Khái niệm ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Khái niệm ý nghĩa

Theo “Từ điển tiếng Việt”, ý nghĩa được hiểu theo hai cách: 1. “Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một kí hiệu nào đó” ; ví dụ: bài thơ có ý nghĩa châm biếm/ lời nói hàm nhiều ý nghĩa. 2. Giá trị, tác dụng ; ví dụ: chiến thắng có ý nghĩa quyết định/ việc đó chẳng có ý

nghĩa gì. [43, 1486].

Ý nghĩa lâu nay có thể được hiểu theo hai cách: đồng nhất với nghĩa hoặc

bao gồm cả ýnghĩa

Nghĩa theo “Từ điển tiếng Việt” có hai cách hiểu: 1. Nội dung diễn đạt của

một kí hiệu, đặc biệt là kí hiệu ngôn ngữ, 2. Cái nội dung làm thành giá trị [43, 872]. Ở ngôn ngữ, nói đến ý là nói đến cái được biểu đạt mà người ta phải tìm, phải đoán, nó mang tính lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng và có thể biểu đạt bằng vỏ vật chất thuộc bất kì loại hình nào. Còn nghĩa là nói đến cái được biểu đạt mà người ta có thể học thuộc, ghi nhớ vì nó có tính ổn định, gắn chặt với hình thức của tín hiệu, của biểu thức ngôn ngữ.

Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả cho rằng: “Ý nghĩa của từ là sự phản ánh thuộc tính của đối tượng hiện thực hay đối tượng trừu tượng do tư duy đề ra vào vỏ âm thanh của từ thông qua chủ thể tư duy là con người xã hội. Sự phản ánh làm thành ý nghĩa của từ trong phần lớn trường hợp, diễn ra bằng một trong hai cách sau đây: gọi tên (hay là định danh) và biểu thị kèm (kèm theo từ khác)” [17, 268]. Theo đó, thực từ gọi tên đối tượng, hiện tượng thực hay đối tượng trừu tượng, hư từ là từ biểu thị quan hệ theo lối đi kèm theo các từ khác, thán từ cũng là từ hư...

Ví dụ, từ “cây” trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm [cây] và có nội dung, có ý nghĩa của nó: từ ngữ âm [cây], việc gọi tên những cái cây cụ thể bằng từ đó và sự phản ánh những cái cây ấy trong ý thức gọi là ý niệm về cây.

Theo PGS.TS Hà Quang Năng, “Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó”

[41, 52]. Cách hiểu này về cơ bản phù hợp với cách hiểu của Nguyễn Thiện Giáp. Trong luận văn này, về cơ bản, chúng tôi tán thành cách hiểu trên đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)