Sự chi phối của ý nghĩa từ vựng của động từ thực từ đối với ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 90 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Sự chi phối của ý nghĩa từ vựng của động từ thực từ đối với ý nghĩa

biểu hiện của bổ ngữ

3.2.2.1. Nghĩa từ vựng của động từ thực từ - quy định ý nghĩa cụ thể của bổ ngữ

Các động từ thực từ với ý nghĩa từ vựng của mình luôn quy định ý nghĩa biểu hiện cụ thể của bổ ngữ. Sự quy định này có thể quan sát qua một số trường hợp sau:

1. Ý nghĩa từ vựng chung của nhóm động từ quy định ý nghĩa biểu hiện chung của bổ ngữ. Cụ thể:

a. Nhóm động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể (lắc, gật, nhắm, há,

nghển, kiễng...) hầu như luôn đòi hỏi bổ ngữ là danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

hay động vật (đầu, mắt, miệng, cổ, chân...) chỉ vật chịu sự tác động điều khiển. Ví dụ:

Thứ khẽ lắc đầu. (Nam Cao)

Y lắc đầu rất mạnh. (Nguyễn minh Châu - Chiếc thuyền ngoài xa) Đẩu gật đầu. (Nguyễn minh Châu - Chiếc thuyền ngoài xa)

Người ta đi rồi, hắn vẫn há miệng cười.

b. Nhóm động từ cầu khiến (mời, khuyên, rủ, cấm, ra lệnh, thuyết phục...) hầu như luôn đòi hỏi bổ ngữ chỉ đối thể cầu khiến (bổ ngữ thứ nhất) là danh từ chỉ người chịu tác động của hoạt động cầu khiến.

Ví dụ:

Ông cấm mày nói. (Nguyễn Công Hoan)

Tôi khuyên Trũi ở lại hang tôi mà chữa bệnh. (Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí) Người chỉ huy ra lệnh cho các chiến sĩ tấn công.

Ông chủ tịch ấy hai ba lượt yêu cầu nhà tôi dạy bình dân học vụ. (Nam Cao) c. Các nhóm động từ ban phát (trao, tặng, biếu...), thu nhận (vay, mượn, xin...) hầu như luôn quy định bổ ngữ chỉ kẻ nhận (tiếp thể) hay kẻ tổn thất (bị hại thể) là danh từ chỉ người tiếp nhận hoặc mất quyền sở hữu vật gì đó.

Ví dụ:

1. Tôi tặng Nam chiếc mũ. 1’. Tôi mượn Nam chiếc mũ.

Nam ở cả hai cấu trúc trên đều có ý nghĩa cú pháp đối thể. Tuy nhiên, ở cấu trúc (1), Nam chỉ đối thể tiếp nhận hay kẻ hưởng lợi; ở cấu trúc (1’) Nam

chỉ kẻ tổn thất hay tạm thời mất quyền sở hữu. Sở dĩ có sự khác biệt này là do ý nghĩa của hai động từ: tặng, mượn quy định.

d. Các động từ tác động làm thay đổi đối thể (phá, đập, vỡ, chặt)... đòi hỏi bổ ngữ là những vật bị tác động làm cho tiêu biến.

Mỗi buổi đi rừng chặt củi, A Phủ chặt một cây gỗ, đem về, cái thì đẽo làm ván, cái làm cột, cái làm mái. (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ)

Đứa bé đập vỡ lọ hoa. Bộ đội phá bom.

2. Ý nghĩa từ vựng riêng của từng động từ quy định ý nghĩa cụ thể của bổ ngữ. Chẳng hạn, động từ ăn với ý nghĩa cụ thể là “tự cho vào cơ thể thức nuôi sống” [43] quy định bổ ngữ nói chung phải là danh từ chỉ các thứ có thể nuôi sống người, động vật. Điều này giải thích vì sao khi nói: Hà ăn cơm./ Nó ăn

bánh./ Gà ăn thóc./ Trâu bò ăn cỏ., ta sẽ có những câu phù hợp về ngữ nghĩa;

còn khi nói: Chó ăn đá, gà ăn sỏi., ta sẽ có câu phi lôgic ngữ nghĩa được tạo ra với mục đích tu từ nhất định.

Tương tự như vậy, động từ uống với ý nghĩa cụ thể là “đưa chất lỏng vào miệng rồi nuốt” [43] quy định bổ ngữ phải là danh từ chỉ chất lỏng (hoặc thứ gì đó như thuốc, có thể uống với chất lỏng). Theo sự quy định này, khi nói: uống

nước, uống sữa, uống canh, ta sẽ có những cấu trúc tự nhiên bình thường; còn

khi nói uống ánh trăng (trong câu: Ta say mồi ngồi uống ánh trăng tan - Thế Lữ - Nhớ rừng), ta sẽ có cách nói mang màu sắc tu từ.

Như vậy, đối thể thực tế của hoạt động xuất hiện là do sự đòi hỏi của động từ thực từ chi phối. Mỗi nhóm động từ quy định một kiểu bổ ngữ và mỗi một động từ cụ thể lại chi phối bổ ngữ với ý nghĩa cụ thể nhất định.

3.2.2.2. Động từ ngữ pháp quy định ý nghĩa ý nghĩa biểu hiện zero của bổ ngữ

Có thể hiểu động từ ngữ pháp là những động từ chỉ hoạt động khái quát, trừu tượng: bị, được, phải, trở thành, thành, trở nên, là, làm, có thể... Nhóm động từ này chi phối kết tố đối thể cú pháp.

Các động từ ngữ pháp thường trống nghĩa hoặc có rất ít ý nghĩa từ vựng, bởi thế, bổ ngữ đặc trưng của chúng chỉ có ý nghĩa đối thể xét về mặt cú pháp (bổ ngữ chỉ đối thể hoạt động trừu tượng) mà không có ý nghĩa đối thể hoạt động cụ thể.

Các bổ ngữ có ý nghĩa biểu hiện zero đặc trưng cho động từ ngữ pháp. Cụ thể: - Động từ chỉ quan hệ đồng nhất:

Ví dụ:

là đứa xấu tính.

Anh ấy là trưởng phòng.

Đấy nhà Sơn. (Nguyễn Minh Châu - Những vùng trời khác nhau)

Tôi một họa sĩ có tên tuổi. (Nguyễn Minh Châu - Bức tranh)

Tên cô Quê. (Nguyễn Khải - Truyện của mỗi người)

Đó làNguyễn Hữu Chỉnh. (Nguyễn Khải - Hậu duệ dòng họ Ngô Thì) Chân thác con suối rất đẹp. (Nguyễn Khải - Lãng tử)

Chính trị là một điều rất mới lạ, rất hấp dẫn, rất tự hào. (Nguyễn Khải - Một giọt nắng)

- Động từ chỉ quan hệ chức nghiệp: làm

Ví dụ:

Tôi làm giáo viên.

Mai phải làm cán bộ. ( Nguyễn Trung Thành - Rừng xà nu) - Động từ chỉ quan hệ chuyển hóa: trở nên, trở thành, thành...

Tôi trở thànhmột người giàu có trong khu tập thể. (Nguyễn Khải - Chị Mai)

Tnú đã trở thành một chiến sĩ giải phóng quân. (Nguyễn Trung Thành - Rừng xà nu)

Bố tôi thànhmột người thừa trong gia đình. - Động từ chỉ quan hệ bị động: bị, được

Đay bị người ta đốt. (Nguyễn Công Hoan)

Chị Tư Hậu được tỉnh và huyện khen. (Bùi Đức Ái) Đôi bàn tay Tnú bị chúng đốt.

- Động từ chỉ khả năng, ý chí: cần, định, muốn, có thể...

(Bờ sông rập rạp), địch có thể phục bất cứ chỗ nào. (Nguyễn Thi - Người mẹ cầm súng)

Tôi có thể giúp anh.

Chí muốnlàm hòa với mọi người.

Ông muốn được chết quá. (Nguyễn Khải - Đổi đời)

Mị muốn đi chơi. (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ)

- Động từ chỉ kết quả của hoạt động gây khiến: làm, khiến

Hình như có những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sợ hãi không dám nhận

lời. (Thạch Lam - Một đời người)

Mùi thơm đó làm chàng say sưa như men rượu. (Thạch Lam - Những ngày mới)

Cuộc đời ép le khiến tôi chán lắm. (Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí)

Họ nuốt nước miếng khiến Thăng cũng nghe thấy. (Nguyễn Minh Châu - Cơn giông)

Nước sặc vào miệng khiến tôi ngạt thở. (Nguyễn Huy Thiệp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)