phỏng tốt nhất cho mối quan hệ trên.

Hình 4.13: Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực

Qua kết quả ở phụ lục 6 và hình 4.13 cho thấy, phân bố số cây theo cấp đường kính tại ơ 1 có dạng phân bố lệch trái theo chiều tăng của cấp đường kính với hệ số biến động Cv = 66,38%, cỡ đường kính ngang ngực trung bình là 15,81 cm, đường kính ngang ngực cao nhất là 83 cm và thấp nhất là 6. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 10 - 20 cm với 668 cây chiếm 51 % tổng số cây tại ơ 1, tiếp theo là cấp đường kính 0 - 10 cm với 386 cây chiếm tỷ lệ 29,9 %. Tổng số cây có xu hướng giảm mạnh từ cấp đường kính 20 – 90 cm, trong đó cấp đường kính từ 20 – 30 cm có 138 cây chiếm 10 %, cấp đường kính 30 – 40 cm có 49 cây chiếm tỷ lệ 3 %, cấp đường kính 40 – 50 cm có 20 cây chiếm tỷ lệ 1,5% và thấp nhất là cấp kính 80 – 90 cm có 3 cây chiếm tỷ lệ 0,15 %. Từ kết quả trên có thể thấy rằng đây là khu rừng đang trong giai đoạn phục hồi sau khai thác, diễn thế thứ sinh đang diễn ra mạnh mẽ, các lồi cây đang có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, dinh dưỡng và không gian sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật thân gỗ tại rừng thực nghiệm cơ sở 2 đại học lâm nghiệp​ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)