Nghĩa từ vựng của động từ quy định ý nghĩa biểu hiện của chủ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 60 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. nghĩa từ vựng của động từ quy định ý nghĩa biểu hiện của chủ ngữ

2.2.2.1. Động từ thực từ quy định ý nghĩa biểu hiện của chủ ngữ (chỉ chủ thể thực tế của hoạt động)

Động từ thực từ là những động từ có đặc điểm sau:

- Có ý nghĩa từ vựng cụ thể, chân thực, tức là chỉ hoạt động cụ thể. - Có thể đọc lập trả lời cho các câu hỏi: làm sao?làm gì?

- Có thể độc lập làm vị ngữ.

Động từ thực từ có số lượng rất lớn, tạo nên khu vực trung tâm của từ loại động từ. Đó là những nhóm kiểu như: ăn, đọc, đánh, viết, cắn, xé, trao, tặng,

biếu, tan, cháy... Có thể coi đây là nhóm động từ điển hình.

Động từ thực từ quy định ý nghĩa biểu hiện của chủ ngữ. Ví dụ: động từ

“cháy” chỉ hoạt động thiêu hủy, nó đòi hỏi phải có diễn tố chỉ vật bị thiêu hủy

(trong “Cháy nhà.”, “nhà” là kẻ thụ động bị thiêu hủy). Trong cấu trúc: “Nó

ốm.”, “nó” là chủ thể thụ động chịu tác động của trạng thái sinh lí; còn “Nó

ngã.”, “nó” là kẻ chịu đựng do tác động vật lí. Sự khác biệt này là do sự xuất

hiện của động từ “ốm”, “ngã” quy định.

Sự quy định ý nghĩa từ vựng của động từ - vị ngữ đối với ý nghĩa cụ thể (nghĩa biểu hiện) của chủ ngữ thể hiện ở chỗ mỗi nhóm động từ, thậm chí mỗi động từ cụ thể đều đòi hỏi chủ thể hoạt động phù hợp với nó. Cụ thể:

1) Có những động từ luôn đòi hỏi chủ ngữ chỉ người hoặc động vật (hoặc sinh vật).

Chẳng hạn, các động từ như: ăn, uống, đi, chạy, ốm, đau, chết... hầu như không cho phép chủ ngữ xuất hiện bên cạnh chỉ những vật vô sinh.

Mị định ăn nắm lá ngón trên tay.

Trong một số trường hợp khác: Tàu ăn than./ Xe uống xăng. thì động từ lại được dùng theo nghĩa chuyển.

Nhóm động từ chỉ hoạt động tác động làm thay đổi đối thể về mặt nào đó:

bắn, cắt, giết, xé, chặt, phá, đập… đòi hỏi chủ thể là kẻ làm tiêu biến, phá hủy

(chỉ con người, động vật) gây ra những thay đổi ở đối thể.

Nó đập bể cái bảng nứa. (Nguyễn Trung Thành - Rừng xà nu)

Tôi cắt cho anh kĩ lắm, anh cứ yên tâm đi. (Nguyễn Khải - Bức tranh)

Bộ đội đánh chết bà Bột rồi. (Nguyễn Khải - Nằm vạ)

2) Có những động từ luôn đòi hỏi chủ ngữ chỉ người.

Chẳng hạn, các động từ: nói, nghe, múa, hát, trình bày, phát biểu, chứng

minh, khẳng định, trao, tặng, biếu, gửi... luôn đòi hỏi chủ ngữ chỉ người và hầu

như không bao giờ cho phép chủ ngữ là động thực vật (đồ vật).

A Phủ nói: “Đi với tôi”. (Tô Hoài)

Nga đang chứng minh mình vô tội.

Nhóm động từ tình cảm: yêu, ghét, thích, mê, khoe… cũng luôn đòi hỏi chủ thể mang các trạng thái tâm lí này là con người. Những trạng thái tâm lí xuất hiện có thể là chủ động, cũng có thể là bị động.

Chủ thể mang trạng thái tâm lí chủ động:

Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng tình yêu hầu như là máu thịt. (Anh Đức - Hòn Đất)

Cô Khoe đã sinh đứa con trai nặng trên ba kí. (Nguyễn Khải - Đàn ông)

Nó sung sướng, tự hào về điều đó lắm. (Nguyễn Khải - Ông cháu)

Nó yêu anh lắm, anh hãy bạo dạn nên đi. (Nguyễn Khải - Mùa lạc)

Tôi mừng rỡ, cuống quýt. (Nguyễn Minh Châu - Sắm vai)

Tao thù mày. (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ)

Chị khoe vừa theo bạn bè đi lễ đền Mẫu ở thị xã Hưng Yên, là quê ngoại

tôi. (Nguyễn Khải - Đổi đời)

Chủ thể mang trạng thái tâm lí bị động:

Tôi lo công việc đổ bể.

3) Các động từ cụ thể, trong nhiều trường hợp, cũng chỉ hoạt động đòi hỏi những chủ thể riêng phù hợp với chúng.

Chẳng hạn, sủa hầu như luôn đi với chủ ngữ là danh từ chó; còn cục tác

luôn đòi hỏi chủ ngữ là danh từ . Động từ biếu không chỉ đòi hỏi chủ ngữ chỉ người mà còn định rõ rằng đó phải là người thuộc vai dưới (hoặc người có thái độ trân trọng) đối với người được biếu; trong khi đó, bố thí định trước chủ ngữ là kẻ thuộc vai trên và có thái độ coi thường đối với người được cho.

Động từ tha với ý nghĩa vốn có là “ngậm chặt bằng mỏ hoặc miệng và mang đi” đòi hỏi chủ ngữ thường chỉ động vật và hơn nữa, phải có sức vóc đủ lớn so với vật là đối thể hoạt động. Chính điều này giải thích vì sao khi nói:

Quạ tha gà con./ Diều hâu tha chim chích., ta có những câu phù hợp về lôgic

ngữ nghĩa; còn khi nói: Gà con tha quạ./ Chim chích cắn cổ diều hâu., ta sẽ có những câu phi lôgic, tức là có cách nói “ngược đời”.

2.2.2.2. Động từ ngữ pháp quy định ý nghĩa biểu hiện zero của chủ ngữ

Động từ ngữ pháp là những động từ chỉ hoạt động trừu tượng, khái quát (không mang ý nghĩa hoạt động cụ thể). Thuộc nhóm này là các động từ kiểu như: trở nên, trở thành, bị, được, phải, làm, khiến... Những động từ này rất nghèo nàn về nghĩa từ vựng (trống nghĩa từ vựng). Để trả lời cho câu hỏi: làm

sao? làm gì?, chúng thường phải kết hợp vào mình một thực từ nào đó. Nhóm

động từ này không điển hình, tạo thành khu vực biên của từ loại động từ.

Đi với vị ngữ là động từ chỉ hoạt động trừu tượng (trở thành, trở nên, bị,

được, là, phải, khiến...) là chủ ngữ chỉ chủ thể hoạt động trừu tượng, tức là chủ

thể hiểu theo nghĩa ngữ pháp (chủ thể thuần cú pháp). Nói cách khác, chủ thể của các hoạt động do động từ ngữ pháp biểu thị không hề ứng với người, vật thực hiện hoạt động cụ thể trong thực tế. Vì không chỉ chủ thể thực hiện hoạt động nào trong thực tế nên chủ ngữ bên các động từ ngữ pháp chỉ ra trên đây

không có ý nghĩa biểu hiện (là loại nghĩa phản ánh các sự vật, hiện tượng trong thực tế). Nói cách khác, chủ ngữ bên các động từ ngữ pháp (động từ trống nghĩa từ vựng) có ý nghĩa biểu hiện zero (thuật ngữ của Simon.C. Dik).

Các động từ ngữ pháp có ý nghĩa biểu hiện zero gồm các nhóm chính sau: - Động từ chỉ quan hệ đồng nhất, chức nghiệp:, làm.

Anh người đầu tiên được Đào thổ lộ tin vui ấy. (Nguyễn Khải - Mùa lạc) Bố người con gái một ông già trung thực và bất khuất. (Nguyễn Minh Châu - Nguồn suối)

Giám đốc cậu ruột của cháu. (Nguyễn Khải - Sống giữa đám đông) Người to tiếng nhất mụ Bột. (Nguyễn Khải - Nằm vạ)

Vợ làm cán bộ thương nghiệp trông coi một cửa hàng vải sợi, quần áo may sẵn ở phố hàng Bông. (Nguyễn Khải - Đổi đời)

Con cụ làm lý trưởng. (Nam Cao)

- Động từ chỉ quan hệ chuyển hóa: trở thành, trở nên.

Tôi trở thành người giàu có trong khu tập thể. (Nguyễn Khải - Chị Mai)

Anh trở thành một sinh viên xuất sắc nhất lớp ngay từ những năm thứ

nhất. (Nguyễn Minh Châu - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)

Vân đã trở thành một trung đội trưởng. (Khuất Quang Thụy - Những trái tim không tàn tật)

- Động từ chỉ quan hệ nhân quả: làm, khiến.

Bào đá làm nó bị hen suyễn trở lại. (Nguyễn Khải - Ông cháu) Một lá thư mới làm chị bàng hoàng. (Nguyễn Khải - Mùa lạc)

Con tàu rú hồi còi cuối cùng làm rung chuyển bầu không khí của một vùng chiến trường vừa im tiếng súng. (Nguyễn Minh Châu - Cơn giông)

Ra khỏi quán, gió thổi mạnh làm tung tà áo. (Thạch Lam - Người lính cũ) Gió thổi làm những đám mây bay đi. (Nguyễn Huy Thiệp - Đời thế mà vui) Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. (Nguyễn Minh Châu - Chiếc thuyền ngoài xa)

Con hư khiến cho mẹ buồn.

- Động từ chỉ quan hệ bị động: bị, được.

Mịch đã được tha thứ. (Vũ Trọng Phụng - Giông tố)

Anh bị bom lân tinh ở Tân Cảng, đầu năm 1973. (Nguyễn Khải - Một bàn tay và chín bàn tay)

Vợ ông bị ung thư phổi. (Nguyễn Khải - Ông cháu) Đời em bị đày ải nhiều rồi. (Nguyễn Khải - Mùa lạc) - Động từ chỉ quan hệ định vị:.

Bố mẹ A Phủ Háng - Bla. (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ) Nó đã phía sau. (Nguyễn Khải - Đời khổ)

Hồ Gươm trung tâm Hà Nội. Nhà tôi đầu xóm.

- Động từ chỉ quan hệ định lượng: Năm ấy, tôi mới lên tám tuổi. - Động từ chỉ quan hệ hàm chứa: Tổ tôi gồm bốn người

- Động từ chỉ quan hệ tình thái:

Còn một thằng toan chọi lựu đạn. (Nguyễn Đình Thi - Truyện và kí)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chi phối của động từ trong tiếng việt (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)