7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Sự chi phối của động từ với khả năng cải biến của bổ ngữ
3.1.3.1. Sự chi phối của động từ với khả năng cải biến vị trí của bổ ngữ
Nhìn chung, bổ ngữ có vị trí cơ bản là ở vị trí sau động từ vị ngữ. Ví dụ:
Tôi đọc sách./ Tôi ăn cơm. Vị trí này tương đối cố định, không thể thay đổi
một cách tùy tiện. Không thể chuyển “đọc sách”, “ăn cơm” thành “sách đọc”, “cơm ăn”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp những cấu trúc kiểu: Sách, tôi đọc
rồi./ Cơm, tôi ăn rồi. Lúc này, bổ ngữ “sách”, “cơm” đã được chuyển lên phía
trên. Như vậy, có thể cải biến vị trí của bổ ngữ trong những điều kiện nhất định.
Những nhóm động từ cho phép bổ ngữ cải biến vị trí: những động từ ngoại hướng là thực từ, bao gồm các nhóm sau:
1. Nhóm động từ tác động tích cực: ăn, đọc, đánh, uống, đốt, cắn, xé,
đun, nấu... khả năng cải biến vị trí của bổ ngữ rất mạnh.
Tôi viết thư.
-> Thư, tôi viết.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ)
-> Rượu, ngày tết Mị cũng uống.
Nhấn cõng ông Sênh. (Tô Hoài)
-> Ông Sênh, Nhấn cõng.
Kha xé cái phong bì. (Nguyễn Đình Thi)
-> Cái phong bì, Kha xé.
Tôi sẽ đưa tiền cho hắn.
-> Tiền, tôi sẽ đưa cho hắn.
Chính tôi đã giết Hân. (Nguyễn Minh Châu)
-> Hân, chính tôi đã giết.
2. Nhóm động từ tình cảm:yêu, thương, yêu thương, ghét, căm ghét... Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. (Anh Đức - Hòn Đất)
->Hòn Đất, chị Sứ đã yêu bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.
Ngày khiêng bàn thờ má đi gửi, Việt thương chị Chiến vô cùng.
-> Ngày khiêng bàn thờ má đi gửi, chị Chiến, Việt thương vô cùng.
3. Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: nói, hiểu, biết, nghĩ... ( cải biến vị trí của bổ ngữ hạn chế)
Tôi biết anh vẫn còn yêu tôi. -> Anh vẫn còn yêu tôi, tôi biết.
Tnú hiểu ýông cụ. (Nguyễn Trung Thành - Rừng xà nu)
4. Nhóm động từ với ý nghĩa bình xét:bầu,chọn, cử, lấy, xem, bình xét… Cấp trên xem xét cửngười đi học.
-> Cử người đi học, cấp trên đã xem xét. Chúng tôi bầu anh ấy làm lớp trưởng. -> Anh ấy, chúng tôi bầu làm lớp trưởng.
5. Nhóm động từ ban phát, thu nhận: trao, tặng, gửi, biếu...
Nó gửi cho anh ba lá thư. (Hồ Phương - Thư nhà)
-> Ba lá thư, nó đã gửi cho anh.
Anh gửicho em chiếc nón bài thơ.
-> Chiếc nón bài thơ, anh đã gửi cho em.
6. Nhóm động từ cầu khiến: mời, khuyên, bắt, yêu cầu, sai...
Tôi khuyên Trũi ở lại hang tôi mà chữa bệnh. (Tô Hoài)
-> Trũi, tôi đã khuyên ở lại hang tôi mà chữa bệnh. Bà chủ sai con đi gánh nước. (Nguyễn Công Hoan) -> Con, bà chủ sai đi gánh nước.
Nếu nhóm động từ ngoại hướng là thực từ cho phép khả năng cải biến của bổ ngữ thì nhóm động từ chỉ hoạt động trừu tượng (là, trở nên, trở thành,
thành, bị, được, phải,...) hầu như không cho phép bổ ngữ cải biến vị trí. Ví dụ:
Tnú đã trở thành một chiến sĩ giải phóng quân. (Nguyễn Trung Thành - Rừng xà nu)
-> Một chiến sĩ giải phóng quân, Tnú đã trở thành. (-)
Tôi trở thành người giàu có trong khu tập thể. (Nguyễn Khải - Chị Mai)
-> Người giàu có nhất trong khu tập thể, tôi đã trở thành. (-)
Phân tích khả năng cải biến của bổ ngữ, chúng tôi cho rằng: khi đứng sau động từ vị ngữ, bổ ngữ có quan hệ chặt chẽ với vị từ. Khi được chuyển lên phía trên động từ vị ngữ, mối quan hệ ý nghĩa giữa bổ ngữ với động từ hạt nhân vẫn được bảo lưu nhưng mối quan hệ hình thức đã yếu đi phần nào. Ví dụ, trong
Thư không hề có quan hệ với chủ ngữ mà chỉ có quan hệ với động từ vị ngữ, ngay cả khi lược bỏ chủ ngữ chúng vẫn có thể tồn tại bên động từ vị ngữ: giết
Hân, uống rượu. Vì thế, về bản chất Hân, thư vẫn là bổ ngữ của động từ vị ngữ.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Lộc, trong vài trường hợp, bổ ngữ đứng trước động từ vị ngữ trở thành yếu tố biệt lập về hình thức. Tính biệt lập này có thể dễ nhận thấy là giữa bổ ngữ và động từ vị ngữ có một quãng ngừng mà về hình thức, được thể hiện bằng dấu phẩy. Tính biệt lập về hình thức của bổ ngữ đảo cho phép trong một số trường hợp cụ thể, có thể thêm một bổ ngữ vào sau động từ vị ngữ.
Ví dụ: Từ bị tình nhân bỏ rơi với một đứa con mới đẻ. Gã tình nhân vô
liêm ấy, Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. (Nam Cao)
Trong trường hợp này, hai bổ ngữ cùng thể hiện kết trị của động từ “yêu”
nằm ở hai phía có thể chuyển về một phía, ví dụ: Từ bị tình nhân bỏ rơi với một đứa con mới đẻ. Từ đã yêu hắn - gã tình nhân vô liêm sỉ ấy, bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu.
Trong một số trường hợp, bổ ngữ đặt trước vị từ thường kèm theo một số hư từ xuất hiện trước động từ vị ngữ để tạo nên sự phù hợp hài hòa cả về nội dung và hình thức của câu và trong một số trường hợp để nhấn mạnh.
Ví dụ:
Tôi hiểu ý anh. (Nguyễn Minh Châu - Cơn giông) -> Ý anh tôi đã hiểu.
Ai vào nương? (Tô Hoài - Cứu đất cứu mường) -> Nương thì ai vào?
Toàn mua đồ cũ của bạn bè thải ra, về cắt may lại. (Nguyễn Khải - Đàn ông) -> Đồ cũ của bạn bè thải ra Toàn cũng mua, về cắt may lại.
Tóm lại, nhóm động từ ngoại hướng là thực từ cho phép cải biến vị trí của bổ ngữ. Khi chuyển vị trí của bổ ngữ ra phía trước động từ vị ngữ, thường phải thêm dấu phẩy vào sau bổ ngữ, một số trường hợp cần thêm các hư từ khi thực
hiện cải biến. Ngược lại, nếu chuyển bổ ngữ từ phía trước động từ vị ngữ ra phía sau thì cần loại bỏ các hư từ.
3.1.3.2. Sự chi phối của động từ với khả năng tham gia cải biến bị động của bổ ngữ
Những nhóm động từ cho phép khả năng tham gia cải biến bị động của bổ ngữ:
1. Nhóm động từ tác động tích cực: ăn, đọc, đánh, cõng, đốt, xé...
Nhấn cõng ông Sênh. (Tô Hoài)
-> Ông Sênh được Nhấn cõng.
Bộ đội đánh chết bà Bột rồi. (Nguyễn Khải - Nằm vạ)
-> Bà Bột bị bộ đội đánh chết rồi.
Chính tôi đã giết Hân. (Nguyễn Minh Châu)
-> Hân đã bị chính tôi giết.
Chúng đốt cháy hàng trăm tấn lúa gạo. (Nguyễn Khải - Thời gian của người)
-> Hàng trăm tấn lúa gạo bị chúng đốt.
Địch đốt Xóm Chùa. (Nguyễn Đình Thi - Xung kích)
-> Xóm Chùa bị địch đốt.
2. Nhóm động từ tình cảm: yêu ghét, quý, mến...
Nó nhạo thị
-> Thị bị nó nhạo.
Em sẽ chiều anh. (Nguyễn Minh Châu - Cơn giông)
-> Anh sẽ được em chiều.
Người ta ghét nó.
-> Nó bị người ta ghét.
3. Nhóm động từ ban phát, thu nhận: trao, tặng, biếu...
Tôi tặng anh ấy một bó hoa.
-> Anh ấy được tôi tặng một bó hoa.
Chồng tôi biếu bà tiền.
4. Nhóm động từ chỉ hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu: điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu...
Cảnh sát đang điều tra về vụ việc này. (Thế giới mới - Số 321)
-> Vụ việc này đang được cảnh sát điều tra.
5. Động từ biến hóa: biến: chi phối bổ ngữ là danh từ có khả năng cải biến bị động.
Anh ta biến vợ thành nô lệ.
-> Vợ bị anh ta biến thành nô lệ.
Chúng ta sẽ biến nơi này thành một tổ chức từ thiện. (Khuất Quang Thụy)
-> Nơi này sẽ được chúng ta biến thành một tổ chức từ thiện.
6. Động từ cầu khiến: mời: cải biến bị động chỉ có ở danh từ.
Hoàng mời tôi đến chơi nhà mấy người bạn cũ cùng phố tản cư về. (Nam
Cao - Đôi mắt)
-> Tôi đã được Hoàng mời đến chơi nhà mấy người bạn cũ cùng phố tản cư về.
7. Động từ kết nối:ghép Ông ghép táo với lê.
-> Táo được ông ghép với lê.
8. Động từ chỉ hoạt động làm chuyển dời đối thể: đặt, trút, tra...
Cô thư kí đặt tập giấy lên bàn. (Chu Văn - Bão biển)
-> Tập giấy được cô thư kí đặt lên bàn.
Pá Tra trút cả bạc vào trong tráp.
-> Bạc được Pá Tra trút cả vào trong tráp.
Khi tham gia cải biến bị động, bổ ngữ chỉ đối thể tác động được chuyển lên vị trí trước động từ vị ngữ, đồng thời ý nghĩa và chức năng cú pháp cũng thay đổi: từ chỗ chỉ đối thể cú pháp trong cấu trúc xuất phát nó trở thành yếu tố chỉ chủ thể cú pháp trong cấu trúc mới (đã cải biến).