CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.3 Những hạn chế
Về công tác tiếp thị, marketing Chi nhánh chưa thực hiện triển khai quảng cáo, tiếp thị rộng rãi nên việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng cịn những hạn chế, sức lan tỏa chưa lớn.
Cơng tác chăm sóc, hỗ trợ khách hàng chưa được đầy đủ, kịp thời những nhu cầu cần thiết của khách hàng. Bộ phận hướng dẫn khách hàng chỉ có 2 người nhưng lại kiêm nhiệm làm nhiều việc khác trong chi nhánh, dẫn đến việc chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức.
Về công tác thẩm định khách hàng chỉ dựa trên kinh nghiệm, cảm quan, phân tích truyền thống vốn nhiều khả năng cho kết quả khơng chính xác. Chưa sử dụng những kỹ thuật phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro chính xác thơng qua các phương pháp hiện đại. Đây không phải là điểm yếu của riêng TPBank – CN Bến Thành mà hiện nay chỉ có những Ngân hàng lớn hoặc tại các Hội sở mới áp dụng phần mềm tính tốn, đo lường, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro cho vay nhưng cũng chỉ là những ứng dụng đơn giản nhất trong số các phương pháp.
Về việc quản lý khách hàng hiện tại Chi nhánh chỉ quản lý trên hồ sơ giấy và các phần mềm lưu trữ đơn giản. Còn việc kiểm tra sau vay như: mục đích sử dụng vốn, tình hình cơng việc của KH, địa chỉ sinh sống... cịn nhiều hạn chế. Một cán bộ tín dụng quản lý gần 500 khách hàng, các điều kiện vay vốn mới chỉ được quan tâm trước khi ký hợp đồng, sau khi giải ngân một món vay xong lại tiếp tục món vay mới nên việc kiểm tra lại mục đích sử dụng vốn sau cho vay là khó thực hiện và chưa được triệt để.
Tình trạng cho vay khơng tài sản bảo đảm áp dụng tại TPBank – CN Bến Thành, nhiều món vay đến hàng trăm triệu đồng. Ngân hàng chỉ phê duyệt khoản vay dựa trên uy
tín và thu nhập của khách hàng mà khơng phải ký kết hợp đồng thế chấp hay đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản, vì vậy khi có rủi ro cho vay xảy ra sẽ khó khăn cho ngân hàng trong trong công tác thu hồi nợ.
Ngân hàng khơng có hệ thống đánh giá đo lường hay dự báo trước rủi ro cho vay hoặc các tác động khi đã xảy ra rủi ro nên một thực tế là ngân hàng khơng có số liệu nào phản ánh mức độ rủi ro cho vay mà ngân hàng gặp phải. Dẫn đến tình trạng nợ xấu cịn tồn tại và con số dự phịng phải trích lập hàng năm.
Việc dự đốn và tính tốn mức độ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro chỉ được biết đến khi nó đã xảy ra và gây hậu quả mới tìm biện pháp xử lý.
4.2 Thống kê mô tả