Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh bến thành thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Một số khuyến nghị

Mơ hình nghiên cứu với các biến độc lập là: độ tuổi, trình độ, thu nhập, tiêu dùng, lãi suất vay, thời hạn vay và kích cỡ khoản vay.

Trên cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu Binary Logistics áp dụng tại TPBank – CN Bến Thành, Luận văn chỉ ra được 7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại TPBank – CN Bến Thành như: “Trình độ” , “Thu nhập”, “Kích cỡ khoản

vay”, “Thời hạn vay”, “Tuổi”, “Lãi suất”, “Tiêu dùng”. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho từng yếu tố tác động.

5.2.1 Yếu tố “tiêu dùng” của khách hàng

Đây là yếu tố tác động cùng chiều lớn nhất. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ ngân hàng. Dù có thu nhập lớn nhưng nếu tiêu dùng lớn, lãng phí, …thì khả năng trả nợ của khách hàng cũng sẽ thấp. Do vậy, khi nghiên cứu yếu tố này, ngân hàng cần xem xét kỹ số nhân khẩu lệ thuộc trong gia đình, gia cảnh của Khách hàng (bố, mẹ già, ốm đau, bệnh tật, con đông, đi học, … và các nhu cầu chi tiêu khác).

Đối với góc độ ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng về số người có thu nhập để trả nợ cho khoản vay, số người phụ thuộc của khách hàng, gia đình khách hàng. Khơng tiếp nhận thơng tin một cách qua loa, thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Ngồi tìm hiểu những thơng tin trên, cán bộ tín dụng cũng phải xem xét mức sống của từng gia đình như: có nhà riêng hay đang ở nhà thuê, đang khỏe mạnh hay đang bị bênh hoặc có người thân bị bệnh… để từ đó đánh giá mức chi tiêu hàng tháng của khách hàng, sau đó mới cân đối tính tốn các yếu tố cho vay một cách hợp lý.

Nghiên cứu yếu tố này hết sức nhạy cảm nên cán bộ ngân hàng cần có những phương pháp nghiên cứu thích hợp với mỗi khách hàng để xác định các nhu cầu chi tiêu cơ bản;

5.2.2 Yếu tố “thu nhập” của khách hàng

Nghiên cứu yếu tố này, cần có giải pháp đề ra là làm sao để tăng thu nhập cho hộ gia đình – KHCN, khi nguồn thu nhập tăng và ổn định sẽ làm tăng khả năng đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay. Một thực trạng vẫn cịn tồn tại là các KHCN vay vốn đơi khi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước mắt, chưa có phương án, kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả. Vì vậy một biện pháp cần thiết được đặt ra là ngoài nỗ lực của bản thân hộ gia đình thì sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả để tạo ra thu nhập tăng thêm, đáp ứng khả năng hồn trả nợ vay, thì các NH cho vay cũng phải thường xuyên giám sát, theo dõi việc sử dụng vốn của các KHCN vay vốn.

Các KHCN vay vốn cũng cần phải thực hiện tốt các khuyến nghị có liên quan, vì chỉ khi có sự hiểu biết và giảm gánh nặng về chi phí người phụ thuộc thì họ mới có điều

kiện tốt nhất có thể để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho khách hàng. Thu nhập được tạo ra phải được sử dụng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu, cơ bản trong cuộc sống và một phần để hồn trả nợ vay. Mức thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN; do đó khi xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng, điều bắt buộc một nhân viên tín dụng khơng thể bỏ qua là xác minh nguồn thu nhập của khách hàng. Việc tăng cường khả năng thẩm định của nhân viên tín dụng là một điều quan trọng, giúp cho việc thẩm định khách hàng chính xác hơn, ít rủi ro khi xét duyệt hồ sơ, tránh trường hợp khách hàng giả mạo chứng từ để lừa đảo Ngân hàng.

Ngân hàng nên chú trọng phát triển các đối tượng là người có thu nhập cao, ổn định nhằm tăng khả năng trả nợ của KHCN. Bởi vì ngồi khả năng chi tiêu nhiều thì họ cũng có khả năng thanh tốn tốt hơn những người có thu nhập thấp. Và thường những người có thu nhập cao thì họ rất xem trọng uy tín của mình nên lịch sử tín dụng tốt đối với họ là rất quan trọng.

5.2.3 Yếu tố “trình độ học vấn”

Yếu tố trình độ học vấn của khách hàng cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng đến đến khả năng trả nợ của KHCN. Những người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn bởi họ là những người có nhận thức, trách nhiệm tốt. Từ đó, ngân hàng cũng có thể đưa ra mức trọng số cao hơn đối với những khách hàng có trình độ sau đại học và thứ đến là đại học/cao đẳng...

5.2.4 Yếu tố “ Quy mơ – Kích cỡ khoản vay”

Yếu tố “ Quy mơ – Kích cỡ khoản vay, đây là yếu tố liên quan đến ngân hàng cho vay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô khoản vay càng lớn càng gây khó khăn cho vấn đề hồn trả của người đi vay. Do đó, việc xác định quy mơ khoản vay phù hợp với từng đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ. Cho vay món nhỏ tương ứng với thu nhập của người vay cũng là một khuyến nghị phù hợp. Cho vay món nhỏ cũng đảm bảo khả năng hấp thu vốn của KHCN nhỏ dẫn đến có khả năng hồn trả vốn và bảo vệ cả các định chế tài chính trong trường hợp khơng thu hồi được nợ. Một ràng buộc nếu thực hiện

hồn trả nợ tốt của vịng vay trước sẽ được vay số tiền lớn hơn ở vòng vay sau cũng nên được sử dụng để khuyến khích động lực trả nợ của khách hàng.

Do vậy, ngân hàng cần chú trọng cho vay với quy mơ lớn hơn có thể giúp cho khách hàng sử dụng hiệu quả hơn nhưng sự tác động tới khả nãng trả nợ là không đáng kể.

5.2.5 Yếu tố “Thời hạn vay”

Thời hạn vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN. Ngân hàng cần xem xét cho vay với thời hạn vay phù hợp cho từng khoản vay vì các khoản nợ càng ngắn hạn sẽ khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm do áp lực về thời gian trả nợ sẽ khiến cho khách hàng khơng đủ khả năng xoay sở tìm kiếm nguồn trả nợ.

5.2.6 Đối với yếu tố tác động ngược chiều “Lãi suất”

Đối với yếu tố lãi suất, một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Phát triển dịch vụ bán lẻ được Ngân hàng đặc biệt chú trọng và xem xét, để tìm kiếm và thu hút được khách hàng mới, các Ngân hàng đều đưa ra những chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng. Tuy nhiên, việc ưu đãi chỉ cho phép trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó thả nổi theo lãi suất thị trường. Điều này, dẫn đến tăng khoản nợ trả định kỳ của khách hàng nếu lãi suất thị trường tăng cao. Và trong thực tế việc tăng lãi suất khách hàng không biết rõ nên khi thanh toán dễ dẫn đến rủi ro trả nợ không đúng hạn. Hiện nay, hệ thống SMS Banking – nhắc nợ khách hàng vay đều được ngân hàng đăng ký cho khách hàng khi vay vốn. Để thuận tiện cho khách hàng trong việc trả nợ và hạn chế công việc cho cán bộ quản lý khoản vay, khi có sự thay đổi lãi suất, các ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ SMS Banking để thông báo cho khách hàng, giúp cho khách hàng có sự chuẩn bị về mặt tài chính.

Trên đây là các kiến nghị dựa trên các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của KHCN tại TPBank – CN Bến Thành.

5.2.7 Giải pháp bổ trợ

Ngoài ra, để tăng cường khả năng trả nợ của KHCN cịn phải chấn chỉnh và hồn thiện hơn các khía cạnh khác như:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD: Ngân hàng cần hồn thiện cơng tác đào tạo và quản lý đội ngũ CBNV trong công tác quản trị rủi ro, chú trọng hơn công tác đào tạo. Nên thường xuyên cho cán bộ tham gia chương trình tập huấn đào tạo do trung tâm đào tạo tổ chức, tăng cường và nâng cao chất lượng các khóa đào tạo cho cán bộ ngân hàng. Nhằm tăng cường trình độ chun mơn, kinh nghiệm, khả năng dự đoán các loại rủi ro xảy ra để từ đó có cách xử lí phù hợp.

Thứ hai, về yếu tố quản lý từ nhà nước. Ngân hàng nhà nước cần đôn đốc và giám sát việc thực hiện các Luật, Nghị định và Thông tư số 13/2010/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN để ngành Ngân hàng Việt Nam có đủ khả năng thực hiện theo các tiêu chuẩn của Basel II vào những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh bến thành thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)