- Phân tích tín dụng
Thường sử dụng kỹ thuật “6C” để đánh giá sự tín nhiệm của người đi vay: Tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral),
điều kiện (Condittions), và kiểm soát ( Control).
+ Tư cách (Character): Đánh giá về tư cách đạo đức của người đi vay, tinh thần trách nhiệm và tính trung thực đối với khoản vay. Qua đó, xác định thiện chí trả nợ của khách hàng khi khoản vay đến hạn.
+ Năng lực (Capacity): Phải bảo đảm người đi vay có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi nhân sự.
+ Thu nhập (Cash): Thu nhập của người đi vay phải bảo đảm đủ khả năng hoàn trả nợ vay. Ngân hàng chủ yếu đánh giá thu nhập tạo ra từ việc sử dụng vốn vay, xem đây là cơ sở chủ yếu để hoàn trả nợ vay.
+ Bảo đảm (Collateral): Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợđã cho khách hàng vay. Khi đánh giá tài sản bảo đảm cho khoản vay cần chú ý một số yếu tố
nhạy cảm như: Tuổi thọ, công nghệ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản. + Điều kiện (Condittions): Đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, qua đó đánh giá những rủi ro tiềm ẩn nếu cho khách hàng vay vốn.
+ Kiểm soát (Control): Tập trung vào các vấn đề như các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay. Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng không?.
- Kiểm tra tín dụng
Các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến
điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác. Trong khi đó, với mỗi cá nhân có thể mất việc, tai nạn hoặc lâm bệnh hiểm nghèo. Vì vây, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra các khoản cho vay cho đến khi chúng đến hạn để phát hiện những rủi ro có thể
xảy ra đối với các khoản cho vay.
+ Nguyên lý chung áp dụng trong kiểm tra tín dụng của các ngân hàng: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định. Ví dụ, 30, 60, 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa. Đối với những khoản cho vay lớn thì phải kiểm tra thường xuyên hơn.
Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết. Đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra: Kế hoạch trả nợ của khách hàng, chất lượng và điều kiện của tài sản bảo đảm, tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng; đánh giá điều kiện tài chính của khách hàng, đánh giá khoản cho vay còn phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không.
Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề mà ngân hàng đang cấp tín dụng có những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển.